Mọi trao đổi xin liên hệ: bientaynguyen@gmail.com

Saturday, August 17, 2013

MÙA SÁO RỖNG

Truyện ba láp
   Mới đó mà đã cuối tuần, nhanh thật! Tối thứ bảy máu chảy về tim. Chẳng biết đứa nào phát minh ra cái câu nói ấy để cái lũ ham tụ tập như bọn mềnh cứ xốn xang ruột dạ. Bọn mềnh sẽ la oái oái nếu phải ở nhà chăm con hoặc phục dịch gia đình....Tối nay, sau một tuần chờ đợi, cái hội “Nói Tục Cấm Giận” của bọn mềnh đã làm một phen xả láng cuối tuần khá quy mô và hoành tráng. Cuộc hội ngộ có sự góp mặt của nhà văn Nhí Nhố, nhà báo Ếch Ộp, nhà thơ Cụt Hứng, Cô Giáo Trường Làng và mềnh. Mỗi tuần, chúng tớ tụ tập một lần để chửi đời, chửi người và để nhớ nhau hơn. Bố khỉ! Cả tuần mềnh hóng chuyện trên Facebook rồi. Hôm nay các bố lại nói về chuyện Facebook.
Nguồn ảnh: internet
   Điểm tụ tập vẫn như mọi khi, cái bàn 47 trong quán bà Chín Béo. Bà ấy sáng bán phở, tối bán đồ nhậu lai rai cho mấy tên bợm nhậu. Mềnh là con gái nhưng mà cũng ham cái khoản “rượu vào lời ra” với các liền anh liền chị lắm. Năm giờ chiều, mềnh đang chòa xa bông vào cái “tòa thiên nhiên” thì có tiếng chuông điện thoại:
- A lô
- Nhậu mày
- Mấy giờ.
- Lịt mịa mày, quy định giờ giấc của Hội mà mày cũng quên à?
- A ! nhớ rồi.
- Nhớ đón nàng Giáo cho các sư huynh nhé mày.
- Hơ hơ. Lịt mịa. Bà Giáo lên chức nàng rồi cơ đấy. Chờ tao chăm chút cho tấm thân ngọc ngà đã nhé.
- Đen một chùm mà còn bày đặt tẩy trắng. Ha ha
- Tao lạy mày! Hớ hớ
     Nguyên thủy cái hội Nói Tục Cấm Giận ấy chỉ gồm con Nhí Nhố, anh Ếch Ộp và anh Cụt Hứng thôi. Mềnh là đứa ham vui nên mấy lần ngỏ ý vào Hội nhưng hai ông Ếch Ộp với Cụt Hứng ra giá rằng “nếu mày làm con Giáo (Côn Giáo Trường Làng) nói tục được một câu thì bọn tao cho vào hội”. Nhờ cái vụ “ăn cơm trước kẻng” của hệ thống học sinh phổ thông mà mềnh chọc cho bà Giáo nói tục được. Thế là a lê hấp nhào vào nhậu chung thôi. Ông nhà thơ Cụt Hứng bao phen làm thơ tán tỉnh bà Giáo mà ứ được đấy. Thơ ông Cụt Hứng dở òm đi được. Đoạn đầu đọc thơ nghe phê phê, đoạn giữa có tê tê một chút nhưng mà cái đoạn cuối thì dở thối. Cứ như người bị cụt hứng làm thơ giữa chừng ấy. Hắn có biệt danh Cụt Hứng là vì thế.
    Còn ông Ếch Ộp là bạn nối khố với ông Cụt Hứng. Hắn làm báo, ăn nói ngang như cua nên hay bị dìm cho chìm ngỉm trong tổ chức. Con Nhí Nhố nó làm cái bài vè về hắn nghe vui tai lắm:
Có anh nhà báo
Viết thì xông xáo
Cái hôm báo cáo
Cứ đọc oang oang
Nhưng con ếch ộp
Hét vang ngoài đồng
Để bị các Ông
Quan to chức lớn
Bắt cho vào nồi
Ôi ôi ôi ôi!
    Thế là hắn có biệt danh nhà báo Ếch Ộp. He he. Con Nhí Nhố có cái tính thích loi choi nhưng nói thì hơi bị triết cho nên các anh cho nhập bọn.
***
   Quán bà Chín Béo ngay cuối đường rẽ vào nhà mềnh cho nên phóng xe một nhoáng là tới. Định đến quán nói với bà ấy chuẩn bị đồ nhắm trước, rồi mềnh phóng xe đi đón bà Giáo sau. Ai ngờ ả Giáo bỗng dưng đứng trước cổng nhà. Mềnh tỉnh bơ hỏi:
- Thế có việc gì mà rồng đến thăm ngỗng thế?
- Chị nhờ em phục hồi tài khoản Facebook
- Ố, bà Giáo chơi Facebook hả làng ôi. Chuyện lạ lắm thay. Mà nick là gì thế?
- Em hỏi bờm thế. Chốc nữa em phục hồi tài khoản là biết ngay ấy mà.
    Ha ha, mềnh đang tìm cớ để rủ bà Giáo đi nhậu thì bỗng có cơ hội nêu lý do:
- Cái khoản mạng méo em dốt đặc. Em không biết đâu. Anh Ếch Ộp làm báo điện tử chắc anh ấy biết đấy. Tối nay mấy anh em hú nhau xả hơi tí. Đi với em, anh ấy ra tay một chút là ô kê liền.
- Thôi, chị ngại lắm. Với lại mai họp hội đồng, chị phải chuẩn bị báo cáo
- Ái chà, bà Giáo nay đã biết nói láo. Chị đã vào tay em thì chỉ có không có đường về nhá. Đi!
    Thế là mềnh lôi chị ấy đi bộ xuống tận quán. Đến nơi thì hơi ôi ba con người ấy đã xơi hết sáu quả vịt lộn và một vài chai bia. “Nàng Giáo” đến có khác. Các anh săn đón như công chúa hồi cung. Công nhận bà Giáo đẹp thật. Mái tóc dài óng mượt thơm mùi Hương Nhu, làn da trắng hồng làm cho người ta nói gì cũng thấy làm “nàng” ngại. Nhưng mà bà Giáo cặp bồ với anh Khanh cùng trường rồi. Mềnh biết nhưng im bặt  để mấy ông Ếch Ộp và Cụt Hứng có hứng mà nhậu chứ. Hế hế.
     Ông Ếch Ộp cầm quả trứng cút lộn, lấy thìa đập cái bốp rồi bóc ra, chia tay mời bà Giáo:
- Hội “Nói Tục, Cấm Giận” rất hân hoan đón mời Cô Giáo Trường Làng nhập cuộc. Vỗ tay!
   Cả bàn vỗ tay nghe bép bép. Bỗng nhà thơ Cụt Hứng phán câu:
- Em vui cả hội cũng vui/ Em chê trứng lộn anh mò L. em ngay.
- Ối xời. Cái đồ gây cụt hứng. Ông nói thế. Với ngôn từ thô tục như thế. Em Giáo sao chịu nổi.
- Ê ê, ông quên đây là cuộc nhậu của hội “Nói Tục, Cấm Giận” à?
- Không quên, nhưng...
- Em ấy hiểu chúng ta mà.
   Mềnh cầm ngọn rau Răm chỉa vào mồm, ngoạm một miếng ăn cho bớt tanh trứng lộn. Vừa nhai ngồm ngoàm, mềnh vừa thúc bà Giáo:
- Chị muốn nhờ khôi phục tài khoản Facebook thì nói lẹ cho người giúp đi.
- Em này! Để cho mấy anh đàm đạo đã.
- Đàm đạo cái khỉ khô nhà chị ấy. Mấy ông chém gió thì có.
Con Nhí Nhố chen vào:
- Ôi, dính vào Facebook làm gì cho lôi thôi hả bà chị? Có một tý thông tin trên báo chí thôi mà cả một chùm bình luận viên xâu xé vấn đề
- Cái gì liên quan đến báo chí nhà tôi đấy?.( Nhà báo Ếch Ộp hất hàm hỏi)
- Lão Ếch ngồi yên cho đàn em nhận xét ngành báo của anh nhá. Các anh đói đề tài lắm hay sao mà có mỗi một sự việc ở tận sơn cùng cốc mà các anh lũ lượt thay tít bài viết để xào nấu thông tin của nhau?
- Chuyện nghề thì éo nói trên bàn nhậu nhé. Chúng nó viết, tao có viết đâu mà mày xỉa xói tao? Mà không có những thằng đứng mũi chịu sào đưa thông tin như chúng tao thì cái lũ chơi Facebook chúng mày làm gì có chuyện để mà viết status hả? Mày tưởng sống bằng nghề viết nó dễ lắm à? Chúng mày ngày đến công sở, chuyên môn không lo, lại chăm lo cho cái trang Facebook.
    Căng thẳng quá, mềnh cầm lon bia giơ lên, nói như can ngăn cuộc cãi vã:
- Làm tí cho nó hạ hỏa các chiến hữu! Nhậu là để xả hết những bực dọc tâm tư. Nghe xong cụng bia phát cho nó sôi nổi chứ ai lại ươm mầm hục hặc thế. Lại quên tôn chỉ của hội rồi
Bà Giáo nhỏ nhẹ như cái cách dẫn dắt vào bài, tiếp lời của mềnh:
- Các anh ạ. Trời đất có bốn mùa xuân hạ thu đông. Nghề làm nông có mùa gặt hay là mùa thu hái. Thì lẽ đương nhiên cái xã hội này cũng mùa thông tin các anh ạ.
Nhà thơ Cụt Hứng gật gật, nhấp một ngụm bia rồi bảo:
- Ngày nay, đừng hỏi thông tin bắt nguồn từ đâu. Mà phải nghĩ xem phải xử lý thông tin như thế nào. Bởi vì chúng ta đang sống ở kỷ nguyên bùng nổ thông tin mà. Hãi lắm. Cũng như bom nổ thôi, sẽ có những người nấp vào một nơi để tránh mảnh bom rơi. Những người nấp cùng một chỗ thường gọi nhau là đồng chí. Có thế thôi. Đơn giản.
- Cạn lon vì câu nói hay của thằng cha Cụt Hứng nào – Anh Ếch ộp vừa nói vừa chìa lon bia ra
   Bung..bung....Tiếng những chiếc lon chứa đầy bia chạm vào nhau. Ai nấy uống hết năm mươi phần trăm lon rồi gắp mồi nhậu. Chỉ có bà Giáo là không uống, chỉ lâu lâu đụng đũa tý thôi. Ngước cổ lên nhìn thấy thằng út con bà chủ quán đang với tay cột cái dây treo cờ Phật giáo. Mềnh than:
- Nhanh thật. Mới ăn tết đó mà giờ đã Vu Lan rồi
- Mày có tin nhắn chúc an lành nhân mùa Vu lan báo hiếu chưa?
- Có rồi. Thôi thì cảm ơn vì họ nhớ đến mình chứ tao không hưởng ứng lễ Vu Lan
- Sao thế?
- Xưa giờ gia đình tao đều nói là tháng cô hồn nên ai lại đi chúc người sống bao giờ. Mà người ta chúc mừng một cách có công thức mày ạ. Cứ như kiểu họ gửi cho toàn bộ danh bạ cùng một tin nhắn ấy. Tao thấy nó sáo rỗng làm sao ấy mày!
- Mày chưa thấy đâu, ít hôm nữa Facebook sẽ lụt status chúc mừng mà xem. Một “mùa Facebook” nữa lại về
- Như anh mày đây này, cứ mỗi độ lễ tết là khóa Facebook. Nhà báo Ếch Ộp lên tiếng
- Sao phải làm thế?
- Ít nhất một tuần sau lễ mới mở lại. Vì hãi những cái tag chúc mừng câu like. Mà nhân đây thằng Ếch này cũng Ộp một tiếng cho thiên hạ biết việc này. Cái vụ con Nhí Nhố bảo làng báo thi nhau giật tít cùng một vấn đề ấy mà. Ếch không nói gì thêm nhưng mà mấy hôm nay Ếch khóa Facebook vì biết thế nào cũng đang là mùa bình luận trên Facebook về chuyện ấy. Thế thôi. Éo nói nhiều. Nhậu tiếp đê. Giờ này tuần sau, anh mày kinh lý Sài Ghềnh, gặp bạn Phây xác nhận chuyện này, về rồi thì đậu móa xì goàng! Những chuyện liên quan đến Facebook, anh mày nôn ra cho bằng hết trên bàn nhậu. Được chưa? Giờ đừng nói nữa. ớn lắm. Mạng ảo mà đếch ảo đâu.
- Bàn chuyện gái gú đê.
- Anh này, ba nàng có thể đập bẹp hai chàng đấy nhá. Liệu mà toan tính vụ kể chuyện gái gú. Dám bàn không?
- He he. Không bàn thì hát. Hội ta phổ nhạc cho bài thơ tao vừa sáng tác đê!
Thế rồi nhà thơ Cụt Hứng lấy đũa gõ lên chén, hát mà như đọc:
“Có một thằng Phây
Tính nết như ngây
Í a là í a....”
Cả hội lắc lư và hát lại câu hát ấy. Làm ồn cả một góc sân trước quán. Bà chủ quán hăm he, nói:
- Hai ông bợm nhậu kia thì không sao nhưng tụi bay là con gái mà uống quá chén là không nên.
Mềnh chuếnh choáng đáp:
- Say thì ba đứa con gái ôm má Chín ngủ nghe. Má chịu hông nè?
- Tổ cha bay, Cái gì cũng nói được hết trơn á. Uống lẹ rồi về kẻo khuya. Má bay chạy tới đây la trời cho coi.
Cuộc nhậu cứ thế diễn ra....
Mềnh về hồi tưởng lại và biên cái bài viết này cho chuyên mục góc cười của blog nhân dịp cuối tuần....
Buôn Ma Thuột, tối thứ bảy ngày 17/8/2013
H’Tây Niê
6 comments

