Mọi trao đổi xin liên hệ: bientaynguyen@gmail.com

Saturday, August 15, 2015

QUẾ CAY

   Hồi học phổ thông, chỉ cần đứa nào mang đến lớp một khúc quế tươi thì cả một dãy bàn lao nhao. Giờ ra chơi tranh cắn mút vỏ quế chưa chán. Trong giờ còn chuyền tay nhau, lần lượt cúi xuống hộc bàn cắn lén một miếng. Đang giờ học văn, cô giáo lại tưởng lời cô lay động lòng người. Cô âu yếm nhìn mấy đứa (đã ăn quế). Báo hại những đứa ngồi gần đó muốn thò thụt ăn thêm cũng khó vì sợ bị mắng. Thế gian sao lại sinh ra cái loại cây cho vị ngọt mà cay chảy nước mắt thế cơ chứ. Cây trồng 20 năm mới có thể cho thu hoạch có khác.

    Nhắc đến quế Việt Nam, không một chuyên gia nào bỏ qua thương hiệu quế của Nam Trung Bộ. Đặc biệt quế Trà My (Quảng Nam) đã được bảo hộ thương hiệu. Quế Trà My đã được buôn bán ở nhiều nước trên giới từ nhiều thế kỷ trước. Nó là hương liệu dùng để tiến vua thời nhà Nguyễn.

    Cây quế Trà My có nguồn gốc là quế mọc hoang trong rừng, từ rất lâu đã được đồng bào các dân tộc thiểu số mang về trồng trong vườn nhà, mỗi gia đình lúc đầu chỉ có một vài cây, sau đó đã phát triển thành các vườn quế, đồi quế và rừng quế. Sản phẩm quế Trà My với những đặc tính vượt trội như có vị cay và nồng hơn so với các loại quế ở nơi khác, vỏ quế Trà My có màu sắc tự nhiên và bên ngoài đậm hơn, chứa rất nhiều tinh dầu, giống như một lớp dầu dày cộm chứa đầy trong vỏ. Theo điều tra và đánh giá của Viện Thổ nhưỡng Nông hoá, hàm lượng tinh dầu trong vỏ và lá quế được trồng ở Trà My cao hơn hẳn quế của các vùng miền khác.

     Một nét khác biệt nữa tạo nên danh tiếng của quế Trà My là kỹ thuật trồng và canh tác truyền thống. Do giống quế Trà My là mọc chậm hơn so với những giống quế khác nên bà con nơi đây đã nghĩ ra cách trồng quế để chu kỳ cây được ngắn lại, những cây quế ngoài 20 tuổi sau khi thu hoạch sẽ tiến hành chặt đến sát mặt đất, sau đó lấp đất lên gốc quế vừa chặt, sau một mùa mưa từ các gốc cây này sẽ mọc lên những cây con và đây là những cây giống được bà con mang đi trồng. Ngoài việc chọn giống truyền thống này, còn có cách chọn giống bằng hạt. Theo đó, đồng bào nơi đây thường lựa chọn những cây có độ tuổi trên 20 năm, có vỏ dày cho hàm lượng tinh dầu cao, có tán rộng, cao và đã ra hoa và quả ổn định từ 3 đến 4 năm được chọn làm cây giống. Hạt quế sẽ được ủ bằng cách đưa xuống đất và đánh thành từng luống, cứ 3 - 5 ngày đảo lại 1 lượt, nếu cát bị khô phải bổ sung thêm nước, kỹ thuật này giúp duy trì sức sống của hạt tránh việc bị mất tinh dầu khi gặp nhiệt độ cao, ẩm độ thấp hoặc ánh sáng trực diện làm mất khả năng nảy mầm. Thu hoạch và chế biến vỏ quế cũng là một nét rất riêng của người dân Trà My, người dân trong vùng thường áp dụng các phư¬ơng thức khai thác toàn bộ vỏ cây trong một mùa khai thác (khai thác trắng). Vỏ quế bóc xong, đem phơi khô, phân loại và đóng vào các hòm gỗ có bọc túi polylen hoặc giấy hút ẩm.

     Trà My là một trong số ít nơi có sản phẩm quế kẹp, quế ông, kỹ, chỉ những loại quế có nhiều tinh dầu, độ dẻo cao mới có thẻ cuốn và kẹp được. Để chế biến được quế kẹp tốt phải tốn nhiều công sức từ việc chọn được cây quế tốt, xác định vị trí và quy cách lấy vỏ, bóc vỏ, xử lý vỏ, tạo dáng đẹp; tẩm phơi khô thường mất từ 15 đến 20 ngày. Để tạo dáng đẹp cho thanh vỏ quế, trước khi cho thanh quế lên bàn kẹp để uốn hình, vỏ quế thường được ủ 3-4 ngày cho vỏ dai, mềm dễ uốn, tinh dầu trong vỏ đã tương đối ổn định.


     Có nơi nhân dân vát hai đầu thanh quế lộ ra phần nhục quế hoặc dùng sáp ong để bịt hai đầu quế. Quế được bảo quản trong hộp kẽm hoặc trong các hòm gỗ có bọc nhiều lớp vải mỏng và mềm, làm như vậy có thể bảo quản được quế rất lâu không bị mất dầu và mùi vị.Từ kỹ thuật lựa chọn cây giống, đến kỹ thuật chăm sóc, thu hoạch và bảo quản chế biến vỏ quế, các kỹ thuật này gắn bó với người dân Trà My như là một kinh nghiệm được truyền từ đời này sang đời khác.

