Mọi trao đổi xin liên hệ: bientaynguyen@gmail.com

Saturday, November 30, 2013

NHỮNG NGÀY LÀM CHỦ TỊCH - 4

   Sáng nay, rõ ràng em thấy mình đang trong tư thế môi run run, mắt lim dim, tay ôm chặt vào thân hình vạm vỡ của một đấng nam nhi thì bỗng nghe tiếng gọi “ Lép! Trưa trạch trưa trè rồi đấy”. Hu hu. Thì ra em nằm mơ và người “giúp” em qua cơn mộng mị là mẹ em. Mọi ngày em hôn cuộc đời khi mặt trời chưa thức dậy, chỉ tại chiều tối hôm qua đi đầy tháng cu con của nhà kia. Có tí men vào là ngủ như gụ gần ong. Em là nữ nên tửu lượng kém lắm. Độ khoảng chục chai là các anh ngồi bên cạnh phải cắm biển báo “cờ sờ mờ lờ tờ” (cấm sờ mó linh tinh) rồi. Hé hé.
    Hôm qua, thú thật là vui quá nên có hơi sa đà trong cuộc trà dư tửu điếm thật. Mà cũng tại chủ nhà tiếp nồng hậu quá chứ bộ. Thằng chủ là một gã thợ điện. Hắn cậy thế có tiền nên mới bợ được con bé xinh nhất thành phố Thất Nghiệp của em đấy. Dân trong thành phố của em có cái giai thoại thế này:
   Có một lần thằng thợ điện ấy đi nhậu về. Nốc bia nhiều quá nên dọc đường buồn tè.  Hắn dừng ngay bên đường và “vãi tình yêu” trên những luống rau của nhà con bé xinh nhất thành phố Thất Nghiệp. Con bé vốn xinh lại ăn mặc “máu lửa” nên hắn “chết trong lòng một ít” ngay lần đầu tiên thấy đít (ý là cái mông) của nàng. Nàng dỗi, nàng đòi hắn đền rau. Hắn bảo để anh đền cho em một ngôi biệt thự nhé. Nàng đồng ý ngay và ỏn ẻn dắt chàng về báo cáo với các cụ. Mẹ nàng nghe hắn giới thiệu là thợ điện thì bà mừng muốn điên lên được. Hắn xây được nửa cái biệt thự thì tự dưng tiền hết vốn. Hắn gầm lên và ép nhân viên tăng giá điện lên để thu lời. Không biết thằng nào ghen ăn tức ở, đi báo cáo với mấy thằng thanh tra. Chúng nó thanh tra tài chính ít hôm cái là thằng thợ điện bị trưng thu tiền vốn dùng để xây biệt thự.
    Mùa cưới thì mỗi ngày một đến. Hắn cũng mót có vợ lắm rồi. Nhưng ngặt nỗi là chưa có đủ tiền để xây xong biệt thự. Hắn đang đau đầu vì suy nghĩ thì có thằng cấp dưới đến hỏi:
- Anh cho bọn em xin quyết định xả nước trong hồ thủy điện để đến mùa mưa lũ, nước nhiều thì cũng không vỡ được đập anh ạ.
- Mày ngu! Xả rồi lấy điện đếch đâu mà bán. Không có bán thì lấy tiền đâu mà trả lương cho mày hả?
- Nhưng....
- Nhưng, nhưng cái khỉ mốc nhà mày. Chừng nào đầy rồi xả, lo gì hả chú em. Đợt này bán được bao nhiêu, anh sẽ chia phần trăm cho chú bấy nhiêu. Nhất trí chưa?
- Dạ.
    Thế là hắn có đủ tiền xây biệt thự nhờ bán điện. Thế rồi hắn cưới nàng. Mà mùa cưới lại trùng với mùa mưa lũ. Ngày cưới hắn, trời mưa lâm thâm đủ để ngấm sâu vào đất chứ chẳng có gì gọi là mưa ào ạt cả. Thế mà...
