Mọi trao đổi xin liên hệ: bientaynguyen@gmail.com

Saturday, December 22, 2012

Ta về ta tắm ao ta

Cô dâu chú rể uống rượu cần trong ngày cưới của người Ê đê. nguồn ảnh từ intenet

    Em là em muốn lấy một anh chàng Ê đê cho nó có tương lai gần. Vì các nhẽ sau đây:
- Một là: Ê đê là người bản địa nên em có cơ hội gần nhà
- Hai là: cơ bắp anh cuồn cuồn, ôm chắc sướng ngất ngây.
- Ba là: mai này sinh con, nhà nước ưu tiên từ A đến Z. Vì có yếu tố đồng bào đi kèm.
  Thế nhưng em nghe phong phanh câu chuyện thế này, Có một ông bố người Ê đê than thở nói rằng "vì mình không đi học, ở nhàlàm rẫy nên ngày xưa bố mẹ mình chỉ "bán"

4 comments

Cãi nhem nhẻm

Má: Mày không lo học nấu nướng thì ai mà thèm lấy mày hả?
Con gái : Má cứ bán vài tấn cà phê, xin việc cho con xong rồi tha hồi trai nó đến. Giờ chúng nó sợ bỏ tiền ra xin việc cho em yêu nên không dám bén mảng để nhà mình đâu. Có việc một cái thì khà khà Ba Má chịu khó ra đuổi chó để khách vào nhé. Hehe

Má:
Mày…!!!! ……Sao cứ cãi nhem nhẻm thế? 
2 comments

DÂN CA VÍ, GIẶM XỨ NGHỆ TRONG ĐỜI SỐNG ĐƯƠNG ĐẠI


Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa, nguồn internet

DÂN CA VÍ, GIẶM XỨ NGHỆ TRONG ĐỜI SỐNG ĐƯƠNG ĐẠI
                                                                           ( Nhạc sĩ HỒ HỮU THỚI )
     Dân ca xứ Nghệ nói chung, Ví, Giặm nói riêng đều xuất phát từ lao động sản xuất; mới đầu còn thô sơ, mộc mạc, về sau do tác động của nhiều yếu tố khác nhau đã hình thành những điệu hát dân ca trữ tình, hấp dẫn làm say đắm lòng người.
Ví, Giặm là hai thể hát khác nhau, theo PGS Ninh Viết Giao:
Ví là “ví von”:
“Thân em như hạt mưa sa
Hạt rơi xuống giếng hạt ra ngoài đồng”
Ví là “Với”, bên nam hát đối đáp với bên nữ.
Ví là “Vói”, bên nam đứng ngoài đường, ngoài ngõ hát vói vào trong sân, trong nhà đối đáp với bên nữ đang quay xa, kéo vải...
    “Giặm” là xuất phát từ tính phân đoạn trong một bài hát giặm; Giặm là giắm vào, diền vào như giắm lúa, điền nan trong một cái rổ; Riêng ý kiến của PGS Ninh Viết Giao: “Giặm là tiếng vang lại của tiếng nói con người nơi núi rừng, nhất là khi chúng ta đi vào những khu rừng có nhiều vách đá thẳng tắp cheo leo, khi nói một câu chúng ta thường nghe lại tiếng nói của chính mình”. Hát giặm có hai hình thức: Hát giặm nam nữ và hát giặm vè (tức vè sáng tác theo thể hát giặm).
No comments

Yêu lắm cơ

YÊU LẮM CƠ
        Tác giả: Phạm Phú Quảng
   Hắn quyết định đi tìm cọc.

   Hắn chán rồi! Chán hết rồi!

   Chán những cuộc chơi thâu đêm. Chán đám anh em bạn bè chỉ mong hắn vãi rắm để khen thơm. Chán những chân dài chân ngắn. Chán vú giả vú thật. Chán kiểu tình một đêm. Chán mỗi sáng tỉnh dậy, gập mặt vào bồn cầu nôn ọe, tay móc ví... Hắn chán cả cái thế giới giả tạo vây quanh hắn. Hắn đi tìm cọc!
   Thực ra hắn cũng đã từng có những mối tình tử tế. Một cô làm bảo hiểm AIA, người Hà Nội gốc. Một cô làm Ngân hàng Vietcombank rất trắng trẻo, xinh đẹp, chân dài. Một cô làm bưu điện Bờ Hồ, con nhà tướng, duyên đáo để. Nhưng tất cả cũng chẳng ai qua được 3 tháng. Bởi vì cô nào cũng quá ham tiền và chưa đủ khôn. Còn hắn thì lại quá nhiều tiền và chưa đủ ngu.