     Nhận thấy đất xã An Toàn, huyện An Lão, tỉnh Bình Định cũng có thể trồng quế nên nhân dân nơi đây đã canh tác. Nhưng sau 20 năm, hôm nay đây, họ đang bị thương lái trả với giá hơn mười nghìn đồng cho một ký lô vỏ tươi và ba người nghìn cho môt ký lô vỏ khô. Không đủ cho nông dân trả tiền công thu hoạch nữa. Chao ôi là quế!
***
Thông tin về cây quế Trà My trong bài viết trên được chép nguyên xi hoặc có sửa chữa từng đoạn của bài váo có link sau đây của Đất Việt http://baodatviet.vn/khoa-hoc/cuc-so-huu-tri-tue/chinh-danh-cao-son-ngoc-que-2343570/ 
Buôn Ama Thuột, 15/8/2015
Lời: Tây Nguyên Xanh
Ảnh: Trần Tuấn

No comments

Thursday, August 13, 2015

GIA NGHĨA - PHỐ THỊ HOA VÀNG


    Tây hay nhũn lòng với những cái tựa đề nêu tên địa danh rồi kèm theo chữ phố thị và cái từ gì gì ở phía sau nữa. Ví dụ như bài hát “Phan Rang – Phố Thị Của Tôi” của nhạc sĩ Phan Quốc Anh chẳng hạn. Đắm đuối với bài hát ấy lắm. Nay lại đắm đuối với cái fanpage Gia Nghĩa – Phố Thị Hoa Vàng. Gia Nghĩa là trung tâm kinh tế - văn hóa – chính trị của tỉnh Dak Nông. Trước năm 2004, người dân ở khu vực này muốn lên tỉnh lỵ (Buôn Ma Thuột) để làm giấytờ phải đi mất cả buổi. Vì lý do như vậy mà năm 2004, tỉnh Dak Nông được thành lập bằng cách chia bớt diên tích phía Tây Nam của tỉnh Dak Lak cũ, lấy Gia Nghĩa làm trung tâm. Từ đó, ngôi vị tỉnh có diên tích lớn nhất cả nước hiện nay đang dành cho Nghệ An.


    Dak Nông là một tỉnh có đồng bào dân tộc thiểu số di cư từ miền núi phía Bắc vào nhiều nhất Tây Nguyên. Các bạn vào mục Báo Ảnh của báo Dak Nông Online sẽ thấy rõ điều này. Báo Ảnh chuyên phục vụ cho cộng đồng các dân tộc thiểu số của tỉnh. Nếu như các tỉnh khác của Tây Nguyên ổn định từ những năm 1980 thì Dak Nông khi ấy được xem là vùng đất mới. Dak Nông hiện nay là một tỉnh trẻ. Thành phố Gia Nghĩa giống như chàng trai mới lớn. Chàng còn khiến nhiều cô gái trên khắp mọi miền đất nước vừa tò mò lại vừa còn nhiều nghi ngại về “khả năng chiều lòng”.

Như cái tiêu đề Tây vừa đặt đấy. Người dân Dak Nông đang cùng nhau xây dựng hình ảnh thành phố Gia Nghĩa tràn ngập hoa màu vàng. Các bạn sẽ được lãng đãng thả hồn với gió lay cành hoa, lắng đọng khi ngắm hoa rụng rơi đầy phố và hân hoan với sắc màu rực rỡ của hoa. Gia Nghĩa chuộng các loại hoa Muồng. Vì thế cuối mùa khô, các bạn còn có thể chụp cảnh hàng ngàn con bướm bay ngợp trời nữa.







Buôn Ama Thuột, 13/8/2015
Lời: Tây Nguyên Xanh
Ảnh: Fanpage Gia Nghĩa - Phố Thị Hoa Vàng
No comments

