Mọi trao đổi xin liên hệ: bientaynguyen@gmail.com

Saturday, August 29, 2015

CHỦM ẢNH: CÓ MỘT NGÀY THU HÀ NỘI NHƯ THẾ

Trân trọng giới thiệu cho các bạn bộ ảnh của tác giả Hung Van Chan chụp ảnh đường phố Hà Nội sau một cơn mưa. Ảnh rất đẹp và không hề gán cho ta ý nghĩ hằn học nào cả








No comments

Friday, August 28, 2015

LAN MAN TRONG NGÀY RẰM THÁNG BẢY

1.
Tác giả ảnh: Debashiz Gogoi
   Cúng rằm tháng bảy, rải 2 loong gạo quanh sân. Sáng hôm sau có cả một đàn chim sẻ sà xuống ăn và ríu rít gọi nhau. Bên trên hàng muồng đen ngoài bờ lô cà phê có mấy đàn chim vẹt vừa ăn hoa vừa hò hét ỏm tỏi. Cúng đĩa quả chôm chôm ở bàn thờ lộ thiên dưới tán cây bồ đề. Mấy con sóc rón rén hò nhau móc trộm vài quả. Ăn no nê rồi còn chổng mông rung đuôi tạo dáng với bạn tình nữa chứ. Yêu chi lạ. 
Ảnh chôm trên Facebook
    Ở thành phố, có lẽ khó thấy cảnh ấy vì ít chim. Nếu để thế quét đi thì sợ mang tội với “hạt ngọc của trời” nên một vài gia đình phát gạo cho người sống đóng vai cô hồn. Trong trí tưởng tượng của con người Á Đông, có rất nhiều cô hồn đến tranh giành những hạt gạo, bát cháo, cốm rang, muối trắng, nhúm thuốc rê khi người sống hành lễ cúng thí thực. Chẳng biết từ bao giờ, một số người đã biến cảnh trong mộng thành thật. Người nghèo sống vạ vật rày đây mai đó chờ đợi đến dịp rằm tháng bảy hay mâm cúng hết năm để mặc quần áo đẹp đi đóng vai cô hồn. Người giàu thay vì rải hỗn hợp gạo-muối-nổ thì họ rải những thẻ tre có ghi khối lượng gạo. Người đóng vai cô hồn nhảy chồm lên để giành giật từng cái thẻ rơi từ trên lầu xuống. Hết lễ, chỉ cần đọc to số lượng ghi trong thẻ là lấy được gạo.

    Nhiều khi người ta phải mượn thánh thần để cho đi cái mình có thể cho. Các cụ bẩu cỗ cúng rằm tháng bảy phải là "Thức ăn trăm món, trái cây trăm màu". Thời buổi xăng dầu giảm nhưng giá cả chẳng giảm theo nên chắc không có đủ ngần ấy món đâu, Cơ mà cũng phải có mấy đòn bánh tét cho đúng câu "cả năm mới được rằm tháng bảy, cả thảy được rằm tháng giêng".
2.
Quốc lộ 26 - Tác giả ảnh: Chế Trung Hiếu
   Nó là quốc lộ 26 thần thánh một thời của Dak Lak đấy. Người các miền muốn đến Dak Lak phải ghé Khánh Hòa rồi leo con đèo Phượng Hoàng và bon bon trên con đường nà. Quốc lộ 14 ngày sau giải phóng không dễ đi như bây giờ. Kể từ khi tách bến xe cũ thành hai bến xe hoàn toàn mới ở phía Bắc và Nam Buôn Ma Thuột trên quốc lộ 14 thì nó đỡ phải oằn mình hơn. Hồi mới có lệnh giãn dân đi làm kinh tế mới, những ai được sống ở các huyện có con đường này chạy qua được coi là may mắn. Đó là các huyện M'Drak (dân Dak Lak quen gọi là Ma đờ rắc hoặc Mơ đơ rắc), Ea Kar và Krong Pak (Cờ rông bách). Đây là quốc lộ có nhiều người gốc Nam Trung Bộ sống hai bên đường nhiều nhất Dak Lak. Thậm chí có nhiều gia đình bén rễ từ trước năm 1975 cơ. Đi trên con đường này, có đôi lúc các bạn gặp hình ảnh những hàng cau bọc quanh xóm y xì như vùng đồng bằng châu thổ sông Thu Bồn. 
3.
Voọc Mông Trắng - Tác giả ảnh: Trần Tuấn
   Đi chơi gái mà không bo tiền cho các ẻm. Hậu quả là đến không quà thì ra không quần. Là em đương định biên cái sự tích cho bọn có màu lông trong ảnh. He he. Voọc Quần Đùi Trắng (Mông Trắng) đấy các anh ạ. Và bài tập kỹ năng sống cho các chàng đó là hãy thử sáng mặc quần ra khỏi nhà nhưng tối về vợ thấy các anh không có quần đùi che mông. Ai làm được thế thì được cho là người đàn ông dũng cảm. Hã hã.
4.
He he, ảnh chôm chỉa trên Facebook đấy
    Củ Đinh Lăng đấy bác tềnh êu ợ. Dạo này hay có tiểu thương đi lùng từng ngóc ngách vườn của nông dân ở Tây Nguyên để mua Đinh Lăng. Vào mùa khô, khi cây chè què quặt vì thiếu nước thì nhiều gia đình mua cam thảo về sắc cùng với Đinh Lăng. Ở dưới Sài Gòn nóng quanh năm nên họ cũng uống như thế. Đinh Lăng ở Tây Nguyên chủ yếu tuồn về đó. Đăng cái ảnh để khoe cái màu quần áo khi dính đất đỏ Tây Nguyên thôi he he. Cái ảnh người mẫu này đẹp trai nhể. Giá mà là người êu của mềnh. Hã hã
5.