    Trong đêm tân hôn, hắn đang hứng khởi....thì bỗng có thằng đập cửa rầm rầm:
- Anh ơi, anh ơi! Gay to rồi. Vỡ đập mất anh ơi. Anh đến mà xem anh ơi.
- Xả đi, kêu ca cái gì. Lúc này anh mày không thể đi đâu được.
- Phải thông báo xả lũ chứ anh. Anh cho em xin chữ ký cho cái quyết định đã nào.
- Mai ký, Về vác loa thông báo xả lũ rồi khoảng mười phút sau thực hiện.
   Cái thằng cấp dưới của hắn rõ là chẳng ý nhị gì cả. Trong cái không khí nồng nàn như thế. Hắn chờ đợi giây phút này thừ cái thuở chưa có căn biệt thự. Bảo hắn bỏ nàng để theo tiếng gọi vì dân thì đâu có đành lòng.
   Sáng hôm sau, vẫn cái thằng cấp dưới ấy chạy đến nhà, mặt nó xanh như mông nhái, miệng thở dốc, nói:
- Anh ơi....hai.....hai....
- Chú mày chào anh theo kiểu Tây đấy à. Thanh kiu ve ri miu chú mày nhé.
- Không...Không....Hai cô giáo bị lũ cuốn trôi anh ạ.
- Mùa lũ, năm nào chẳng có người chết vì lũ. Lũ của thiên nhiên thì mắc mớ gì sáng ra đã xồng xộc đến nhà người ta báo tin xấu thế hả.
Tác giả ảnh: Văn Thành Chương
   Hắn nói thế nhưng mặt chuyển sắc, tay chân có vẻ bủn rủn rồi. Thằng cấp dưới lại tiếp:
- Nói gan ruột một tí thì lũ là do chúng ra xả nước hồ thủy điện anh ạ. Sáng nay em mới xả. Nghe bảo hai cô giáo ở cái trường kia bị cuốn trên đường đi dạy. Giờ tính sao anh. Báo chí nó phanh thây hai anh em mình ra.
- Điên à. Có phanh thì phanh từ trung ương đến địa phương chứ phanh gì mỗi anh em mình. Ngày xưa tao cũng có thích đến cái nơi rừng núi trùng điệp này công tác đâu. Lúc còn tranh cãi nên hay không nên xây cái hồ thủy điện này thì tao còn đang tán gái ở trường đại học. Thấy bảo dân tình kêu ca rằng xây hồ thủy điện thì tàn phá rừng đầu nguồn, rồi thì thiết kế phân luồng nước chưa ổn. Có thể gây ngập úng nặng cho vùng đồng bằng. Chúng nó hô vàng bài ca “cam kết” và cứ thế xây. Tao ra trường, tốn hai trăm chai để được về cái nơi chó ăn đá gà ăn sỏi này. Đừng tưởng vùng sâu vùng xa thì cứ xung phong là được lên nhá. Tiền cả đấy.
- Nhưng phải dự định câu chữ thế nào cho cuộc tiếp xúc với báo giới chứ.
- Cứ bảo xả đúng quy trình. Ai còn tình nghi thì cứ đệ trình lên cấp trên. Hã hã. Cấp trên rồi sẽ đến cấp trên nữa. Cứ thế dư luận sẽ lắng lại ngay ấy mà. Lo quái gì.
   Giai thoại ấy cứ âm ĩ mãi trong miệng đời thế gian. Chẳng biết thật hay giả nhưng chuyện có người chết vì lũ là thật. Còn chuyện đêm tân hôn ấy thì không biết có thật không. Có thể là do dân tình ghét thợ điện đến đỉnh điểm rồi nên vẽ lên. Người ta ghét thợ điện vì giá cả điện năng tăng liên tục, trong khi hồ thủy điện thì mọc lên như nấm sau mưa. Thôi thì thắp nén nhang lòng cho những người xấu số trong các mùa mưa lũ đã qua. Bao giờ cho đến ngày vui?