Wednesday, August 12, 2015

CÔNG NGHỆ VỀ LÀNG

    Sáng nay đem thùng trái cây sang nhờ chú hàng xóm cũ của ba đem về Nam Đàn cho bà nội. Nhìn cảnh ông bố nâng niu đóng gói dàn máy vi tính để bàn chuẩn bị đem về cho các con học mà thương vô vàn. Người nông dân ấy nhìn chị dâu với ánh mắt biết ơn vì nghe bảo phải mất mấy tạ lúa mới mua nổi cái máy như thế. Công nghệ chưa biết phổ cập được đến đâu nhưng ý thức cho con tiếp cận thiết bị hiện đại luôn có trong đầu óc của những ông bố bà mẹ tưởng chừng như cù lần lắm.
Tác giả ảnh: Vũ Duy Thương
    Còn nhớ, lần đầu tiên mình cầm cái ống nghe của điện thoại bàn là vào hè năm 1999 tại bưu điện xã Xuân Hoà, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Năm đó chồng của cô ruột vào đây ăn cưới rồi ba má cho mình theo về thăm ông bà nội ngoại. Má nhớ con nên gọi vào số cơ quan của dượng nhờ ngày nọ tháng kia đưa mình ra bưu điện để nghe điện thoại. Oa cha ôi, lần đầu tiên nghe điện thoại, ngượng chết được. Tay mình run run và miệng cũng nói lắp bắp. Hai lúa hết chỗ nói.
    Khoảng thời gian đó, nhà nào buôn bán mới có máy điện thoại để bàn. Cơ quan hành chính mới có máy vi tính. Người ta xin số điện thoại cơ quan của nhau để gọi báo tin khi cần thiết. Thậm chí là tình trạng “buôn dưa lê bán dưa chuột” bằng điện thoại cơ quan xảy ra rất thường xuyên. Còn nhớ, cái hộp chuyên đựng điện thoại bàn luôn có nắp khoá bàn phím lại, chỉ chừa cái ống nghe ra ngoài thôi. Nhiều người láu cá, lấy que ngoáy tai luồn qua khe hở chọt số để gọi. Cuối tháng, nhân viên đến thu tiền điện thoại, thủ trưởng cơ quan tá hoả khi thấy cái dãy số lạ hoắc. Cuộc họp hội đồng nào cũng căng thẳng vì tra hỏi số điện thoại này do ai gọi đi.
    Từ 2005, một vài gia đình nông dân thuần tuý ở Tây Nguyên bắt đầu sắm điện thoại. Bà dì (em gái của bà nội mình) có một cái. Mỗi lần chú út muốn nói chuyện với ba mình, chú nhờ con của bà dì chạy xe sang báo với nhà mình rằng giờ nọ ngày kia tháng ấy sang mà nghe điện. Cả cái vùng nông thôn khi đó đều có chuyện mất công đi nhắn nhủ như thế. Việc đi nghe điện thoại là một sự kiện trọng đại. Bi hài thôi rồi.
    Thế mà ào một phát, cơn bão công nghệ tự dưng đổ bộ vào vùng nông thôn Tây Nguyên sau năm 2009. Nhà nào cũng có điện thoại di động. Người giàu dùng cái điện thoại Nokia hình chiếc lá, người nghèo dùng Nokia trắng đen. Hệ thống điện thoại bàn bị “thất sủng”. Hiện nay con cái thích dùng điện thoại thông minh để lướt mạng nên bố mẹ được “lên đời” máy có màn hình màu. Cộng thêm sự bùng nổ chương trình khuyến mại phút gọi giá rẻ của các nhà mạng nên các ông bố bà mẹ bây giờ hay có hai cái điện thoại. Cái màn hình đen trắng dùng để lắp sim gọi giá rẻ, còn cái màn hình màu do con nhượng lại thì lắp số cũ.
     Còn về khoản máy tính thì buồn cười lắm. Thời phổ thông, chỉ cần ai đó mách với ba má mình rằng có thấy hai chị em mình lảng vảng ở trước cửa quán nét thì ôi thôi, lươn nổi đầy mông ngay. Các cụ sợ con cái mê chat chit, game ghiếc mà bỏ bê học hành. Hơn nữa, báo chí ngày nào cũng đưa tin tệ nạn do chat chit gây ra nên bọn mình bị cấm tiệt.
      Đến năm thứ ba đại học, mình đánh liều thử vào quán nét xem sao. Vào đó ngượng chin mặt vì không biết bấm vào chỗ nào để tra Google. Không biết khái niệm nickname Yahoo là như nào hết. Thằng bạn bày cho các gửi mail mãi nhưng mình không làm được. Hắn cáu, hắn chửi sao bà ngu lâu dốt bền khó đào tạo dữ vậy. Tức máu, khi được mua laptop, mình bỏ ra năm đêm thức trắng để tò mò mạng méo. Trang nào cũng có tài khoản. Chơi blog từ năm 2010 và Facebook từ 2012 cho đến nay. He he.
    Nói về công nghệ ở nước ta thì Iphone bán chạy chả thua gì thế giới nhưng chúng ta vẫn đang là đất nước lãng phí giấy. Cái gì cũng in ra giấy mới chịu đọc rồi duyệt chứ không chịu coi trên máy tính. In lên trình sếp, sếp không ưng ý phải sửa in lại. Có phải phí giấy không? Bắt nhân viên in ra giấy để trình sếp chỉ giải quyết được khâu oai!
     Buôn Ama Thuột, 12/8/2015
Tây Nguyên Xanh
No comments

Tuesday, August 11, 2015

SÁNG NAY NGỒI ĐÓN CHIM KƠ TIA

    Đâu đó đón tiết trời sang Thu. Còn Tây Nguyên đón hàng nghìn con chim Kơ Tia về....phá nương rẫy. Sáng nay chẳng làm gì, ngồi đếm số đàn Kơ Tia nghiêng cánh chào...nàng Tây he he. Đâu khoảng 12 đàn. Mỗi đàn chắc phải đến 50 con đấy. Sáng nào cũng có mấy đàn bay như thế. Bay từ phía Bắc tới phía Nam. Cái mỏ nó kêu không ngơi nghỉ. Mùa thu hoạch bắp trên rẫy sắp đến. Khi tiết trời sang Xuân, chúng bay ngược lại. Chúng đúng hẹn phết! À mà Kơ Tia chính là con Két hay là con Vẹt đới he he. Bên dưới là hình ảnh một đôi đang khóa mỏ và tư thế bay và sắp hạ cánh của chúng. Bộ ảnh do anh Trần Quý Lễ chụp.

Sắp hạ cánh

Khóa mỏ hôn nhau

Cùng bay 

No comments

Monday, August 10, 2015

KỂ VÀI ĐIỀU VỀ NHÀ MỒ TÂY NGUYÊN

     Người Tây Nguyên có chung quan niệm vòng luân hồi 7 kiếp, nên việc dựng nhà và chia của cho người chết rất được coi trọng. Khi lập buôn, bao giờ chủ làng hoặc các thày cúng cũng dành phía tây làng ( phía mặt trời lặn) để làm khu nhà mồ. Căn nhà mồ ( dù là nhà mồ tạm khi người chết vừa nằm xuống chưa được bỏ mả ) phải được dựng giống như căn nhà ở thu nhỏ lại. Chỉ khác là bao giờ cũng dựng theo hướng Đông –Tây, có thể đón trọn ánh nắng mặt trời cả ngày, mà còn giảm bớt mùi hôi thối ( nếu có) do tập quán chôn chung nhiều người trong một ngôi mộ của người Jrai. Trước và xung quanh mộ có khắc gỗ hình những chiếc nồi đồng, gùi, ché, tượng trai gái... vừa như hình thức của cải của người đã khuất, vừa như có thêm bầu bạn nơi “ làng ma- buôn atâu ”. Nhà mồ chủ yếu làm bằng vật dụng gỗ, nứa, tranh tre có sẵn trên rừng. Cột gỗ là chủ yếu, không có các vì kèo, mà chỉ là những cột chống và phủ mái lên.Nhà mồ tạm thì mái có thể lợp tranh, nhưng sau lễ bỏ mả phải làm mái gỗ.
    Trên đầu mộ của người Êđê, Jrai dựng một căn nhà sàn nhỏ đặt trên một cây cột, dùng làm nhà cúng cơm. Khi làm lễ bỏ mả, phải phá bỏ nhà mồ cũ, dựng nhà mới, đẹp hơn, chắc hơn, khắc tượng mới, để chia tay vĩnh viễn.