BÊN THỀM TỬ BIỆT

Tác giả ảnh: Võ Thanh
(Viết bên thềm đại lễ Vu Lan)
    Nhắc đến chết thì ai cũng sợ. Hễ nói đến sự chết là người ta nói về những câu chuyện tâm linh. Trong tình yêu, sau một cuộc cãi vã thường có sự rạn vỡ tình cảm. Hằn thù và thậm chí là ghét bỏ nhau. Phải chẳng với cái ý niệm đó mà có những cuộc cãi vã hằn học được kể lại sau mỗi lần tử biệt một con người nào đó. Chuyện kể rằng:
    Có ông cụ ấy, thương thằng con dữ lắm. Cái gì cũng có để dành cho cu cậu cả. Nói gì cũng bênh cho thằng con ấy cả. Nhưng bỗng có một ngày, ông cụ trở nên gắt hỏng hằn học. Thằng con làm gì hơi động dao động thớt là ông chửi xa xả vào mặt vợ chồng thằng con. Ông đuổi vợ chồng thằng con ra khỏi nhà. Báo hại họ phải dựng lều ở ngoài rẫy. Một tháng sau ông cụ ốm và bái biệt trần ai. Sau đó người con hiểu sự đuổi đánh là một điềm báo sự ra đi mãi mãi của người cha
   Có một bà mẹ khi biết mình bị ung thư, bà khóc, khóc nhiều lắm. Khóc cho cảnh côi cút của con thơ. Khóc cho cạnh chăn đơn gối chiếc của chồng. Khóc cho bản thân mình đoản mệnh. Tính nết ngang tàng của người vợ người mẹ dịu dần đi, đổi lại nét dịu dàng và tình thương vô bờ bến với chồng và các con. Người phụ nữ ăn chăm lo đường kim mũi chỉ cho gia đình một cách cần mẫn hơn bình thường, bà chấp nhận mọi đòi hỏi của chồng và con. Những ngày sắp đổ bệnh, người phụ nữ ấy bỗng trở nên ích kỷ hẹp hòi, ghen tuông vô độ, dò xét từng hành động của chồng. Những đứa con hễ đi chơi về là bị ăn mắng. Những trận đòn với lý do nhỏ nhặt liên tục diễn ra. Thế rồi bà mẹ ấy nằm liệt giường, gia đình chuẩn bị hậu sự, những đứa con bé dại muốn ôm mẹ để an ủi mẹ nhanh khỏi bệnh, người mẹ đẩy con ra. Không cho con lại gần. Cứ như thể đến chết mẹ vẫn không muốn dính dáng đến các con, các con đã làm mẹ khổ nhiều rồi nên mẹ ghét vậy. Phút lâm chung, người vợ dặn dò chồng nếu gặp được người phụ nữ đảm đang, không phân biệt “con anh, con tôi” thì cưới vợ về mà sống đừng ở vậy thờ em mà tội. Người mẹ dặn con phải chăm ngoan, nghe lời bố. Trao nhau cái nhìn sau cuối. Người vợ người mẹ ấy ra đi mãi
   Buổi sáng chồng chở con đi xuống nhà bà ngoại chơi. Họ ở đó giúp ông bà sửa lại căn nhà cho đỡ xiêu vẹo. Làm xong, con rể và bố vợ cùng mấy anh chị em cạn ly thắm nồng tình đoàn kết. Trời đã tối. Hai bố con xin phép ông bà ngoại ra về. Người vợ ở nhà chờ chồng chờ con. Chờ mãi, chờ mãi, đêm đã khuya lắm rồi, bỗng có tiếng xe máy chạy về. Người vợ mừng thầm chạy ra mở cửa, chợt lạ vì ánh đèn xe máy khác xe của nhà mình. Rồi chị rợn tóc gáy, người ta bế ai bước lên thềm thế? Nhĩn kỹ....và chị ngất lịm... Tỉnh dậy thấy cờ rũ trước sân, mũi ngửi thấy mùi nhang khói....Chồng chị đã chết thật rồi ư? Anh ơi là anh ơi. Anh chết đường chết chợ. Sau mà nghe đau thương thế. Vậy mà mới hôm trước hai vợ chồng con chửi rủa, đay nghiến nhau, Ân hận, tiếc nuối, đau đớn, người vợ ấy dường như không còn sinh lực nữa. Sau này bĩnh tĩnh hơn, nghe người ta kể lại, họ thấy người cha ôm con để che chở cho thằng bé không bị ảnh hưởng do vụ va chạm tai nạn. Đứa con khỏe mạnh, con cha ra đi mãi.
   Lại nói về tình cha con, có một người cha sinh ra một đứa con bình thường. Nhưng sau cơn sốt quái ác kia, não của người con không bình thường nữa. Cậu bé trở lên chập mạch cho đến tận hôm nay. May mà vẫn lấy được người vợ hay cười (cô ấy cũng chập mạch). Trong mấy người con, người cha thương cậu con tật nguyền ấy nhất. Ngày ông ốm nặng. Tự dưng ông bảo: “Trung ơi, lại đây bồng cha một tý, con!” Người con chạy lại bồng cha lên. Người ta lộ ánh mắt lo lắng nhìn con rồi trút hơi thở bên lồng ngực con trai yêu dấu. Đến chết người cha vẫn không yên tâm, vẫn lo lắng cho đứa con không bình thường này nhất. Nghe kể mà xót thương.
   Dường như mỗi một lần tử biệt đều nhuốm màu đau thương. Đau thương vì ân hận của người sống đối với người đã khuất. Ân hận ấy phát sinh từ những hằn học, những giận hờn vì những phút tưởng chừng như bất đồng mọi thứ với người trước lúc lâm chung. Bài học rút ra là gì, thấy ai ghét ta thì ta thương kẻ ấy nhiều hơn. Thấy mắng ta thì ta nhịn để nghe tiếng mắng. Có khi đó là lời nói sau cùng của họ. Sự nhịn không chỉ phát sinh sự lành mà sự nhịn còn là nển tảng để gieo mầm không tiếc nuối
Buôn Ma Thuột, Quý Tỵ niên, thất nguyệt, thập nhất nhật
Tây Nguyên Xanh
2 comments