No comments

TẮM TIÊN



                  Ảnh minh họa, sưu tầm từ internet

Giữa rừng xanh hạ giới
Ngỡ tiên sa… giáng trần
Tắm “Tiên” nước trong ngần
Suối reo miền Sơn cước!

Sững sờ chân dừng bước
Hoá ra gái Mường La…
Ngập ngừng bên khe đá
Đất níu bước chân ta..!

                 Tác giả: Ngô Thái
Nguồn bài Ngô Thái Facebook 

No comments

Friday, December 21, 2012

VẪN CHƯA TẬN THẾ

VẪN CHƯA TẬN THẾ
       Tác giả: Võ Trung Hiếu

Muốn chết mà đếch được…
Tận thế hoá ra chỉ một trò đùa
Mình lại phải ngồi dậy đi cày trên mảnh ruộng phèn chua
Được tạm gọi mỹ miều là cuộc sống

Sài Gòn lại một ngày nắng rưng rức nóng
Lại Giáng Sinh và năm mới sắp về
Tiếng nhạc ” Jingle Bells … “, ” Jesus to a child … ” trốn tận vào toilet cũng còn nghe
Cây thông Noel, người tuyết và Santa Claus từ lâu đã trở thành thương hiệu

No comments

Thursday, December 20, 2012

Hành trình cà phê tìm đến làn môi người thưởng thức

Ai đó trước khi phe phẩy bàn tay, gọi lớn "em ơi, cho anh một tách cà phê", xin hãy giành ít phút để biết thêm về hành trình của cà phê đi tìm người thưởng thức.
Ban đầu, cây sinh ra hoa rồi đến.....

 Từng búp hoa e ấp trên cành cà phê

Hoa nở trắng xóa trên các cành cà phê
3 comments

Wednesday, December 19, 2012

Chán


        Chán, Muốn mở máy, muốn viết nhưng mệt và nhác viết. Tắt máy. Cầm bút mà như thằng mù chữ. Chả viết nên cái chữ nào. Nhưng mà còn nhiều quá, còn hình ảnh mùa tưới cà phê, còn tình bạn với người Ê đê. Còn những chuyện loanh quanh......Rất muốn khám phá cho hết cái danh từ "Tây Nguyên" . Mà khám xong thì ắt sẽ muốn phá. Phá xong thì ắt sẽ là biết. Nếu biết nhiều mà không viết thì nổ não vì chứa quá nhiều thông tin. Phải xuất ra cho nhẹ gánh. Mình không viết thì ai viết. Không ai có thể ghi nhật ký dùm ta cả. Vì chỉ có ta mới là người trong cuộc. Khen cho những ai mới nghe người ta miêu tả sơ sơ về Tây Nguyên rồi tham khảo thêm google xong rồi viết ngay thành sách về Tây Nguyên. Vẫn in, vẫn bán…Tài. Mình ở Tây Nguyên mà ngu Tây Nguyên thật. Không đùa đâu. Nói chi Tây Nguyên cho to tát. Dak Lak tình nhà đây mà còn ngơ ngơ như bò lạc. Hỏi văn hóa người Ê đê? Em không biết. Hỏi Dak Lak có mấy huyện, tên huyện là gì, diện tích là bao nhiêu? Để em tra google đã nhé. Hỏi vị trí địa lý của khu vực Tây Nguyên? Sém chút nữa em trả lời Tây Nguyên gần biển thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy hải sản.  Thế vì sao đặt nickname Facebook là Em Gái Tây Nguyên. Trả lời : Vì em muốn đặt cái tên nào hay hay và ấn tượng để được nhiều người bấm nút like . Chắc họ chẳng muốn hỏi gì thêm……..
No comments

Phục...

Ảnh minh họa - Nguồn internet

PHỤC
      Tác giả: Võ Trung Hiếu


Tôi phục những nàng luôn tươi như hoa
Suốt ngày sắm sửa áo quần giày dép
Suốt ngày thẩm mỹ, spa, làm đẹp
Báo thì chỉ đọc ” Điện ảnh “, ” Ngôi Sao “

Tôi phục những chàng ăn mặc bảnh bao
Suốt ngày kiếm tiền và tán phụ nữ
Chẳng mấy quan tâm tình hình thời sự
Chỉ biết quan tâm phụ nữ và tiền