    Sự hiện diện của các vật dụng trong nhà mồ, đối với mọi tộc người, dù là tượng gỗ hay đồ dùng sinh hoạt đạp vỡ đi hay thu nhỏ lại, ngoài ý nghĩa chia của còn là để người chết có bầu bạn và vẫn giữ được đầy đủ lối sống như trên mặt đất.
Nhà mồ của người Êđê và Jrai là hình dạng ngôi nhà sàn dài, kích cỡ đã được thu nhỏ lại, chỉ vừa trùm lên và đủ che mưa nắng cho ngôi mộ. Khi có người qua đời, gia chủ phải lo việc kiếm cây, gỗ để làm căn nhà mồ tạm. Khi nào làm lễ bỏ mả  ( lui msát, pơthi) sẽ dựng ngôi nhà mồ chính thức.
     Nhà mồ của các tộc người Nam đảo và Nam Á chủ yếu làm bằng vật dụng gỗ, nứa, tranh tre có sẵn trên rừng.  Cột gỗ là chủ yếu. Tuy nhiên nhà mồ không có các vì kèo, mà chỉ là những cột chống và phủ mái lên.Nhà mồ tạm thì mái có thể lợp tranh, nhưng sau lễ bỏ mả phải làm mái gỗ.
     Người thợ mộc Êđê làm nhà mồ cũng như nhà dài, vẫn chỉ bằng một chiếc rìu, xẻ cây gỗ thành hai tấm gỗ dài, hai tấm ngắn, xẻ tiếp mỗi đầu các tấm gỗ một khe hẹp để có thể lồng 4 tấm nối vào nhau thành một chiếc khung hình chữ nhật, đặt bao quanh ngôi mộ.Trên những tấm ván này, có vẽ nhiều hoa văn hình dạng thẳng, ngang và chéo, chủ yếu màu đen và đỏ. Màu đen của than củi giã mịn hoà với nước, màu đỏ là một loại bột đá non trộn với huyết của con vật hiến sinh.Mái cũng là những tấm ván đặt nằm ngang.Trên mái, ở hai đầu hồi có khắc nổi hình vành trăng khuyết, đây là thế giới của linh hồn.

     Xung quanh nhà mồ có hàng rào bao. Có khi là những đoạn gỗ nhỏ to bằng cườm tay, cũng có khi là đoạn tre cao chừng 0,80-1m đóng xít vào nhau. Ở 4 góc rào có các cột gơng kút, trên các cột này có thể là hình những chiếc nồi đồng, ngà voi . Hai cột gơng klao cao từ 3-4 m nối hai đầu mộ bằng một sợi dây da trâu, hiển thị con đường đi về làng trời của linh hồn.Cả gơng kút và gơng klaođều đã tróc hết vỏ để vẽ hoặc khắc chìm các hoa văn theo chiều hình tròn của cột.Đầu nhà mồ là nhà cúng cơm, tương tự một ngôi nhà sàn dài nhỏ ( sang asei) bằng gỗ , đặt trên đầu một cột gỗ tròn.
    Ngôi nhà mồ Jrai  thường rất đồ sộ. Ngoài khung gỗ hình chữ nhật úp sát lên ngôi mộ, người ta dựng bao quanh một ngôi nhà có mái cao tương tự như nhà Rông. Ở vùng  Krông Pa còn có loại nhà mồ hoàn toàn bằng gỗ nhưng mái hình chóp có 4 mặt. Trên đỉnh chóp còn có một cột gưng klao mà đỉnh là tấm gỗ khoét thành hoa văn dạng sao và hình vuông kèm theo những hình vẽ đỏ đen, trắng. Cả ngôi nhà mồ có chiều cao tới 4-5m, được trang trí bằng rất nhiều hoa văn là các hình tam giác.Bốn cột gơng xung quang mộ đồng thời là bốn tượng gỗ liền trụ.