Buôn Ma Thuột, ngày cuối cùng của tháng 11/2013
Tây Nguyên Xanh
--------------
Chủ trang blog Tây Nguyên Xanh xin chia buồn cùng gia đình những nạn nhân trong mùa mưa lũ. Nội dung câu chữ có gì động chạm. Xin lượng thứ dùm tôi. Tôi không biết làm gì, chỉ biết ngồi nói tục thôi bà con ạ.
Xem bài 1 Ở ĐÂY , Bài 2 Ở ĐÂY và bài 3 Ở XÓ XỈNH NÀY NÀY. He he.


2 comments

Thursday, November 28, 2013

NHỮNG NGÀY LÀM CHỦ TỊCH – 3

Nguồn ảnh: Facebook.com
  “Ôi cái thành phố Thất Nghiệp của tôi!” đấy là một câu cảm thán mà em đã phát ngôn khi ngồi nghe buổi thu âm đầu tiên của chương trình Nói Xấu Xóm Giềng sẽ phát sóng trong vài ngày tới trên NCR (Nhàn Cư Radio). Rằng có cô tên Lý Thị Mông Dẹp kể xấu thằng luật sư láng giềng chỉ vì hắn ôm hôn cô gái có tên Mông Lồng Bàn. Chuyện đại thể như này:
   Mông Dẹp với cả Mông Lồng Bàn chơi thân như tỉ muội từ thời hai đứa mặc quần còn rách mông cho dễ tè. Thế nhưng càng lớn thì cô gái Mông Lồng Bàn càng xinh ra, đi đâu cũng được săn đón, tiền được trai cho tiêu không hết. Cô Lý Thị Mông Dẹp thì phải vắt óc học hành rồi thi cử đỗ đạt nhưng vẫn phải ở nhà bám váy mẹ để kiếm ăn. Mông Dẹp tình cờ bắt gặp luật sư Trán Ngắn hôn Mông Lồng Bàn trong bụi cỏ nên  ức chế, về cộng tác cho chuyên mục Nói Xấu Xóm Giềng.
   Chuyện kể rằng cái phường nơi Mông Dẹp ở có nền kinh tế khó khăn nhất nhì thành phố Thất Nghiệp. Bần cùng cho nên sinh ra lắm kẻ nổi khùng nổi điên. Chồng đánh vợ sái quai hàm, vợ giết chồng rồi thủ tiêu để đi yêu thằng khác, con đánh mẹ, cháu đánh bà. Ôi trời, đủ thứ chuyện trên đời. Vậy nên các gia đình ở phường ấy hầu hết ly tán tứ phương. Mỗi một mùa đông đến, gió thổi vèo vèo qua vách lá đơn sơ mới âm thầm nhớ về nhau, muốn tìm lại nhau. Người thì rang áo chồng trên chảo lửa để mong chồng nóng ruột mà về. Người thì lê lết hỏi thăm hành tung của vợ. Bí quá, người ta mới tìm đến nhà mụ thầy bói nuôi Ngải. Nghe bảo con Ngải này nó biết vanh vách gia cảnh từng nhà. Ai lưu lạc đến đâu, chỉ cần nó đánh hơi là thấy. Khổ cái là chỉ có mụ thầy bói đó mới điều khiển được con Ngải tàng hình kia.
    Cả phường đổ xô cống nạp tiền bạc, gạo muối, thịt nạc tươi để cho mụ thầy bói nuôi Ngải. Rồi quỳ lạy xin Ngải phán xem người nhà đang ở đâu. Mụ thầy bói nhân danh Ngải nói ra địa điểm ở một nơi thật xa tít. Rồi trong khi người nhà đi tìm mụ thầy bói đăng tin tìm người thân (của gia đình bị lừa) trên báo với nội dung thảm không thể tả. Người đang lưu lạc thương quá nên trở về. Kết quả là gia đình ấy vẫn tìm thấy nhau nhưng phải lòng vòng đủ nơi đủ chỗ, tốn mớ bạc vàng. Có một nữ nhà báo chuyên phụ trách gõ nội dung cho những bản tin tìm người thân trên báo bức xúc nên đã âm thầm thu thập chứng cứ sai phạm của con mụ thầy bói nuôi Ngải này. Sau đó chị ấy đã tung lên báo chí mọi thông tin đến chuyện này.