No comments

Sunday, December 16, 2012

MÙA LƯỢM MÓT

Tác giả ảnh: Đà Lạt Traveler                   
      Mở mắt ra nhìn màn sương ướt nhẹ mặt đất buổi sớm mai. Gió thổi làm bụi hòa quyện vào sương bám đầy trên lá cà phê. Hạt bụi làm bớt vẻ long lanh của những hạt sương nhỏ bé. Nhìn những hạt sương như là những giọt lệ của cây cà phê đang trơ thân xơ xác sau một mùa thu hái đã qua.
     Từng dòng người âm thầm lặng lẽ, đôi lúc vẫy gọi nhau đi cho kịp. Trong tay mỗi người là một túi xách có chứa cặp lồng chứa cơm và thức ăn cho bữa trưa. Họ kéo nhau đi về hướng những rẫy cà phê. Nhìn như một đội quân đang đi xâm chiếm một cái gì đó. Có lẽ thế mà ở đây người ta vẫn quen gọi họ là ‘quân mót”. Nói rõ nghĩa ra thì họ là những người lượm mót trái cà phê rơi vãi do rụng hoặc do quá trình thu hái của chủ rẫy còn sót lại trên đất. Họ im lặng giấu diếm địa bàn hoạt động của mình vì sợ bị kẻ khác lượm mất. Một rẫy cà phê thì nhìn nhỏ bé nhưng nhiều rẫy cà phê san sát nhau thì nhìn như một cánh rừng bạt ngàn. Tiếng lá muồng xào xạc vì gió mùa khô, tiếng chim tu hú ở đâu vọng tiếng gọi cái nắng về. Xen lẫn đâu đó là tiếng quạ kêu sợ hãi. Người lượm mót chui vào dưới tán cà phê để lượm lặt những hạt cà trên đất. Vỏ trái cà phê đã chuyển sang màu đen hết cả. Cứ thấy cưng cứng, tròn tròn là lượm vào bỏ túi.
Chiều chiều các nhóm chàng trai người Ê-đê đi săn thỏ rừng, Một nhóm khoảng ba bốn người đứng ở bốn góc rẫy cà phê cùng nhau vừa đi sâu vào rẫy vừa hét lên những tiếng kêu làm cho loài thỏ rừng đang trú trong rẫy sợ hãi mà bỏ chạy. Họ cứ đi và cứ hét. Có hôm bắt được thỏ, có hôm chẳng được con nào. Khi nghe tiếng hú dọa thỏ thì lúc ấy cũng là khi người lượm mót cà phê bắt đầu trở về. Lúc bấy giờ thì tại các ngã ba ngã tư, nơi giao lộ của các con đường đã thấy mấy người tiểu thương đứng đó chờ đợi để mua lại số cà phê của những người lượm mót. Thường thì cà phê lượm được sẽ bán cho các tiểu thương ngay chiều hôm ấy.
Tiếng cãi vã giành giật khách, tiếng mời gọi “lại đây, mua! ” vang vang âm ĩ giữa bầu trời thưa dần những hạt nắng. Kẻ mua hăm hở vì có cà phê về bán lại. Người bán thì hăm hở vì kiếm được tiền trang trải cho buổi đi chợ sớm mai. Lại từng đoàn người lũ lượt hành quân về các ngã đường thôn xóm. Lúc này mới thấy họ cười cười nói nói với nhau về những điều gì đó không biết nữa. Hết ngày rồi, cái tâm lý ganh đua đã dịu đi sau một ngày lượm mỏi lưng và mỏi đầu gối. Đâu đó có tiếng trẻ con gọi lớn “A, mẹ về”.
Nhưng đã từng có những đứa trẻ mãi mãi không bao giờ được cất lên tiếng gọi “A, mẹ về” nữa. Mẹ của chúng đi lượm mót ở giữa rẫy cà phê hoang vắng. Bị bọn buôn nội tạng giết hại rồi moi quả tim ra đem đi bán. Không thấy mẹ của chúng về, dân làng đi tìm kiếm. Tìm đến nơi thì thấy một thi thể đã bị mất quả tim, bên cạnh thi thể thường có mấy chục triệu đồng do kẻ sát nhân để lại cho gia đình có chi phí mai táng nạn nhân. Cũng đã có người mẹ đi lượm mót ở trong vườn cà phê của một gia đình nọ.  Cuối cùng bị chủ gia đình đó thả chó dữ cắn chết.
Tôi vẫn tin trong tách cà phê sáng có một ít cà phê là do lượm nhặt. Bản chất sinh học của hạt cà phê là có vị đắng nhưng có lẽ nó cũng đắng trong lòng người thưởng thức cà phê khi biết bài viết này.
      Buôn Ma Thuột, 16/12/2012
          Tây Nguyên Xanh
4 comments