   Cũng có nơi người Jrai làm hẳn ngôi nhà rông, trên mái có nhiều hình điêu khắc dọc theo chiều ngang, chiều cao của nóc nhà.Người ta sẽ làm 4 thanh gỗ để giằng quanh ngôi nhà mồ (kơning pơxat)  , mà ở các cột bốn góc ( gơng kut) , là 4 bức tượng gỗ.Còn hai cột gơng klao cũng được làm công phu và giá trị như gơng kut. Xung quanh nhà mồ Jrai, Bâhnar là cả một không gian “ ngự trị” của hệ thống các tượng mồ dày đặc và đa dạng hình tượng.
    Mái nhà mồ lợp bằng tre nứa của người Bâhnar, Sê Đăng được vẽ vời rất công phu. Ngoài hình trăng khuyết là biểu tượng chung của thế giới người chết ( thường buộc hoặc đặt ở hai đầu nóc nhà mồ), người ta chủ yếu lấy những hoa văn quen thuộc với cuộc sống, như hình quả trám, hình tròn, lượn sóng, con mắt…để vẽ nên. Nhà mồ của người Bâhnar  đẽo gọt, tô vẽ bằng gỗ ba màu gốc : Đen, đỏ và trắng nguyên bản của gỗ, nứa. Màu đỏ có thể dùng máu con vật hiến sinh,màu đen dùng than giã nhỏ hòa với nước, để vẽ trên hai cột Klao trang trí hoa văn và các hiện vật thu nhỏ dựng hai đầu mộ . Có 10 loại hình dạng khác nhau được thể hiện trên cột này, gồm : trên đỉnh là lá cờ, tiếp theo là đòn càn ( cân kơ tien), hai hình trăng khuyết lặn và mọc úp ngược vào nhau ( tơ pang khei), cánh tay( pơ tiên), bậc thang ( tuch kơ nao), sừng trâu nếu  con vật hiến sinh là  bò  thì  cũng được  đặt  sừng ở  đây ( ake kpô), bàn cúng ( chơ đang) ,mặt trăng, mặt trời ( măt ana, măt khei), trụ đỡ ( Jơng long klao). Hoa văn trang trí trên cột klao gồm có : kơ nớp : hình chữ Z trắng đen hoặc đỏ đen, brưng bôti : chữ triện vuông giống nhau nối tiếp, brưng kơlang : khung nền chung mái nhà…

    Người ta còn dựng chiếc cột đèn mang hình trăng khuyết ( along jơng tah inh mắt khei) trang trí phía trong cổng  mộ   Cây này được coi là đèn  soi sáng quanh năm của mặt trăng  cho thế giới người chết.Còn dựng cây làm  giả hình lưỡi rựa ( pơm along âtk lơ bớt) và cây giả ngà voi (atak  ake ruôi),   đẽo 4 cột chôn  4 góc đổ sáp, xe tim làm đèn cầy trong đêm bỏ mả ( tuk pơ xát),  làm đóm giữ lửa cho ngôi mộ ( vei atou), tránh heo rừng, cọp đến bới xác.
    Nhà mồ của người Bâhnar Rngao vùng Đăk Hà ( Kon Tum) hoàn toàn khác hẳn khi làm bằng gỗ, trùm vừa đủ kín diện tích ngôi mộ, kê trên một giá gỗ thấp lè tè sát mặt đất.
    Nhà mồ & của nhóm cư dân Mnông, K’Ho ở phía Nam Tây Nguyên thường đơn giản hơn.Họ dùng ván xẻ kích thước từ 0,20-0,30cm để lợp mái và ván bao quanh mộ . Trong mộ, phía trên nóc có dàn để cất giữ các của cải chia cho người chết. Trước mộ tạc tượng chim công hoặc ngà voi, nồi đồng.
    Đáng chú ý là nhà mồ của người Ca Tu, Tà Ôi thường dựng hoàn toàn bằng gỗ, chạm khắc rất nhiều hình rồng, kỳ đà, đầu và sừng trâu trên nóc và cũng sử dụng rất nhiều màu sắc ( thậm chí là loè loẹt) cho các cột nhà mồ. Nhà mồ chỉ cao khoảng chừng 1,5m ( muốn vào bên trong phải cúi người xuống).Các cột nhà mồ to tương đương cột nhà - chỉ thấp hơn – vẽ các hoa văn dày đặc.

   Đặc biệt  mái nhà mồ Jrai, Bâhnar thường được trang trí rất công phu, với nhiều kiểu lợp đan cài hoa văn bằng nứa hai màu ( một mặt dùng phía trong ruột nứa và một mặt dùng lưng cây nứa) làm mái hoặc  được trang trí bằng cách vẽ rất nhiều hoa văn đa dạng. Hai đầu mái thường có hình mặt trời bằng gỗ. Các loại mái nhà mồ như : 
    - Chơ bor bơ bung ( hai tấm ván ghép lại làm nắp mồ, có trang trí hoa văn ); kơ nớp bơ bao và brưng ( hình hoa mướp và tam giác) , hình chim chèo bẻo ( pơse) .
    -  Hoa văn hình mặt trăng mặt trời xung quanh có các tia sáng có hình tròn thủng ở giữa, hình trăng lưỡi liềm có tia sáng ngắn hơn : Ý khi chết về với Yang the rseh, plênh ( vũ trụ) thường ở hai bên đầu hồi.
    - Hoa văn hình khiêl ( sự che chắn khi về thế giới bên kia ) như người lính ra trận ( năm tăblah chă) trong khi loch - chết)
    - Hoa văn hình hoa mướp ( pơ kao diên) hai màu đen trắng , loại hoa gần với đời sống con người, thơm ngát mãi mãi