    Mụ thầy bói mất mặt quá, Tru tréo bảo nữ nhà báo vu khống. Mụ thuê gã luật sư Trán Ngắn cãi dùm. Gã này bản tính trêu ong ghẹo nguyệt, ăn nói đẩy đưa. Cô Lý Thị Mông Dẹp lại hay tin người cho nên tưởng gã có tình ý thật. Đến khi thấy gã hôn cô Mông Lồng Bàn thì mới nhảy dựng lên nói tất cả những gì cô ấy biết về gã. Theo lời cô thì Trán Ngắn đã từng tham gia tranh cãi cho một cụ nông dân bị mấy thằng quan ở phường cướp đất. Cụ bị cướp nên tức quá đánh chúng nó theo phản xạ tự vệ. Thế quái nào có một thằng nằm ngay đơ ra. Chúng nó tống giam cụ. Gã Trán Ngắn có chút công trạng khi bênh vực cụ nhưng cái mồm của gã phát ra âm thanh không át được quyền lực của quan cho nên cụ nông dân ấy vẫn ở mãi trong tù đến nay.
   Vài hôm trở lại đây, người ta thấy gã Trán Ngắn vác loa chạy quanh phường hét lên rằng tôi có vô số chứng cứ chứng tỏ nữ nhà báo kia vi phạm pháp luật. Cả phường ngồi thu lu chăm chú nhưng chẳng được nghe chuyện pháp luật mà toàn thấy gã Trán Ngắn rao rằng hôm qua nữ nhà báo vượt rào vào nhà một người đàn ông lạ. Hoặc là cô ấy đi chợ khi chưa cho con bú để cho nó khóc ầm lên, gây mất trật tự xóm giềng. Dư luận trong phường nhao lên. Uy tín của nữ nhà báo bị hoen hố đi phần nào. Nhưng ai chẳng rõ cái âm mưu của gã Trán Ngắn kia. Gã muốn đánh bại thanh danh của người ta để vô hiệu hóa mọi lời nói của nữ nhà báo. Chúng ta chưa biết nữ nhà báo ấy có vượt rào hay quên cho con bú là có thật hay không. Tuy nhiên, dù cho ở một mặt nào đó, nữ nhà báo không hoàn hảo, có thể đã sai (thậm chí là rất sai) nhưng việc công bố của chị không phải là không có căn cứ. Ý của cô nàng Lý Thị Mông Dẹp muốn nói xấu gã Trán Ngắn đó là gã thấy đuối lý cho nên bôi nhọ một tí vào thanh danh của kẻ khác.
    Từ chuyện này, thông điệp của chuyên mục Nói Xấu Xóm Giềng muốn gửi gắm đến bàn dân thiên hạ đó là “Nếu mượn tăm thì trả bằng tăm chứ đừng vác một cây tre đến trả”
    Đấy! Em kể gần như là nguyên văn câu chứ của chương trình Nói Xấu Xóm Giềng số đầu tiên đấy. Với giọng đọc truyền cảm, các phát thanh viên chắc chắn sẽ đem đến cho các bác một tràng cười trào lộng. Đón nghe nhé, em nghe rồi nên ứ nghe lại nữa. Hé hé.
Buôn Ma Thuột, sáng 28/11/2013 
 Tây Nguyên Xanh
Xem phần 1  Ở ĐÂY và phần 2: Ở ĐÂY 
4 comments