Friday, August 16, 2013

RẶN CHỮ

Tác giả ảnh: Hòa Carol
    Đấy là cái thuật ngữ tôi muốn dùng cho cái việc mới hoàn tất. Tôi mới viết xong cái tản văn để gửi bài cộng tác cho một tờ báo văn nghệ. Nhưng mà cứ như tôi rặn từng chữ ấy. Chán kinh chán khủng luôn. Cứ như tôi viết vì nghĩa vụ và trách nhiệm chứ không phải vì thích ấy. Dạo này tôi đang đọc tản văn và bút ký của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư, Hoàng Trọng Muôn, Tô Hoài, Lê Giang. Càng đọc tôi lại càng thấy mình cần cách tân cái lối suy nghĩ về tản văn vốn có trong tôi.
    Tô Hoài  và Lê Giang đại diện cho lớp nhà văn cây đa cây đề và họ mang hai giọng văn của hai miền khác nhau. Một Tô Hoài rất Bắc trong Chuyện Cũ Hà Nội và một Lê Giang rất Nam Bộ trong Ừa, Chỉ Có Vậy Thôi. Họ viết về những câu chuyện xưa ơi là xưa. Có lẽ những cái đó gần như khó mà tái hiện lại được. Những câu văn của họ gần như là tư liệu hỗ trợ cho thế hệ chúng tôi tìm hiểu lịch sử.
    Còn Nguyễn Ngọc Tư và Hoàng Trọng Muôn lại đại diện cho lớp nhà văn trẻ (đứng trên mặt bằng tuổi tác những nhà văn thành danh hiện nay). Tôi cũng muốn nhìn theo hai hướng Nam Bộ và Bắc Bộ thông qua văn của Nguyễn Ngọc Tư và Hoàng Trọng Muôn. Tôi nói họ là những “nhà văn trẻ”, ấy là tôi lặp lại lời nói của những nhà phê bình văn học gạo cội dành cho họ thôi. Chứ tuổi tác của tôi kém xa hai “hai nhà văn trẻ” ấy nhiều. Đọc văn họ, tôi thấy văn của tôi chưa thấm tính hiện thực, cho dù là sự lãng mạn nhưng sự lãng mạn trong văn tôi mang dáng dấp của sự phi lý luận. Khập khiễng mọi nhẽ.
   Tôi nhận thấy, văn tôi bị ảnh hưởng nhiều bởi văn người khác. Chưa có nét đặc trưng riêng của mình. Có chăng chỉ là tôi viết về Tây Nguyên còn người ta viết về vùng chiêm trũng ở các miền mà thôi. Tôi thấy nực cười, rằng tại sao khi miêu tả cơn gió thì tôi cứ phải cố gắng thêm hai chữ “xào xạc” vào câu văn. Tại sao cứ mưa là phải có thêm các cụm từ rả rích hoặc là lả lướt. Tại sao cứ phải chó sửa thì phải miêu tả trạng thái gầm gừ của con chó trước đã. Phải nói rằng những nhà văn gạo cội đã quá thành công trong việc miêu tả hơi thở của cuộc sống rồi. Cái khác với thời đại này chỉ là khác về mặt thể chế chính trị và tình hình tài chính thôi. Nói như vậy cũng không đúng. Khác nhau về kinh tế thì sẽ kéo theo khác nhau về tư duy sáng tác. Vậy nên khi đọc văn tôi, người ta có thể sẽ thấy những câu văn miêu tả phòng ốc hiện đại. Cuộc sống  “dễ thở” hơn so với thời còn giặc ngoại xâm. Cho nên văn có điểm mới trong câu chữ. Đề tài hiện đại hơn một chút. Nhưng miêu tả tiếng cho sủa thì không tránh khỏi cụm từ “gâu gâu” như các Cụ đã từng dùng.
   Ở trên tôi mới nhắc đến tiếng chó sủa “gâu gâu”. Câu hỏi được đặt ra là không dùng từ gâu gâu thì dùng từ gì thay thế?. Dường như câu hỏi ấy thường trực trong tôi. Ngay cái câu hỏi cũng cũ rích rồi. Tại sao tôi không nghĩ đến thay vì miêu tả tiếng tả con chó đang sủa thì tôi miêu tả cái vẻ mặt, cái cảm giác của người bị/được chó sủa nhỉ  Từ sự miêu tả đó, người ta hiểu ngay con chó nó hiền hay dữ.  Chẳng cần phải miêu tả con chó gầm gừ và sủa như thế nào cả.
    Dạo này đọc tản văn trên internet thấy nhạt quá. Các viết, cách trêu đùa trong văn cứ na ná nhau. Tôi đọc lại của chính mình, lại còn nhạt nhẽo hơn. Tôi cứ thấy hình như tôi trộm những câu văn hay của người khác để áp vào bài viết của mình vậy. Mình viết mà đọc lại cứ như của người ta. Nó không mượt mà. Tản văn không mượt mà thì tản văn đó dở. Cho dù xét từng câu riêng rẽ thì những câu ấy hay. Nhưng mà ghép vào toàn bài thì vô cùng khập khiễng. Ôi văn của tôi
    Văn của tôi, tôi quen tự nhận là văn bắt chước. Tôi thấy ai viết theo lối này hay thì đi tìm ý tưởng nào đó rồi viết theo hướng suy nghĩ của họ. Đâm ra cái bài ấy được đánh giá kha khá nhưng là cái kha khá của người ta. Tôi chỉ có công chép lại cách nghĩ của một ai đó mà thôi. Hình như tôi đánh mất mình khi viết văn. Trừ những trang nhật ký ra, hầu như cái bài nào của tôi cũng nhập nhèm không thoát một cái tầm suy nghĩ nào đó. Tôi phải vượt qua cái tầm đó thì may ra mới tìm ra lối viết của riêng mình.
    Tôi vẫn tự nhận mình là dân thuộc dân khoa học tự nhiên nên cứ hễ có người chê văn tôi dở thì tôi lại tự nhủ rằng “mình không phải dân văn” để rồi tôi cứ lụi bại mãi. Tôi chưa nghiêm túc viết văn nên có lẽ chưa tự chịu trách nhiệm về những gì mình viết. Tôi chưa trưởng thành và văn tôi chưa “chín”. Nên “rặn chữ” là điều tất nhiên!
Buôn Ma Thuột, xế chiều ngày 16/8/2013