    (Truyền thuyết Bâhnar kể rằng : Nàng PơkaoDien ngủ với người xấu bị làng bắt được, bỏ vào rừng chết hoá thành dây mướp đắng. Già làng thương tình làm lễ cúng xoá tội cho, nên đắng hoá ngọt, từ đó mà hoa mướp được dùng làm hình trang trí nhiều).
    Bên cạnh cái đẹp, sang trọng, còn nhằm tạo cảm giác ấm áp, cho cả người đã khuất lẫn người ngoài nhìn vào.Cho đến ngày nay, việc dựng nhà mồ đẹp trong các lễ bỏ mả, vẫn còn được duy trì, được mọi gia đình chuẩn bị và dựng rất chu đáo. Tất cả gỗ xử dụng tại nhà mồ đều không để ở dạng thô mà có sự chau chuốt tỷ mỷ,mang tính mỹ thuật cao.Các nhóm tộc người Tà Ôi, Vân Kiều, Pa Cô ở Quảng Trị chỉ làm nhà mồ bằng gỗ ( piêng) cho người chết sau khi chôn từ 3-5 năm, vào lúc bốc mộ.Chiếc tiểu bằng gỗ đựng hài cốt , đặt trong ngôi nhà mồ nhỏ như chiếc am thờ của người Việt, không có trang trí hoa văn gì.
   Tuy nhiên, đó chỉ còn là những hình ảnh xa xưa. Ngày nay, việc làm  nhà mồ bằng gỗ, nứa trở nên rất khó khăn, vì  không còn kiếm được nguyên liệu một cách dễ dàng từ rừng như trước đây. Do đó cũng không còn tiến hành cầu kỳ như cũ. Đa số các nhà mồ đã chuyển sang xây bằng gạch, cát, đá, thậm chí còn được lát gạch hoa.
    Nhà mồ ở Tây Nguyên là một trong những kiến trúc độc đáo đặc trưng của các tộc người bản địa .Nhà mồ của các tộc người Tây Nguyên chủ yếu làm bằng vật dụng gỗ, nứa, tranh tre có sẵn trên rừng.  Cột gỗ là chủ yếu. Tuy nhiên nhà mồ không có các vì kèo, mà chỉ là những cột chống và phủ mái lên.Nhà mồ tạm thì mái có thể lợp tranh, nhưng sau lễ bỏ mả phải làm mái gỗ.
    Với quan niệm người đã khuất đi về “ thế giới bên kia” cũng có đời sống tượng tự như cõi trần “ bên này” và sau 7 lần đầu thai, lại được trở về làm người, nên người ta không chỉ chia của đầy đủ, mà còn chăm chút cho nhà mồ  kỹ càng. Đặc biệt là việc vẽ vời hoa văn nhiều màu sắc, hoặc dựng những bức tượng gỗ làm bầu bạn, cho ấm áp nơi mộ địa.
    Với người Êđê, để dựng nhà mồ, cũng như nhà sàn ở, vẫn chỉ bằng một chiếc rìu, người thợ xẻ cây gỗ thành hai tấm gỗ dài, hai tấm ngắn, xẻ tiếp mỗi đầu các tấm gỗ một khe hẹp để có thể lồng 4 tấm nối vào nhau thành một chiếc khung hình chữ nhật, đặt bao quanh ngôi mộ.Trên những tấm ván này, có vẽ nhiều hoa văn hình dạng thẳng, ngang và chéo, chủ yếu màu đen và đỏ. Màu đen của than củi giã mịn hoà với nước, màu đỏ là một loại bột đá non trộn với huyết của con vật hiến sinh. Mái cũng là những tấm ván đặt nằm ngang.Trên mái, ở hai đầu hồi có khắc nổi hình vành trăng khuyết, đây là thế giới của linh hồn. Nghĩa địa nằm ở hướng Tây, nơi mặt trời lặn. Ngôi mộ đặt theo hướng Đông – Tây ( khác với nhà người sống dựng theo hướng Bắc –Nam).

    Xung quanh nhà mồ có hàng rào bao. Có khi là những đoạn gỗ nhỏ to bằng cườm tay, cũng có khi là đoạn tre cao chừng 0,80-1m đóng xít vào nhau. Ở 4 góc rào có các cột gơng kút, trên các cột này có thể là hình những chiếc nồi đồng, ngà voi . Hai cột gơng klao cao từ 3-4 m nối hai đầu mộ bằng một sợi dây da trâu, hiển thị con đường đi về “ làng trời” của linh hồn.Cả gơng kút và gơng klaođều đã tróc hết vỏ để vẽ hoặc khắc chìm các hoa văn theo chiều hình tròn của cột.Đầu nhà mồ là nhà cúng cơm, tương tự một ngôi nhà sàn dài nhỏ ( sang asei) bằng gỗ , đặt trên đầu một cột gỗ tròn.
    Nhà mồ của người Jrai thường rất đồ sộ. Ngoài khung gỗ hình chữ nhật úp sát lên ngôi mộ, người ta dựng bao quanh một ngôi nhà có mái cao tương tự như nhà Rông. Ở vùng  Krông Pa còn có loại nhà mồ hoàn toàn bằng gỗ nhưng mái hình chóp có 4 mặt. Trên đỉnh chóp còn có một cộtgưng klao mà đỉnh là tấm gỗ khoét thành hoa văn dạng sao và hình vuông kèm theo những hình vẽ đỏ đen, trắng. Cả ngôi nhà mồ có chiều cao tới 4-5m, được trang trí bằng rất nhiều hoa văn là các hình tam giác.Bốn cột gưng xung quang mộ đồng thời là bốn tượng gỗ liền trụ.
Cũng có nơi người Jrai làm hẳn ngôi nhà rông, trên mái có nhiều hình điêu khắc dọc theo chiều ngang, chiều cao của nóc nhà.Người ta sẽ làm 4 thanh gỗ để giằng quanh ngôi nhà mồ (kơning pơxat)  , mà ở các cột bốn góc ( gưng kut) , là 4 bức tượng gỗ.Còn hai cột gưng klao cũng được làm công phu và giá trị như gưng kut. Xung quanh nhà mồ Jrai, Bâhnar là cả một không gian “ ngự trị” của hệ thống các tượng mồ dày đặc và đa dạng hình tượng.
     Mái nhà mồ bằng tre nứa của người Bâhnar, Sê Đăng đan bằng nứa được vẽ vời rất công phu. Ngoài hình trăng khuyết là biểu tượng chung của thế giới người chết ( thường buộc hoặc đặt ở hai đầu nóc nhà mồ), người ta chủ yếu lấy những hoa văn quen thuộc với cuộc sống, như hình quả trám, hình tròn, lượn sóng, con mắt…để vẽ nên. Nhà mồ của người Bâhnar  đẽo gọt, tô vẽ bằng gỗ ba màu gốc : Đen, đỏ và trắng nguyên bản của gỗ, nứa. Màu đỏ có thể dùng máu con vật hiến sinh,màu đen dùng than giã nhỏ hòa với nước, để vẽ trên hai cột Klao trang trí hoa văn và các hiện vật thu nhỏ dựng hai đầu mộ . Có 10 loại hình dạng khác nhau được thể hiện trên cột này, gồm : trên đỉnh là lá cờ, tiếp theo là đòn càn ( cân kơ tien), hai hình trăng khuyết lặn và mọc úp ngược vào nhau ( tơ pang khei), cánh tay( pơ tiên), bậc thang ( tuch kơ nao), sừng trâu nếu  con vật hiến sinh là  bò thì  cũng  được  đặt  sừng ở  đây ( ake kpô), bàn cúng ( chơ đang) ,mặt trăng, mặt trời ( măt ana, măt khei), trụ đỡ ( Jơng long klao). Hoa văn trang trí trên cột klao gồm có : kơ nớp : hình chữ Z trắng đen hoặc đỏ đen, brưng bôti : chữ triện vuông giống nhau nối tiếp, brưng kơlang : khung nền chung mái nhà…
Người ta còn dựng chiếc cột đèn mang hình trăng khuyết ( along jơng tah inh mắt khei) trang trí phía trong cổng  mộ   Cây này được coi là đèn  soi sáng quanh năm của mặt trăng  cho thế giới người chết.Còn dựng cây làm  giả hình lưỡi rựa ( pơm along âtk lơ bớt) và cây giả ngà voi (atak  ake ruôi),   đẽo 4 cột chôn  4 góc đổ sáp, xe tim làm đèn cầy trong đêm bỏ mả ( tuk pơ xát),  làm đóm giữ lửa cho ngôi mộ ( vei atou), tránh heo rừng, cọp đến bới xác.