Tuesday, November 26, 2013

NHỮNG NGÀY LÀM CHỦ TỊCH - 2

Tác giả: Đi Rong Đà Nẵng
   Đã là chủ tịch thì những cuộc nhậu thể hiện “tình thân mến thương” không thể nào tránh khỏi. Những tưởng nữ chủ tịch của thành phố đất chật người đông nghề ngỗng không có như em thì sẽ chuyên chính má phấn môi son, thướt tha yêu kiều, yểu điệu bên người yêu chứ không đàn đúm gì. Nhưng...em vẫn phải giao bôi với ối...người.
   Điển hình như hôm nọ, em phải “ngự giá thân chinh’ cùng các chiến hữu trong  cuộc nhậu chia tay một đồng chí chuyển sang thành phố Có Nghiệp công tác. Em phát biểu trước buổi nhậu cực kỳ hoành tráng. Nào là kể những đóng góp của đồng chí ấy trong công cuộc đảm bảo đời sống dân sinh cho thành phố Thất Nghiệp. Em nghiêm chỉnh tự phê bình mình đã không hoàn thành chức trách của một cấp trên để cho cấp dưới không yên tâm công tác nên phải...di cư đến một vùng trời xa lạ. Nói chung em phát biểu với tinh thần vô cùng thương tiếc vì sự ra đi của đồng chí. Thế quái nào, suýt nữa chúng nó tống cổ em ra khỏi bàn nhậu. Cái thằng chủ cuộc nhậu ấy hét toáng lên:
- Không phải tự dưng ông mày có cái cớ để tổ chức cuộc nhậu này đâu nhá. Trăm mấy triệu của ông đấy nhá.
Em hiểu ngay thằng này muốn kể lể cái quá trình “tìm đến chân trời mới”. Em nói toẹt ra:
- Vào chủ đề chính đi cu. Tao cũng chả báu gì cái chức này đâu. Phàm là cư dân thành phố Thất Nghiệp thì đều cười trong nước mắt cả thôi. Kể chân tình một tí, kẻo đụng vào nỗi đau của đồng loại.
Thấy nó có vẻ buồn buồn, đứng một lúc lâu rồi ngồi xuống, tay cầm cốc bia chống bàn, lắc lư nói:
- Ngày xưa người ta ăn mừng vì xin được việc làm. Ý là “xin” theo nghĩa đen ấy. Còn bây giờ họ vẫn ăn mừng nhưng mừng vì mua được việc với giá rẻ hơn thiên hạ. Bố tao bao nhiêu đêm ngồi ở lan can hút thuốc. Mẹ tao nhiều lần khóc nỉ non vì xót thương con. Đàn Cò thì đậu ở sân nhà nườm nượp. Họ hứa voi hứa vượn. Phận làm nông, quen biết ít đành nhờ cậy cò. Ai cũng hiểu mình ít nhiều sẽ bị lợi dụng nhưng biết làm sao được. Thời thế sinh ra lắm kẻ tàn phế tâm hồn nên đành chịu...cho đến hôm nay mới được thở ra một cách nhẹ nhàng đấy chúng mày à. Dù rằng đau lắm. Đau cho số tiền không đáng mất. Cái tiền mà vốn là một nghĩa cử cao đẹp khi ai đó giúp đỡ mình thì mình “bo” cho họ ít đồng xu. Cái đẹp bị xã hội làm cho hoen ố nên con người ta vẫn mãi đi tìm cái đẹp trong thi ca nghệ thuật. Đúng không chúng mày? Đúng thì cụng ly phát nào.
Cả bọn hò nhau:
- Một...hai...ba...dzô!
Có đứa tò mò, hỏi:
- Thế cái lúc nhận tiền, họ nói sao?
- Nói gì được nữa. Toàn những câu chửi sự nhơ bẩn của xã hội chứ sao. Mấy câu đại loại như là“anh/chị hiểu gia cảnh nhà em. Chẳng muốn lấy làm gì nhưng mà cấp trên nó vòi vĩnh thì phải cho...để việc êm thấm”. Nói chung là đến nhà ông quan nào cũng được nghe hai chữ “cấp trên”. Chỉ có đến nhà thủ tướng hoặc chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội thì may ra mới nghe được cụm từ “vì dân” thôi chúng mày ạ. Đau đớn không? Đau thì lại uống...
Cả bọn cụng ly nghe choeng choeng.!
Lại có đứa hỏi một câu ngu chưa từng thấy:
- Thế cảm giác lúc trao tiền cho họ để đổi lấy cái quyết định phân công việc nó như  nào hả mày?
- Đó là cảm giác của-đi-thay-người.
- Thế bố mẹ mày lấy tiền đâu ra mà chạy cho mày?
- Đem giấy tờ nhà đất đi vay ngân hàng. Rồi năm sau kiếm tiền trả nợ. Rút cục thì con cái luôn là cục nợ của bố mẹ. Chúng mày ạ.
Một đứa đứng dậy hô lên: “Cụng ly vì cuộc đời đen như cứt chó nào!”.
Cứ sau mỗi một câu như thế thì em lại nốc một cốc bia. Báo hại cái đầu em cứ lâng lâng mà cái chân em thì mỏi nhừ vì đi thăm nhà vệ sinh...Trong cơn say, em gọi điện cho gã người yêu bảo:
 - Anh ơi đưa em về.
 Tưởng đâu anh ấy vỗ về, ai ngờ em bị quát:
- Người yêu của thiên hạ nũng nịu thướt tha, người yêu của tôi là bà chủ tịch bợm nhậu.
 Em tức quá, em nói:
- Nếu tôi là bà chủ tịch thành phố Có Nghiệp thì anh đã làm cho tôi ểnh bụng để cưới rồi. Gớm!
Chúng em chia tay nhau rồi. Hôm nay ngồi chán đời. Kể lại cho bà con nghe tí. Buồn vãi!