H’Tây Niê
6 comments

MỘT NGÀY GIẢN ĐƠN

MỘT NGÀY GIẢN ĐƠN
   Ngay từ năm thứ ba của đại học, ả đã biết sợ cái cảnh chờ đợi việc làm. Vậy nên ả tăng cường mua sách bảo để sau này ra trường có cái để “gặm nhấm” lúc nhàn cư. Vào đại học ả mới nhận ra rằng bảy năm học tiếng Anh mà trình độ nghe của ả chẳng bằng một đứa học ba tháng ở thành phố. Ả thấy thương cho sự phấn đấu của ả ở nơi thôn quê cùng cốc năm chưa. Nhưng ả không nản chí. Ả nghĩ rằng ngoại ngữ chỉ cần kiên trì là làm được hết. Người biết tiếng Anh thì nhiều nhưng người thực sự hiểu tiếng Anh thì ít lắm. Mà hiểu tiếng Anh nhưng chưa chắc là dịch giả tiếng Anh. Ả phấn đấu làm dịch giả. Ả nói là ả thực hiện đấy. Ả là đứa bướng số một chứ chẳng chơi.
   Run rủi thế nào tiếng Hán lại bén duyên với ả vào cuối năm ba đại học. Phải nói là những ngày ả đi học tiếng Hán là quảng thời gian đẹp nhất trong thời đại học của ả. Ả nhận ra chính mình có cái khả năng tiềm ẩn gì đó hay ho lắm. Không thể miêu tả cái khả năng này được vì nó cứ mỗi ngày lộ ra mỗi tý. Có mơ ả cũng chẳng nghĩ mình viết được cái tản văn. Trời ơi. Dã man thật. Ả là đứa học kém văn mà. Càng gần gũi với tiếng Hán. Ả càng thấy thích làm dịch giả. Khốn nạn thật. Ả có xuất xứ là dân khoa học tự nhiên. Điển tích điển cố không biết thì làm dịch giả thế quái nào đươc. Nhưng....ả yêu cái món dịch thuật quá. Nên ả cố. Cố đọc văn chương để lấy vốn từ đặc dụng của lĩnh vực văn hóa nghệ thuật. Điều này rất cần cho việc dịch thuật sách văn chương. Cố đọc sách cho nên nhà ả có một tủ be bé vừa đủ đè bẹp ả thôi. Không nhiều đâu
   Ả không được bố mẹ ủng hộ đọc sách ngoài chuyên ngành H nên đa số sách văn chương của ả đều do bạn bè trong và ngoài nước đem tặng. Những bạn bè này đều là bạn blog và Facebook. Chưa gặp ai bao giờ. Quà của bạn ở xa nhất là Canada, gần hơn tý thì có Trung Quốc và Úc. Trong nước Việt Nam thì quà nhiều vô kẻ. Có hai ba năm chơi Blog và Facebook mà ả có cả một tủ sách “quà tặng bốn phương”. Tất cả đều gửi theo đường bưu điện hoặc là trao tận tay. Có lẽ cảm động nhất là chuyện gửi quà của một giáo viên ở bên Canada. Chuyện ấy ả đã kể nhiều rồi.
    Không phải ngẫu nhiên mà ả chơi blog và Facebook. Cái thói viết hờn trách người yêu vì sự phũ phàng của một thằng nào đó thì ả đếch ham. Mà Ả cũng chả ưa đưa cái ruột của mình cho thiên hạ đọc. Vậy nên blog và Facebook là “bầu trời tinh nghịch” của ả. Ả chơi với đúng nghĩa chơi trong bầu trời ấy. Tất nhiên là ả chơi với chữ rồi. Mỗi khi nghe một cụm từ hoặc một tin tức hay ho nào đó. Ả muốn chuyển thể thành một bài viết vui một tý, ngông một tý, thâm một tý và cay một tý. Những lúc ả buồn, ả tự sáng tác cho mình một tiểu phẩm hài dí dỏm rồi đưa lên blog. Ả đọc xong, ả cười hơ hớ như một con điên. Ít người viết truyện cười mà làm ả cười lắm. Ả kén tác giả lắm. Đọc một hai câu đầu mà không có sự dồn dập não bộ thì ả vứt cái truyện ấy ngay. Ả khó tính thí mẹ. Ngữ như ả thì có chó nó chơi. Ả biết thế nhưng ả kệ. Ả cóc phải quỵ lụy thằng nào. Hợp thì chơi. Không hợp thì xéo. Éo nói nhiều.
    Bây giờ, khi ả còn là kẻ lông bông. Buổi sáng ả tự học Hán văn. Không có Thầy chỉ bảo nữa. Ả thấy khó khăn quá. Nhưng ả vẫn cố. Buổi trưa ả tranh thủ khi vừa mới ăn cơm xong, lên Facebook tiêu khiển cho xẹp cơm tý rồi leo lên giường ngủ.

    Buổi chiều ả lôi cuốn 556 bài tiểu luận tiếng Anh ra học từ mới và tập dịch rồi đối chiếu bản dịch mẫu. Vậy mà cũng ngốn hết thời gian của một ngày của ả đấy.

    Tối về ả ôn kiến thức chuyên ngành H. Nếu có hứng thì viết văn. Gửi đi đâu đó. Nếu hên thì được đăng. Nếu không hên thì cho nó lên blog. Ả cần tiền nhưng ả hiểu văn chương sản sinh do nhu cầu xuất dữ liệu của đầu óc vậy nên đừng vì tiền mà rẻ rúng bộ não của chính mình. Ả cứ viết thế. Viết cho khỏi khuây khỏa. Viết cho bớt nhàn cư và viết cho chính nhu cầu được viết của chính bản thân mình. Thế thôi. Xin lỗi. Ả éo thèm thằng nào khen nữa rồi. Ả đang là con bé mất nết. Có nết để cho cái bể người nhã nhặn muốn ói kia bắt nạt à?
Buôn Ma Thuột, sáng 16/8/2013
Tây Nguyên Xanh
No comments