    Nhà mồ của người Bâhnar Rngao vùng Đăk Hà ( Kon Tum) hoàn toàn khác hẳn khi làm bằng gỗ, trùm vừa đủ kín diện tích ngôi mộ, kê trên một giá gỗ thấp lè tè sát mặt đất.
    Nhà mồ của nhóm cư dân Mnông, K’Ho ở phía Nam Tây Nguyên thường đơn giản hơn.Họ dùng ván xẻ kích thước từ 0,20-0,30cm để lợp mái và ván bao quanh mộ . Trong mộ, phía trên nóc có dàn để cất giữ các của cải chia cho người chết. Trước mộ tạc tượng chim công hoặc ngà voi, nồi đồng.
Đặc biệt hơn là nhà mồ của người Ca Tu, Tà Ôi ở Thừa Thiên – Huế và Quảng Trị, lại thường dựng bằng gỗ, chạm khắc rất nhiều hình rồng, kỳ đà, đầu và sừng trâu trên nóc và cũng sử dụng rất nhiều màu sắc ( thậm chí là loè loẹt) cho các cột nhà mồ. Nhà mồ chỉ cao khoảng chừng 1,5m ( muốn vào bên trong phải cúi người xuống).Các cột nhà mồ to tương đương cột nhà - chỉ thấp hơn – vẽ các hoa văn dày đặc.
      Bên cạnh cái đẹp, sang trọng, còn nhằm tạo cảm giác ấm áp, cho cả người đã khuất lẫn người ngoài nhìn vào.Cho đến ngày nay, việc dựng nhà mồ đẹp trong các lễ bỏ mả, vẫn còn được duy trì, được mọi gia đình chuẩn bị và dựng rất chu đáo. Tất cả gỗ xử dụng tại nhà mồ đều không để ở dạng thô mà có sự chau chuốt tỷ mỷ, mang tính mỹ thuật cao.Các nhóm tộc người Tà Ôi, Vân Kiều, Pa Cô ở Quảng Trị chỉ làm nhà mồ bằng gỗ ( piêng) cho người chết sau khi chôn từ 3-5 năm, vào lúc bốc mộ.Chiếc tiểu bằng gỗ đựng hài cốt , đặt trong ngôi nhà mồ nhỏ như chiếc am thờ của người Việt, không có trang trí hoa văn gì.
     Tuy nhiên, đó đa phần chỉ còn là những hình ảnh xa xưa. Ngày nay, việc làm  nhà mồ bằng gỗ, nứa trở nên rất khó khăn, vì  không còn kiếm được nguyên liệu một cách dễ dàng từ rừng như trước đây. Do đó cũng không còn tiến hành cầu kỳ như cũ. Đa số các nhà mồ đã chuyển sang xây bằng gạch, cát, đá, thậm chí còn được lát gạch hoa, đá granit. Đây cũng là một điều rất đáng tiếc, bởi nhà mồ không chỉ tiêu biểu cho tín ngưỡng đa thần, mà còn là những công trình văn hóa vật thể rất độc đáo.
Lời bài viết: Linh Nga Niê KĐăm
Tác giả của các bức ảnh: Nguyễn Quốc
Bộ ảnh sử dụng trong bài viết là lớp hoc làm tượng nhà mồ do trung tâm bảo tồn văn hóa Jrai của tỉnh Gia Lai tổ chức
No comments

Sunday, August 9, 2015

NÔNG THÔN TÂY NGUYÊN - Kỳ 11. SAU BA MƯƠI NĂM CHUNG SỐNG


   Hắn định vặn ổ khóa để vào phòng như lại thôi vì hồi hộp quá. Lần đầu tiên trong đời hắn và vợ được khoác áo chủ rể và cô dâu dù đã chung sống chẵn ba mươi năm. Hắn trách yêu những đứa con đã bày ra cái trò khiến hắn vừa thích lại vừa ngượng này. Hắn tựa lựng vào tường, tay vẫn gác lên ống khóa cửa. Trong cơn chuếnh choáng say, hắn nhớ lại những gì đã diễn ra trong ba mươi năm qua. Hắn đã tán vợ như thế nào nhỉ?