Buôn Ma Thuột, viết trong một phần tư của đêm 26/11/2013 
Tây Nguyên Xanh
----
2 comments

Monday, November 25, 2013

NHỮNG NGÀY LÀM CHỦ TỊCH

Làn sao để có thể vượt qua sức ỳ của một cỗ xe? - Ảnh: Lý Tấn Lộc
    Sáng nay có một cậu thanh niên tre trẻ đến xin làm hộ khẩu thường trú tại thành phố Thất Nghiệp của em. Em không cho thì họ bảo em hạnh họe mà em cho ở mãi nơi này thì cấp trên mắng em không có năng lực lãnh đạo. Mỗi lần đi họp giao ban là các đồng chí ấy hỏi em quản lý kiểu gì mà dân số của thành phố Thất Nghiệp liên tục tăng. Thì trời se se lạnh, chàng và nàng nhen lò sưởi ấm. Cái không gian mênh mang như thế. Dân số tăng là hợp lẽ tự nhiên cứ còn gì. Hé hé. Đùa tý! Thành phố của em có cơ cấu dân số cực trẻ. Được coi là tiềm năng của tổ quốc. Đáng thán phục chưa? Thân là nữ chủ tịch thành phố Thất Nghiệp nhưng em chẳng sung sướng gì đâu các cụ ạ. Cứ đến mùa con ve sầu kêu ra rả thì em cũng phải trực ở cơ quan gần như 24/24 để kiểm duyệt các hồ sơ xin vào nhập cư. Toàn là những sinh viên ưu tú của các trường đại học vừa mới tốt nghiệp. Sức dài vai rộng, chí khí ngút trời, toàn là thế hệ vàng cả.
    Đặc trưng nền kinh tế của thành phố là dựa vào nguồn viện trợ Utachi (tạm dịch Mẹ Mình Chi) cho nên cuộc sống dân cư được cho là tạm ổn nhưng mà an ninh luôn luôn bị quấy nhiễu. Hôm nọ, trời nóng như nung, em đang gác chân lên ghế....phơi váy, bật quạt thổi phù phù cho nó...mát thì bỗng nghe được cái tin, có thằng kia cần tiền, đi ngang qua phòng trọ của một con bé nọ. Thấy cửa khép hờ hờ, chiếc điện thoại của con bé thì đang ở trên bàn ngay gần cửa. Thằng ấy thò tay lấy, mắt đảo quanh, nghe tiếng nước chảy rồ rồ. Hắn biết chủ chiếc điện thoại đang tắm. Hắn cũng muốn “tắm’. Thế rồi hắn ‘xơi” con bé ấy. Con bé tát cho hắn một cái bốp, hắn bóp cổ nàng chết luôn. Công an điều tra ra hộ khẩu thằng ấy thuộc thành phố Thất Nghiệp. Thế mới đau não chứ. Em bị khiển trách vì để dân cần tiền đến mức bức tử kẻ khác rồi cuỗm tài sản đi. Hu hu. Sao cái gì họ cũng lôi lãnh đạo ra mà chửi thế hả trời.
Lại nói chuyện sáng nay, thằng nhỏ ấy trông thư sinh nho nhã lắm. Rụt rè theo đúng kiểu cách của dân đến nơi công quyền, giọng lí nhí gọi:
- Chị ơi...