Wednesday, August 14, 2013

NỤ HÔN ẢO GIÁC

NỤ HÔN ẢO GIÁC
Truyện ba láp
Tác giả ảnh: Quyen Kh
   Sáng nay chẳng biết phía cuối phố có chuyện gì mà còi xe cấp cứu kêu inh ỏi. Em đang ưởn à ưởn ẹo đi bộ vài vòng cho nó xẹp mỡ vùng bụng. Lâu nay chơi Facebook, ngồi miết. Cái bụng nó tròn như con vét rồi. Con vét trong tiếng Nghệ An nghĩa là con bọ chét ấy. Em mon men, lít nhít, thoi thóp chen vào đám đông. Rồi lại hỏi khéo:
- Thế có chuyên gì thế các Cụ ơi.
- Thằng Khái nó làm mẹ nó lên tăng xông
- Nhưng phải việc gì mới ra nông nỗi ấy chứ ạ
- Tao không biết. Con nít. Biết cái gì.
   Hu hu. Em bị xếp vào hàng con nít mặc dù bờ môi em đã chạm hơi bị lắm làn môi của các chàng trai có thân hình to cao cường tráng. Thằng Khánh con nhà ông Bính này. Thằng Mậu con bà Tám còm này. Cả anh Tủn con bà chủ quán phở Chín Béo cũng hôn rồi. Dại gì mà không hôn anh Tủn. Anh tuy xấu cái mặt nhưng anh hôn rồi  mời đặt mông xuống ghế thì thế nào cũng được ăn phở miễn phí. Em phải tiết kiệm tiền để nạp tài khoản cho cái Dcom 3G cho nên phải giảm bớt ăn sáng. Chỉ cần hôn anh Tủn mà Dcom vẫn xài và sáng sáng ăn bún đều đều thì ngu gì em không hôn; hí hí
   Tuy em bây giờ đã là chủ tịch tập đoàn Sẻo Lá. Ăn xài vô tư nhưng mà em vẫn yêu cái mùi phở Hà Nội do bà Chín Béo nấu. Khiếp! Cái bà ấy làm gì mà béo kinh béo sợ. Em vẫn nghĩ bà ấy chả bao giờ giận ai vì sợ tăng huyết áp. Bà ấy béo nhưng khuôn mặt phúc hậu. Cái tay thoăn thoắt cắt miếng thịt bò mỏng như lá lúa. Bốc bún bốc rau lia lịa. Miệng nói thao thao bất tuyệt toàn những câu nói như “có ngay” hay là “chờ một tý” cũng có khi là “ Bé Năm ơi, đem rau cho khách”, Miệng nói, cái óc tính tiền, cái tay nhận và thối tiền cho khách xong rồi ẩy cái bụng một phát là cái hộc tiền đóng lại. Có cái bụng to cũng lắm lúc hay, nhỉ?.
   Như mọi ngày, hôm nay em cũng ăn phở. Đang úp mặt vào tô phở thì có đứa lại hôn nghe tiếng chụt một bên gò má em. Em choáng. Khách đông nghịt mà sao đứa nào dám hành xử như thế. Em đánh mắt sang, trừng mắt, ngắm toàn thân cái đứa dám hôn em. Em bỗng thẹn thùng:
- Ôi anh Tủn. Mẹ anh ở đấy sao anh dám....
- Anh Tủn của em có vật em ra ngay giữa bàn cũng chẳng sợ.
- Hả???? Anh đừng có hù em chứ.
- Anh đùa đâu. Hôn xã giao tý ấy mà.
- Anh cứ làm như ở Tây ấy.
- Ờ thì chúng ta đang ở Tây mà
- Tây? Anh đừng có mà điêu
- Tây Nguyên! Em cãi à.
- Ối anh lại đùa.
- Lịt mịa! Con này ngu. Cứ giả vờ nai tơ ém hàng thế kia thì làm éo gì có thằng nào ngửi hả?
- Em...
Em tắc tỵ thật. Em có hơi hám trai tý nhưng mà trước mặt trai vẫn phải ra giá cho nó có phong cách con nhà gia giáo. Khổ thế đấy. Và rồi anh Tủn ấy lấy tô phở và ngồi cùng bàn với em. Làm em mặt đỏ như trái gấc.
Em đang xỉa răng, đánh lưỡi tanh tách, bỗng dưng nhớ cái vụ cấp cứu sáng nay bèn hất hàm ra phía trước hỏi:
- Anh Tủn, nhà bên kia hục hặc gì hay sao mà có người đi viện?
- Chuyện động trời thời a còng chứ hục hặc gì
- Anh kể em nghe xem nào. Nghe chừng hấp dẫn thế
- Mày có chơi Facebook không? Không chơi thì miễn hóng chuyện
- Có. Em có chứ. Ngày nào em chẳng “hạ cố” lên Phây
- Nick là gì? Dạ Em Gái Tây Nguyên ạ.
- Lịt mịa! Nick nghe máu lửa thế.
- Hí hí. Em mà.
Anh Tủn thủng thẳng hớp tách trà đá, mắt nhìn đăm đăm cái bàn chân nhỏ nhỏ xinh xinh của em. Em thấy bực mình nghĩ bụng, a cái lão này định ngậm tăm chuyện mình muốn nghe rồi đây. Em hỏi:
- Anh nhìn gì mà ghê thế?
- Nhìn đôi dép mười lăm năm chưa đánh của cô mày. Bẩn không thể tả.
- Zời ạ. Hết chuyện để nói rồi à. Kể em nghe xem nào – (lúc ấy em ngượng đỏ mặt tía tai)
- Cái bà ấy phải đi cấp cứu chỉ vì thấy đôi dép bẩn.
- Hả? Dép của ai? Và ở đâu?
- Bà ấy đi lấy hàng ở Quảng Ninh. Từ Buôn Ma Thuột mà ra đến Quảng Ninh thì mày biết thời gian đi ô tô bao lâu rồi còn gì. Ba ấy đi một tuần mới về. Lúc tới nhà thì thấy một đôi dép bẩn.
Hồi hộp quá, em ngắt lời:
- Cái gì vậy, sao toàn chuyện dép guốc thế?
- Để im tao kể mày nghe
- Ừm!
- Ừm à. Tao đấm cho vỡ mỏ bây giờ. Em út mà hỗn
- Ui em nhầm. Dạ! Không dám ừm nữa ạ!
- Bà ấy mở cửa xộc vào nhà. Thầy đồ lót phụ nữ mỗi nơi mỗi chiếc. Cứ theo dấu vết quần áo ở trên nhà thì bắt gặp cảnh “bốn chân chung một gường”.
- Sao nữa?
- Thì bà ấy nổi cơn tam bành. Hỏi ngay cái con bé đó là ai. Vì sao quen thằng quý tử của bà. Dân chợ búa. Kỵ cái chuyện trai gái trong nhà lắm. Họ sợ ruông! Mạng méo vi tính vi teo bà ấy tối mịt đầu óc. Khi thằng con nói quen nhau ở trên mạng. Bà chỉ biết mạng nghĩa là cắm điện cho một cái máy và ngồi bấm bấm thì gọi là lên mạng. Bà ấy thấy tủi khổ vì đời chẳng biết mạng méo là gì để không ngăn cản được con. Bà ấy khóc....
Nói đoạn, anh Tủn quay mặt về phía bà Chín Béo. Nhìn một lúc rất đăm chiêu rồi kể tiếp:
- Ai chứ nickname của thằng Khái thì tao biết. Vào Facebook mày gõ Khái Hùm thì chính y đấy. Câu chữ thằng ấy ất ơ lắm nhưng được cái là chết cười vì mấy cái ảnh photoshop của nó. Nó mới chia tay mối tình đầu nên càng hứng thú cái vụ tán gái cho chúng nó đau khổ tí chút chơi. Nhưng mà riêng cái con Hạ Xanh thì tuyệt nhiên nó không trêu ong ghẹo nguyệt gì cả. Chơi rất nghiên túc. Nó đã khóc vì một status con bé viết về nỗi nhớ người yêu. Con bé này hành văn khá được. Hạ Xanh cũng là bạn ảo trên Facebook của tao
- Ô, anh cũng chơi Facebook à?
- Nói ngu thế. Không chơi thì làm quái gì có thông tin cho mày đớp.
- Thế cái con bị bắt gặp trên giường ấy là Hạ Xanh à.
- Đừng tò mò, Nghe kể đã. Hạ Xanh viết văn làm cho chúa sơn lâm Khái Hùm rơi lệ. Thế là đâm ra kết giao tình. Thằng Khái nói khai hết mọi nhẽ về nhân thân. Con Hạ Xanh thì tính tình kín đáo. Thấy ai trò chuyện hợp và tin được thì nó cho số điện thoại thôi. Khái Hùm quý Hạ Xanh thể hiện rõ qua từng xì-ta-tụt. Nhà người khác nó ít like và comment lắm. Toàn thấy lộ diện ở Hạ Xanh.
- Thế rồi nhân lúc mẹ đi lấy hàng ở xa. Chúng nó tò te tú tý ở nhà chứ gì?
- Ừ, Đã “bốn chân” trên giường thì chắc xong xuôi đời gái hết rồi. Nhưng mà đó không phải con bé Hạ Xanh
- Thế ạ?
- Im nghe kể tiếp này. Khái Hùm chỉ comment cho Hạ Xanh khiến mấy con bé ởm ờm tán nó lúc trước ghen kinh khủng. Trong đó có con bé Thu Trang nói bóng nói gió ngay dưới phần bình luận luôn. Nó gán ghép Khái Hùm và Hạ Xanh như vợ chồng rồi. Kinh lắm. Đúng là thói ghen đàn bà.
- Hạ Xanh xử lý sao?
- Con Hạ Xanh nó giả vờ ngơ nên qua được hết. Thằng Khái Hùm yêu con Hạ Xanh này quá. Mới lập một cái nick mới là Mơ Xuân. Nó kết lại một vài bạn cũ của nick Khái Hùm, lâu lâu Mơ Xuân bình luận lấy lệ ở nhà bạn bè thôi. Chủ yếu là chia sẻ bài viết của Hạ Xanh, khen Hạ Xanh, và góp ý cách viết cho Hạ Xanh. Thằng Khái trông đần thối thế nhưng là dân cộng tác cho các báo địa phương đấy. Nó thay địa chỉ cứ trú của Mơ Xuân nên chẳng ai nghi ngờ nó là Khái Hùm Buôn Mê.
- Con Hạ Xanh không biết Mơ Xuân là Khái Hùm à?
- Con bé giả ngơ ấy. Chẳng đoán được nó nghĩ gì nên anh mày chịu chết. Không biết trả lời cô em đâu.
- Nhưng em thắc mắc vì sao người trên giường không phải là Hạ Xanh
- Văn chương tự cổ vô bằng cớ. Mày nghe câu này chưa?
- Rồi!
- Đấy. Lắm kẻ biết thế mà vẫn quy chụp ý tưởng văn. Kể cả văn blog hay Facebook. Thằng Khái ghen lồng ghen lộn khi một bài văn của con Hạ Xanh viết về sự khổ đau. Nó nghĩ con bé mới bị thằng người yêu vụng trộm nào đó bỏ rơi nên mới viết bài ấy. Thế là cãi nhau qua chát Facebook. Thằng Khái bắt chuyện ngay với con bạn khác. Bỏ rơi Hạ Xanh ít ngày. Mặc kệ cái Mơ Xuân với vẩn ấy với nàng Hạ Xanh. Nó nghĩ đời được mấy. Lên giường với một em dễ dãi đâu có chết. Chơi luôn. Thế là thành cái sự việc sáng nay. Mẹ nó không ngờ mới tí tuổi đầu đã biết dụ gái về nhà rồi đè lên người con bé. Bà ấy chửi nói. Nó cãi nhem nhẻm. Thế là tăng huyết áp. Thế là đi viện thôi...
- Thế mà anh nói bà ấy lên tăng xông chỉ vì đôi dép bẩn.
- Tao nghe bà ấy chửi cái con ấy rằng đồ dơ dáy.
- Tao nghĩ chỉ vì đôi dép bẩn nên bà ấy chửi thế. Hã hã.
- Anh lại giả vờ ngơ rồi. Thế sao anh biết kỹ càng thế?
- Bí mật!
- Chắc lại quy kết qua các status chứ gì?
- Có phần đúng. Nhưng không là tất cả. Thôi đừng tò mò nữa cô em ạ. Nói chân tình nhé!
- Gì anh?
- Một nụ hôn ảo gửi qua Facebook cũng có thể làm mẹ hoặc bố cô em vào viện đấy. Nhớ nhá.
- Vầng....
  Anh Tủn lắm lúc như ông cụ non thế đấy. Nói chuyện đốp chát nhưng chân tình, cởi mở. Có điều nếu anh ấy không muốn nói thì có cạy miệng anh ấy cũng không hé răng. Anh ấy đáng tin mà đáng mến lắm. Chắc chắn cái vụ vừa rồi có người mách lẻo thì anh ấy mới biết. Nhưng anh ấy chẳng nói gì thêm vì không muốn khai tên người cấp tin. Em đoán thế.
   Em không tin mọi thứ trên mạng xã hội là ảo hết thảy. Cuộc chơi nào cũng có người nọ người kia. Quan trọng là cách đối xử của mình với họ và sự may mắn của mình khi chọn được bạn tốt trong bể bạn bè ưa lừa lọc.
Buôn Ma Thuột, 14.8.2013
H’Tây Niê