     Bố mẹ hắn nghèo, con đông, sống ở vùng đất thuần nông trồng lúa. Năm ấy hắn đã lớn, không thể ở mãi cái nơi ấy được. Hắn quyết định dứt áo vào Tây Nguyên làm thuê. Đó là những năm bao cấp cả nước đói khổ. Mang tiếng làm thuê nhưng hắn chỉ được nuôi ăn chứ không được trả thêm đồng nào. Ông chủ là hàng xóm cũ của hắn. Họ được nhà nước cấp đất sau khi vào Tây Nguyên theo lệnh di cư. Một ngày nọ, nhà chủ bảo hắn đi hái cà phê giúp cho nhà cuối xóm một ngày. Hắn được ghép hái cùng gốc cây với một cô nàng mảnh khảnh. Nghe giọng nói có vẻ như là người cùng quê. Sau hôm đó, hắn nảy sinh tình cảm với nàng. Hai ông chủ có vẻ thân nhau nên hay mượn nông cụ của nhau. Mỗi lần như thế, hắn xung phong đi mượn ngay. Nhớ chịu không nổi nữa, hàng tối hắn mon men đến tán cô nàng. Cô nàng cũng chịu cảnh làm thuê như hắn. Có lẽ do đồng cảm mà nàng cũng gật đầu bảo thương hắn. Nàng chịu làm người yêu rồi lại khiến hắn đâm lo. Hai bàn tay trắng, lấy gì cưới nàng và sau này sống ra sao? Mấy lần hắn khóc ướt gối vì sợ mất nàng.

     May sao, bữa nọ, hắn nghe lỏm được chuyện nông trường vẫn còn tuyển công nhân canh tác cà phê. Hắn ngỏ lời xin ông chủ bày đường chỉ lối để được làm công nhân. Nếu là công nhân thì hắn sẽ được cấp đất canh tác và cấp đất vườn. Hắn chịu khó đi rừng kiếm gỗ về dựng nhà nữa là tạm ổn. Hắn hứng khỏi vay một chỉ vàng của ông chủ để bán lấy tiền về quê lo chứng thực các loại giấy tờ. Lúc trở vào, hắn nghe phong phanh rằng có người đến tán nàng. Hắn cáu tiết, công bố sở hữu nàng cho cái thằng kia biết mặt.

    Hắn và nàng nhờ hai gia đình ông bà chủ làm chứng cho cái sự ăn đời ở kiếp của mình chứ khi ấy tiền đâu khoác áo chú rể, cô dâu. Hắn viết thư về quê, báo cho bố mẹ biết rằng hắn thương cô nọ, nhà ở địa chỉ kia. Hắn nhờ bố hắn mang cái lễ cau trầu xuống dạm ngõ xin dâu ở nhà nàng. Nàng trong này cũng viết thư kể hết sự tình cho bố mẹ. Rằng hai đứa biết có về thì bố mẹ cũng oằn lưng trả nợ để tổ chức đám cưới cho hai đứa và cả tiền xe ra ra vào vào nữa. Thôi thì bao giờ chúng con có điều kiện sẽ về thăm gia đình hai bên. Chuyện này nghe buồn cười nhưng gần như giống với rất nhiều cặp đôi trong xóm hắn đang sống. Các cặp vợ chồng hắn kết với nhau bằng tình yêu chứ không có nhẫn cưới, không có đám cưới, không luôn cả giấy đăng ký kết hôn. Mỗi lúc đi ăn cưới về, hai vợ chồng lắm khi chạnh lòng nhưng họ hay thủ thỉ tự an ủi nhau.

    Các con hắn nay đã có gia đình riêng. Họ thấu hiểu nỗi thiệt thòi của bố mẹ. Kinh tế của họ cũng bắt đầu vững. Họ quyết định tổ chức đám cưới cho bố mẹ. Họ “ép” bố mẹ đi đăng ký kết hôn. Họ mua nhẫn và tổ chức một đám cưới cho bố mẹ. Hắn và vợ vùng vằng không đồng ý nhưng chẳng hiểu sao vẫn làm theo. Hắn tự hào về các con. Sóng mũi hắn cay cay khi cùng cắt cái bánh kem và rót ly rượu hồng với vợ. Nhìn xuống khán đài, hắn thấy nhiều người phụ nữ cũng rơm rớm nước mắt khi nghe người dẫn chương trình kể lại cái lý do tổ chức lễ cưới muộn. Họ cũng có hoàn cảnh giống hắn.

   Đứng trước cửa, hai hàng nước mắt hắn lại chảy. Hắn mếu máo thì thào nói vừa đủ hắn nghe: “anh xin lỗi vợ, ba mươi rồi em mới được làm cô dâu”.

   Hắn lau nước mắt và tim lại đập nhanh. Hắn làm gì với cô dâu bây giờ? Sao hắn thấy lúng túng như chưa từng…lấy vợ thế!
***
Đây chỉ là một truyện ngắn do tôi hư cấu thôi các ban nhé. Người chụp chính là bố chồng của cô dâu trong ảnh. Chú rể xứ Nẫu sánh duyên cùng cô dâu vùng đất đỏ Tây Nguyên đấy
Buôn Ama Thuột, 9/8/2015
Lời :Tây Nguyên Xanh
Ảnh: Nguyễn Văn Hà
Các bạn bấm vào Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4 , Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7 Kỳ 8, Kỳ 9, kỳ 10 để theo dõi từ đầu nhé
No comments