- Chị cái con khỉ nhà mày. Không thấy cái biển hiệu Chủ tịch Nhũ Thị Lép à? – Em cáu tiết nên mới chửi cho nó một tăng vì tội dám khinh cái chức chủ tịch thành phố Thấp Nghiệp của em.
Thằng nhỏ ấy vội vã đính chính:
- Dạ thưa đồng chí chủ tịch...
(khà khà, em khoái!)
- Thế có việc gì thế hử?
- Dạ, em xin làm hộ khẩu ạ.
- Có bằng cấp gì không mà phải nhập cư vào thành phố này?
- Dạ, cử nhân sư phạm ạ.
- Ô hô! Nhà giáo à? Sao không sang thành phố Có Nghiệp mà sống. Mài đũng quần ở phòng tôi nãy giờ để làm gì hả?
- Tiền cao quá....em.....em chịu không nổi....
- Tiền gì?
- Dạ tiền xin việc.
- Biết thế sao ngày xưa còn học ngành ấy.
- Ngày xưa em yêu quá nên lỡ dại...thi sư phạm Chủ Tịch ạ.
- Yêu đến mức độ nào mà trót lầm lỡ thế?
- Mỗi một buổi tối, em háo hức mong trời nhanh sáng để được học môn ấy. Thầy giảng miệt mài, em học say sưa. Em ước mình được cái uy như Thầy. Em ngồi mường tượng ra hình ảnh em đang đứng trên bục giảng.
Thằng này yêu đến độ ảo giác rồi. Em đoán thế. Em tiếp:
- Thế có biết làm nghề giáo thì “tiền khô cháy túi có hiểu cho” không hả?
- Em biết nhưng biết bao nhiêu thé hệ Thầy Cô đã hy sinh vì nghề. Ngành giáo bao giờ cũng được tôn vinh.
- Tôn vinh cái con khỉ. Hiết gạo thì cái ngữ ton hót nghề nghiệp như mày sẽ bỏ nghề thôi con ạ. Vì thế nên các bố bên thành phố Có Nghiệp mới bàn tính như thế này: Các Thầy Cô ở các trường đào tạo thì luôn luôn bồi dưỡng tình yêu nghề cho sinh viên. Sau khi ra trường các sinh viên này sẽ bằng mọi giá kiếm được việc vì quá yêu nghề. Lãnh đạo thì hứa sẽ cho giáo viên sống bằng chính đồng lương của mình. Nhưng giá cả các nhu yếu phẩm thì tăng gấp đôi gấp ba lương bổng. Muốn giữ chân nhân lực thì phải bắt chúng mày tốn một mớ tiền xin việc để sau này vì tiếc tiền  nên mới không bỏ nghề. Mà mày hết chỗ dung thân rồi nên mới đến cái đất này chứ gì?
- Sao chủ tịch nỡ nói thế...
Em nhảy vào mồm nó ngay:
- Á à, cãi nữa đi. Thành phố này đủ đông đúc rồi. Vắng mợ thì chợ vẫn đông nhá. Xéo!
- Đồ quan liêu!
Thằng mất nết ấy dám chửi em câu ấy. Em ức quá thể.  Đúng là cái lũ sỹ tử. Đã sinh nhầm thời đại lại còn hay vênh váo. Chắc em phải “thoái vị” thôi. Làm chủ tịch ở cái thời đại người ta đi cầu thần thánh nhiều hơn làm ở công sở thế này thì mệt lắm
Cấp dưới gọi, Em đi nhậu cái đã! Hí hí