4 comments

BIẾT THÌ KHÔNG CHẾT

Ảnh: Shikhei Goh
1. Ba ba + Rau dền : Chết người
2. Ba ba + Rau sam : Đau bụng
3. Mật ong + Bột sắn dây : Chết người
4. Mật ong + Sữa đậu nành : Chết người
5. Bị rắn cắn ăn cua, cá : Chết người
6. Trứng ngỗng + Tỏi : Chết người
7. Trứng vịt + Tỏi : Ngộ độc
8. Thịt chó + Nước chè : Ung thư
9. Cà chua + Khoai tây : Ung thư
10. Gan + Giá đỗ : Ung thư
11. Ốc, trai, hến, cua + cà chua, ớt, cam, chanh: Kết thành chất độc
12. Sò, ốc, cua + Hoa quả : Kết thành chất độc
13. Nước luộc gà + Rau cải xanh : Kết thành chất độc
14. Canh trứng - cà chua + Lá hành : Kết thành chất độc
15. Đường đỏ (mật) + Sữa đậu lành : Đau bụng, tiêu chảy
16. Hải sản + Hoa quả : Đau bụng, tiêu chảy
17. Sữa chua + Hoa quả : Khó tiêu, tiêu chảy
18. Khoai lang + Quả hồng : Gây lở loét dạ dày
19. Chuối hột + Mật, đường : Chướng bụng 
20. Thịt gà + Rau kinh giới : Phong thấp
21. Ăn rau quả ngay sau bữa ăn : Không tốt
22. Ăn rau quả sau bữa ăn 3 giờ : Kích thích tiêu hoá
23. Ăn nhiều rau cải + Uống nước chè : Phòng chống bệnh Ung thư
24. Ăn cá ít nhất 2 bữa/tuần : Phòng chống bệnh Tim mạch
(Theo: Viện vệ sinh dịch tễ TW - Khoa Chống độc - BV Bạch Mai HN)
Một số thực phẩm kỵ nhau ta thường gặp:
GIÁ ĐẬU VÀ GAN HEO
    Các nhà khoa học phân tích 100g gan heo thấy có 2,5mg đồng và giá đậu có nhiều vitamin C. Nếu ta xào lẫn hoặc ăn gan heo với giá đậu cùng một lúc hoặc trong thời gian gần nhau sẽ làm cho vitamin C bị oxy hóa. Kết quả giá đậu thành chất bã không còn chất bổ.

SỮA ĐẬU NÀNH VÀ TRỨNG GÀ
   Trong sữa đậu nành có chất Protidaza có tính chất ức chế sự chuyển hóa của Protein có trong trứng gà. Kết quả chúng sẽ cản trở sự hấp thụ dinh dưỡng, gây rối loạn tiêu hóa và làm mất đi một lượng Protein mà lẽ ra cơ thể được hấp thụ.

SỮA ĐẬU NÀNH VÀ ĐƯỜNG ĐEN
   Trong đường đen có chất acid malic khi hòa tan trong sữa đậu nành sẽ tạo ra chất lắng tủa làm giảm chất bổ của sữa đậu nành. Mặt khác khi uống vào dễ bị đầy bụng, khó tiêu khiến hấp thu các chất khác cũng giảm. Vậy khi uống sữa đậu nành nếu muốn uống ngọt ta dùng đường kính trắng.

HẢI SẢN VÀ HOA QUẢ
   Các loại hải sản đều giàu Protein và canci. Nếu trước hoặc ngay sau bữa ăn có hải sản ta ăn các loại hoa quả chứa nhiều acid tanic như nho, cam, quýt,… sẽ làm mất đi chất dinh dưỡng của hải sản. Ngoài ra hoa quả ăn cùng với hải sản còn có tác dụng kích thích nhu động ruột gây đầy bụng, nôn mửa, ỉa chảy.

SỮA BÒ VÀ NƯỚC HOA QUẢ
   Sữa bò chứa rất nhiều Protein trong đó chất Cazeine chiếm tới 80%. Khi sữa bò pha lẫn hoặc uống cùng với nước hoa quả chua sẽ làm cho chất Cazeine kết dính, lắng đọng lại làm cho ta khó tiêu và rối loạn tiêu hóa.

THỊT DÊ, THỊT CHÓ VỚI NƯỚC CHÈ
   Thịt chó và thịt dê rất giàu Protein. Nếu vừa ăn thịt chó hoặc thịt dê lại uống nước chè ngay thì chất acid tanic có trong nước chè sẽ kết hợp với Protein có trong thịt chó hoặc thịt dê tạo thành chất tannalbin. Chất này có tác dụng làm giảm nhu động ruột gây ra các hậu quả: Protein sẽ khó tiêu, gây đầu bụng. Nước trong lòng ruột bị hấp thu nhiều, gây phân khô và táo bón. Chứng táo bón làm các chất động (lẽ ra được tống ra ngoài) nằm lâu trong ruột có hại cho cơ thể.

VITAMIN C VỚI CÁC LOẠI ĐỘNG VẬT CÓ VỎ SỐNG DƯỚI NƯỚC (TÔM, CUA, ỐC, HẾN,…)
   Các loại động vật này chứa rất nhiều chất asen hóa trị 5 (chất này gây động cho cơ thể). Nhưng khi ta ăn các loại thực phẩm này mà ta uống vitamin C hoặc ăn các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C như cam, chanh, cà chua, mướp đắng,… sẽ làm cho asen hóa trị 5 chuyển thành asen hóa trị 3 (tức chất thạch tím) là chất rất động có thể gây chết người.

======================

    Khi chế biến, sử dụng thực phẩm, bạn cần lưu ý tránh nấu hoặc ăn cùng các loại thức ăn kỵ nhau. Chẳng hạn, thịt bò thịt trâu không nên ăn chung với lươn và hẹ.
   Một số loại thực phẩm khi nấu chung, hoặc đưa vào cơ thể cùng một lúc có thể tương tác, gây tình trạng khó tiêu hóa, ngộ độc hoặc nhiễm độc lâu dài cho cơ thể. Dưới đây là một số lời khuyên của Đông y:
Thịt lợn không nên ăn với ốc bươu, cam thảo.
Gan dê không nên ăn với măng tre.
Thịt dê không nên ăn chung với bí ngô, hoặc không nên dùng nồi đồng để nấu.
Măng tre không dùng chung với mạch nha.
Thịt chó không nên ăn với tỏi (vì sẽ gây khó tiêu).
Củ tỏi không nên ăn chung với cá trắm (vì sẽ dễ làm cho bụng chướng đầy, hay sinh ra sán).
Cua không nên dùng với cam, quít ( vì dễ gây buồn nôn ), hay mật ong, kem ( vì sẽ làm ứ trệ ở dạ dày ) và bí đỏ.
Cua cũng không nấu với quả cà dái dê.
Bí đỏ không nấu với tôm.
Lươn kị nấu với táo đỏ.
Thịt lươn trắng kị ăn với giấm.
Bắp kị nấu với ốc; còn ốc thì không nấu với mì
. =========================
   Đông y cho rằng, nên ăn nhiều vào ban ngày vì lúc này khí dương thịnh, cơ thể hoạt động nhiều. Buổi chiều tối là lúc dương suy, ăn ít thì tốt hơn. Hằng ngày, nên ăn uống vào những giờ nhất định để tiến trình tiêu hóa và hấp thu của tỳ vị được diễn ra bình thường.
   Việc ăn uống cần đảm bảo điều độ. Nếu ăn cùng lúc một lượng thực phẩm lớn, tỳ vị sẽ phải làm việc nhiều, dễ bị tổn thương. Ngược lại, việc ăn uống quá ít cũng làm cơ thể suy yếu do không được cung cấp đủ những chất dinh dưỡng cần thiết.
   Sau đây là một số nguyên tắc ăn uống khác:
   1. Điều hòa ngũ vị
Đông y cho rằng, mỗi vị tác động lên cơ thể theo một cách riêng:
- Chua (ô mai, thạch lựu): Hạn chế bài tiết mồ hôi, nước tiểu.
- Cay (gừng, hành, tỏi, ớt): Hành khí, hoạt huyết, phát tán.
- Ngọt (mật ong, các loại gạo, mì): Bồi bổ cơ thể.
- Đắng (trần bì, mướp đắng): Giải độc, thanh nhiệt, lương huyết, giáng khí.
- Mặn (muối, rong biển): Chống táo bón, nhuận tràng, bồi bổ âm huyết.
   Nếu điều phối hợp lý các vị trên, thức ăn sẽ thơm ngon, bổ dưỡng, giúp cân bằng sức khỏe. Việc quá thiên về một vị nào đó sẽ gây bất lợi cho ngũ tạng.
2. Phối hợp thức ăn hợp lý
   - Dùng một loại thực phẩm phụ để làm tăng tác dụng của thực phẩm chính.
   - Kết hợp các thực phẩm sao cho chúng tăng cường được hiệu quả của nhau.
   - Kết hợp các thực phẩm sao cho loại này có thể hạn chế tác hại của loại kia.
   - Không dùng chung 2 loại thực phẩm kỵ nhau.

3. Phối hợp hàn nhiệt
   Phối hợp hàn nhiệt là một cách điều hòa âm dương trong chế biến thức ăn. Đối với thực phẩm có vị cay nóng, nên thêm cải xanh, cải trắng, măng non… để dưỡng âm. Còn với những thức ăn có tính hàn như thịt vịt, thịt gà, nên thêm gia vị cay nóng như tỏi, hồi, tiêu, gừng.
   Ngoài ra, những người có thể chất suy nhược, âm hư nên dùng các thực phẩm có tính bổ âm như vừng, mật ong, sữa, rau xanh, trái cây, đậu phụ, cá… Người thể chất dương hư nên dùng nhiều thực phẩm có tính bổ dương như thịt dê, hươu, nai…
4. Ăn uống theo khí hậu, thời tiết
   Mùa xuân, dương khí thịnh, khí dương của cơ thể cũng tăng lên. Lúc này, nên dùng thêm những thực phẩm trợ dương như hành, rau thơm, chao…. Nên hạn chế ăn chất béo, giảm vị chua, tăng vị ngọt để dưỡng tỳ khí.
   Mùa hè nắng nóng, mưa nhiều, khí nóng dễ xâm nhập cơ thể gây chán ăn, năng lực tiêu hóa giảm. Để khí dương không bị thương tổn, nên dùng các thức ăn có vị chua, ngọt vừa phải như đậu xanh, dưa hấu, ô mai… Không nên ăn các món nhiều dầu mỡ, hạn chế vị cay, ngọt. Không dùng quá nhiều đồ lạnh, nước đá vì chúng sẽ khiến bụng bị hàn, gây đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy…
   Vào mùa đông, thời tiết lạnh lẽo, cần ăn nhiều chất đạm. Khi chế biến, nên dùng thêm gia vị cay nóng như ớt, tiêu, gừng, tỏi. Tối kỵ các thực phẩm đông lạnh, cứng bởi chúng thuộc âm, dễ gây tổn thương đến khí dương của tỳ vị. Tuy nhiên, cũng không nên ăn quá nhiều thức ăn nóng để tránh hiện tượng khí dương uất kết, hóa nhiệt.
Nguồn bài: Lê Hải Facebook 
3 comments

Tuesday, August 13, 2013

LỄ THÍ THỰC TRONG NGÀY RẰM THÁNG BẢY.

LỄ THÍ THỰC TRONG NGÀY RẰM THÁNG BẢY.
Ảnh sưu tầm từ internet
Ghi chép
    Tháng bảy âm lịch theo dân gian truyền lại là tháng âm linh cô hồn. Những ngày cận kề rằm tháng bảy, dưới âm tào địa phủ sẽ thực hiện đại xá cho các vong linh để họ tìm về nguồn cội. Với ý nghĩa đó, những người đang sống ở Việt Nam có dịp thăm ngó bàn thờ gia tiên nhiều hơn. Những người sống tưởng nhớ người đã chết qua nén nhang khói bay nghi ngút. Vào ngày rằm tháng bảy người ta hay làm một mâm cúng thí thực. Ở trong bài viết này tôi chỉ đề cập đến lễ thí thực của một số hộ gia đình theo Phật giáo. Nghĩa là lễ thí thực được tổ chức sau lễ bạch Phật. Và đồ ăn thức uống cúng tế đều là chay cả.
    Thông thường, một mâm thí thực-tạ trời đất thì có mâm thượng và mâm hạ và mâm gạo nổ Mâm thượng là để cúng trời đất. Mâm hạ là cúng chúng sanh. Ngoài ra còn một cái bàn đựng gạo, nổ, muối và một vài thứ khác nữa. Cụ thể như sau:
    1) Mâm thượng: Mâm thượng chính là cái mâm cao nhất. Người ta đặt một cái bàn lớn ngay trước sân nhà, đối diện với bàn thờ lộ thiên. ở góc bàn gần phía bàn thờ lộ thiên có úp mấy cái chén hoặc một vật gì đó để làm giá đỡ cho một cái mâm đặt trên đó. Trên mâm người ta đặt một cái lư hương (thông thường là đổ gạo vào cái ly), một bình hoa, một đĩa quả, một đĩa xôi, khoảng ba hoặc năm ly nước, kột vài chén chè (tùy số điều kiện gia chủ giàu hay nghèo mà số lượng chén chè và đĩa xôi nhiều hay ít). Không bao giờ đặt đũa và muỗng trên mâm thượng. Có lẽ người ta quan niệm rằng các vị thần thì “hưởng” chứ không “ăn” nên không cần đũa muỗng.
   2) Mâm hạ: Đây là mâm đặt thấp hơn mâm thượng. Trên đó trình bày tất cả những loại đồ ăn thức uống cúng tế. Tùy vào điều kiện gia đình mà đồ ăn ngon hoặc xoàng xỉnh. Trên cái bàn này có đặt một cái lư hương ở ngay phía đối diện với lư hương mâm thượng. Cũng bày biện một bình hoa, một vài ly nước cúng. Nhất thiết phải có chén không và đũa muỗng.
   3) Mâm cháo nổ: Mâm được đặt thấp hơn mâm hạ. Trên mâm bày biện một tô cháo, năm cái chén có sẵn một cái muỗng trong mỗi cái. Một đĩa vàng mã (tùy điều kiện giàu nghèo mà đĩa này có nhiều hay ít). Trên đĩa vàng mã còn có thêm một bao thuốc lào, vài con cá khô, một đĩa trầu têm, một đĩa đựng gạo, nổ, muối. Trong đó nổ được tạo ra từ việc rang thóc trên lửa cho nó nổ ra rồi nhặt lấy phần lõi bên trong. Sở dĩ phải có mâm cháo nổ này là vì người ta quan niệm có những vong cô hồn là trẻ sơ sinh nên chỉ ăn cháo được thôi. Có thể có vong là cụ ông nên có thuốc lào và trầu thì cho các vong cụ bà. Có cá khô là hình như để cho các vong súc sinh hay sao ấy. Tôi chưa rõ về điều này lắm vì không tiện hỏi.
   Sau khi chuẩn bị đồ lễ xong xuôi thì gia chủ bắt đầu hành lễ. Họ thắp hương và đọc kinh (nếu có theo đạo). Lời khấn của họ có nội dung đai khái như là:
“Hôm nay là ngày...tháng...năm...
Gia đình chúng con gồm......Cư trú tại....
Chúng con thành tâm thiết lễ thí thực, nguyện cầu cho tất cả các hương linh cửu huyền thất tổ quá vãng, các hương linh hữu danh vô vị hữu vị vô danh được sớm về nơi cội nguồn giải thoát. Cầu cho đất nước thái hòa. Mùa màng tốt tươi. Đời sống no ấm”
   Khi hương cháy được hơn một nửa rồi thì người ta đem gạo, nổ, muối trộn lẫn vào nhau và rải đi khắp sân và ngoài ngõ. Người nào hay có ảo giác thì đôi lúc hay tượng tưởng ra có cả nghìn cánh tay giơ lên xin ăn. Thương lắm. Sau khi rải xong thì người ta bắt đầu đốt vàng mã. Vừa đốt, họ vừa cầu xin hai vị hộ pháp ở cổng nhà phân phát cho các hương linh âm cô hồn để tránh những thành phần đó tranh giành nhau. Thế nên người ta hay đốt ở phía trong sân nhưng gần cổng nhà. Lễ xong, gia chủ đem đồ cúng vào nhà và ăn cho hết. Vì nếu đổ đi thì mang tội.
    Ở góc nhìn văn hóa thì đây là một hình thức phản ánh ước vọng giao hòa với thiên nhiên vạn vật của con người. Lễ thí thực cũng là một biểu hiện tín ngưỡng của dân tộc ta. Tuy nhiên xét ở góc độ kinh tế thì người ta vẫn cho đây là một sự lãng phí. Vì gạo và muối được rải đi khắp nơi, Chi phí sắm vàng mã cũng cao. Vàng mã đốt nhiều cũng gây ô nhiễm môi trường. Mỗi một góc nhìn cho một vài lý lẽ riêng, nhưng nếu ta kết hợp mọi góc nhìn để có cái nhìn tổng thể thì có lẽ lễ thí thực tồn tại rất nhân văn.
Buôn Ma Thuột, 13/8/2013
Tây Nguyên Xanh
No comments