Buôn Ma Thuột, mùa nước nổi 2013 – Tây Nguyên Xanh 
4 comments

Sunday, November 24, 2013

GIÀU THẤY MẸ LUÔN!

Tác giả ảnh: Đức Hiệp
   Người ta bảo làm cà phê giàu. Mình thoáng nghĩ chắc họ tưởng cứ trồng cây lên rồi đến mua hái rồi đem bán thôi. Nghĩa là chỉ có thu chứ cóc có chi hay sao ấy. Mình ngồi nhẩm tính thử chi phí cho một năm chăm sóc 1 hecta cà phê làm khoán cho một công ty TNHH 1 thành viên cà phê nào đó như sau: Một năm tưới 3 đợt vào mùa khô, tổng lượng dầu cần tiêu tốn ít nhất là 300 lít. (Nếu là rẫy ngay bên mương nước. nếu không thì hơn nhiều). Các bạn tự tính thành tiền nhé. Mùa mưa thì bón 3 đợt phân, mỗi đợt là 8 triệu. Tổng cộng khoảng 24 triệu tiền phân. Mà 3 đợt tưới của mùa khô cũng có bón phân mùa khô nữa rồi. Một năm phun hai đợt phân vi lượng cho cây đậu quả, phun thuốc sâu, thuốc kiến...
    Mùa thu hái cà phê thì nếu thuê được nhân công ở trong nhà thì ăn uống mình bao tiêu hết nhưng mỗi tháng phải trả cho họ 3 triệu cầm tay. Vì làm khoán cho nên không được hái cà phê xanh quá tỉ lệ cho phép, không được tận thu khi chưa được phép (kể cả làm cà phê liên kết có sổ đỏ. Cái này quy định trong biên bản hội nghị liên tịch về bảo vệ cà phê và tài sản XHCN) Vì thế cho nên mùa thu hái bị kéo dài ít nhất là 1 tháng 20 ngày (tính từ ngày ng ta công bố biên bản hội nghị liên tịch). 
    Nhân công đã thuê từ trước đó. Trời mưa thì công ty không chịu cho nhập sản phẩm, cà phê thì rụng trái, nứt toe toét. Khô rang, Đem về nhà phơi thì đến khi nắng lên không có cà để nhập cho công ty. Chúng nó tính tiền thì cũng chết. Mà cứ thêm 1 ngày chờ nhập là thêm 1 ngày công của người làm mướn. Giá thuê nhân công ở chợ là 160 000/người/ngày rồi. Giá cà các nhu yếu phẩm trong mùa cà thì đắt đỏ từng con cá khô, một trái cà pháo đến 1 cân thịt. Người ở trong nhà thì cuộc sống cực kỳ phức tạp. 
    Đấy, như hôm nay, trời âm u, không nắng. cà không khô được. Nỗi lo nhân bị đen đang làm nhà nhà người người nín thở. Cuối cùng sản phẩm thu được thì sao? 1 hecta thì giỏi lắm thu về khoảng 3 tấn cà nhân (sau khi đã nộp cho công ty rồi). Với giá cà chỉ xấp xỉ 30 000/kg thế này thì thử xem có dư giả nhiều không? Cái số tiền trừ chi phí đầu tư thì còn lại là tiền chúng tôi trang trải cuộc sống. Chúng tôi cũng phải ăn chứ, uống chứ, học chứ. Tất tần tật vào cà phê. Chúng tôi có nhịn ăn được đâu mà tích trữ được nhiều cà phê cho giàu. Giàu thấy mẹ luôn. 
    Vậy mà về quê cắt thuốc. còn đủ tiền vé trở vào nữa nên không có tiền cho họ hàng. Bị họ chửi từ mặt, chửi xách mé : "làm cà phê mà keo như cứt". Về quê luôn là một việc đại sự cho những đứa con xa quê đi lập nghiệp với cây cà phê. Nếu muôn so sánh thì mình so sánh cho nhé. Số tiền Ba Má mìnhi thu được từ 1 mùa cà phê chỉ bằng thu nhập một ngày của một trưởng đại diện công ty lọc hóa dầu của Úc tại Việt Nam thôi. Thế mà bên đó họ sống như nào? Họ mua sách giáo khoa cũ để học (sách cũ nhưng bán với giá bằng 1 nửa giá bìa). Chọn xem siêu thị nào bán rau rẻ, thịt rẻ, trứng rẻ, giày dép hợp túi tiền. Không có chuyện họ mua tất tần tật chỉ trong 1 cái siêu thị đâu. Cái này mình nghe trưởng đại diện nói chứ mình không chứng kiến. Nhưng mình tin là thật. Vì mình đã mục sở thị giá tiền một cuốn sách cũ của Úc. Họ mua lại rồi học xong, đem sang Việt Nam tặng mình chứ nếu không thì mình cũng không thể sưu tầm được. 
   Trời có nắng, đi cày cà miếng đã. Gõ xong đỡ ức chế tí rồi. hí hí
Buôn Ma Thuột, 24/11/2013 - Tây Nguyên Xanh

No comments