Monday, August 12, 2013

MÊNH MANG CHIỀU MƯA

Mưa rơi trước ngõ
   Chẳng biết ai đã ví:
                   Thân em như hạt mưa sa,
           Hạt vào đài các hạt ra ruộng đồng
   Cũng chẳng biết ai đã sử dụng cái thuật ngữ “Mùa Mưa Tây Nguyên” đầu tiên để cho hôm nay mình ngồi ngắm mưa qua cửa sổ và viết những dòng này. Ngẫm về sự gán ghép phụ nữ với thiên nhiên vạn vật trong thi ca nhạc họa nói chung mà trong tình yêu Tây Nguyên nói riêng. Trước mắt mình đang là một cơn mưa êm ả, rả rích, bắt đầu từ lúc nào không nhớ nữa và lúc nào kết thúc cũng chẳng ai đoán trước được. Bởi lẽ ông Nguyễn Bính đã nói rồi “Nắng mưa là việc của trời”. Xin được cải biến câu tiếp theo trong bài thơ ấy thành “Xem mưa là việc của tôi ở nhà”. Những ngày này trời Tây Nguyên mưa nhiều lắm. Đường lầy vì đất tan rã sau nhiều đêm mưa, Trời thì trắng tinh như cái màng huyền bí phân chia ranh giới giữa đàn bà và con gái.
   Cái gì mình cũng ưa ví với gái Tây Nguyên. Từ thời tiết đến miêu tả sinh vật, mình đều muốn đem cái nuột nà của làn da, cái hương tóc cháy của những cô bé chăn bò, vòng ngực tròn trịa, cái mông săn chắc của các thiếu nữ Tây Nguyên vào những trang nhật ký mở của mình. Mình không thoát ra được khỏi cái tầm Tây Nguyên hay sao ấy. Viết đi viết lại, tản văn rồi đến thơ, bút ký, cái gì cũng thích có hình ảnh cuộc sống Tây Nguyên vào trong đó. Người ta hỏi Tây Nguyên có gì đẹp mà mình nhắc đến nó hoài vậy. Không có đâu, Tây Nguyên không đẹp đâu. Chỉ là mình sợ xa vắng Tây Nguyên cho nên cố miêu tả một cách mỹ miều đấy thôi.
   Tây Nguyên của mình bình dị lắm. Sáng trời se se lạnh cho mình phải co ro tìm chiếc áo choàng. Trưa nghe tiếng lóc cóc từ những cái lục lạc treo trên cổ của những con bò đang gặm cỏ. Chiều về trời có ráng vàng cả một phía. Gió thì lúc phần phật lúc lả lướt như hơi thở của chàng trai đang gần gũi người thương thôi. Thật đấy. Tây Nguyên của mình nó như thế đấy. Chẳng có gì đâu. Nhưng mà chẳng hiểu sao mình mà khai em là em gái Tây Nguyên thì bỗng dưng mình trở thành tâm điểm của cuộc vui ấy. Người ta tự hào đã từng ghé Tây Nguyên. Người ta khao khát được trở lại miền đất đỏ. Người ta muốn làm rể Tây Nguyên để được có cái nắng cái gió như trong nhạc phẩm Còn Yêu Nhau Thì Về của nhạc sĩ Nguyễn Cường. Nói chung Tây Nguyên là hết ý trong lòng họ. Còn mình thì sao. Mình ứ biết. Mình chỉ sợ đất Tây Nguyên mất màu đỏ. Sợ nắng Tây Nguyên chẳng dịu dàng, Sợ gió Tây Nguyên ngừng thổi. Và sợ cả sự hờ hững của ai kia dành cho đất Tây Nguyên. Mình có quá lãng mạn không nhỉ?
   Hôm nay, ngay giây phút này tự dưng mình thích viết. Thích viết về cái nắng của Tây Nguyên nhưng tiếc rằng mùa nắng đã qua. Thích viết về hạt mưa nhưng mưa rơi nhanh quá mà mình lại vụng về nên đã làm hạt mưa biến thành bọt nước. Thích miêu tả tiếng chim hót nhưng ngặt nỗi chỉ cần nghe thấy tiếng chim là mình buông lơi cái bút và ngả người ra miên man theo tiếng hót. Mình đang thi vị hóa cái sự lười nhác của mình chăng? Chắc chắn vậy rồi. Không bàn sai-đúng nữa.
   Một buổi chiều dênh dang cùng nỗi nhớ. Tiếng mưa rơi khơi nguồn cảm xúc viết. Hai chữ Tây Nguyên dẫn dắt nội dung viết. Và sự cạn chữ đánh dấu điểm dừng của trang viết hôm nay.
Buôn Ma Thuột, 12/8/2013
Tây Nguyên Xanh
2 comments

Sunday, August 11, 2013

HAI LÃO NẠP-PHAN

Truyện ba láp của EGTN. Kính tặng Lão Nạp và Phan Hòa
Ảnh: Dhikhei Goh
Ở thành phố nọ, có một anh chàng họ Phan, người rất trẻ nhưng mà phán câu nào thì câu ấy y ông già. Thế là giang hồ đặt cho cái biệt danh Lão Phan. Anh chàng Lão Phan này say đắm cô nàng blog có tên là Yahoo. Gọi theo một cách dân dã là Già Hú. Lão Phan say sưa tán, Già Hú say sưa đón nhận những bài thơ “ruột’ của Lão Phan. Chỉ cần một ngày anh chàng mà không gặp nàng một cái là chàng bỏ cơm, bỏ rượu, từ bỏ hội hè để đi “tìm kiếm em” ngay. Hắn yêu từ chết đến bị thương cô nàng Già Hú.
Bỗng một ngày, cô nàng blog Già Hú thút thít thưa:
      - Anh ơi, em yêu anh lắm nhưng vì lợi ích chung của đại gia đình Yahoo. Em đành hy sinh tình yêu của mình để đi tìm bờ bến khác.
      - Sao? Mất em, anh chết lâm sàng em ơi.
Lão Phan ré lên và bắt đầu thút thít như ngày đầu cai sữa mẹ. Hắn đâm ra sầu đời chán ngán. Ngày 17/1/2013 cô nàng blog Yahoo lên xe bông. Ngồi trước máy tính mà nước mắt hắn chảy ngập lụt, lại còn lan sang cả ngõ nhà Lão Nạp. Báo hại bác Nạp nhà ta một phen thất kinh vì sợ sóng thần ập đến.
Lão Nạp gia cành thì nghèo không có mồng tơi để mà rớt. Nhưng đi đâu cũng khoe “nhà lão cách nhà thằng cha Phan có cái dậu mồng tơi xanh rờn”. Nhưng hai lão này gần nhà nhau thật. Thật trăm phần nghìn luôn. Nhà ông Nạp ở hướng bắc. Nhà ông Phan ở hướng Nam. Tính khí hai ông này thì như mặt trăng với cả mặt trời. Ngồi nhậu là cái là tay chém gió, mồm lia thia, quan điểm với cả chính kiến vung vãi hết cả bàn nhậu. Ấy thế mà rất hay ngồi với nhau.
Một ngày nọ thấy Lão Phan đang sầu đời, Lão Nạp mới cà khịa rủ rê tán con em Phây Búc. Lão ấy bảo:
- Ả Phây Búc dễ tán lắm em. Viết vài ba câu là nó quỳ gối dưới chân em xin chết rồi.
    Lão Phan như rớt nước vớ được cái cọc. Cũng lọ mọ thử tiến gần em Phây Búc xem sao. Kết quả hắn lại hơi hơi kết em Phây này. Kể từ ngày có em Phây trong vòng tay. Có việc gì cần liên lạc với nhau thì hai lão nhắn tin qua Phây nữa mới ghê chớ. Hai lão chẳng thèm í ới gọi nhau qua cửa sổ như mọi khi nữa. Họ đi làm với nhau, tối đi nhậu với nhau, khuya ngồi ở nhà riêng mà chát chit với nhau. Hôm nọ bị EGTN bắt quả tang hai lão ở quán cà phê Khánh Mỹ đầu đường Mai Xuân Thưởng. Hai lão muốn bưng bít cái vụ hay chém gió với nhau bằng cách mời EGTN một bữa nhậu ra trò ở chợ đêm Quy Nhơn. Nhưng mà EGTN là người ngay thẳng. Quyết không bưng bít mọi “sự đã sáng tỏ” cho nên làm cái bản tường trình khai với cả làng Facebook. Đề nghị làng Facebook cho ý kiến phê duyệt. Hã hã.

   
2 comments