    Hoa cà phê trái mùa đấy. Vì nó ít nên mình trân trọng như hoa hồng nở muộn trong lòng các thi sĩ. Nó đơn côi như cái cụm hoa mới chụp này. Hoa cà phê nở chi chit từ đầu đến cuối cành vào mùa khô (trước và sau tết Nguyên Đán) chứ thời điểm này không phải mùa hoa. Tuy nhiên hằng năm vẫn có đôi cụm hoa nở trong mùa mưa lũ. Quả sinh ra từ những cụm hoa này sẽ chin vào đầu mưa năm kế tiếp chứ không phải cuối mùa mưa. Điều này lý giải vì sao lúc nào túi áo lao động của nông dân và ở góc sân nhà của họ luôn có mấy nắm quả cà phê. Khoảng một tháng nữa là hái bói cho niên vụ 2015 – 2016 roài! Hoa cà phê nở trái vụ, có nghĩa là Dã Quỳ bắt đầu chuyển mình làm duyên. Chuyển mình như gái dậy thì đau ngực thôi chứ còn lâu mới ra nụ các anh ợ. Cơ mà các sửa soán ống máy, vòng tay xin vợ cho chuyến đi Tây Nguyên ngắm hoa đi là vừa. He he. Để được sự đồng ý là cần cả một quảng thời gian dài xin xỏ và nịnh bợ các anh nhé.
No comments

Thursday, August 27, 2015

TÀU HỦ KI VÀ CÁC MÓN ĂN TRONG THỰC PHẨM CHAY

Tác giả ảnh: Vũ Duy Bội
    Đây là hình ảnh phơi lá Tàu Hủ Ki. Nếu phát âm theo giọng Nam là Tào Hủ Ki và một số người gọi là Phù Trúc, gọi chệch nữa là Phù Chúc. Nó là nguyên liệu chính để làm các món đùi gà chiên chay, gỏi lá chay, giò chả chay… Cái loại giò chả có màu sậm, có thớ vân và ăn giai sần sật chứ không phải loại ăn như bánh đúc đâu nhé. Loại rau thơm liên quan đến các món có Tàu Hủ Ki là rau Răm. 
    Để giải thích cho cái tên Tàu Hủ Ki và các tên khác thì mình giải thích như này. Nó được tạo ra khi nấu sữa đậu nành. Đậu nành khô được xay nhuyễn rồi đổ vào nồi đun lên. Khi sôi, có lớp váng màu vàng bên trên. Vì nó nổi lềnh phềnh trên mặt nước khi hình thành và sau khi phơi thì mỏng, gòn, dễ vỡ như lá tre khô nên cái tên Phù Trúc được hiểu trong tiếng Hán như thế. Do phát âm chệch giữa Tr và Ch mà còn có thêm tên Phù Chúc. Nếu cố tình làm cho nó vón nhăn lại thành thỏi dài thì ta được cọng Phù Trúc. Cọng này sau khi phơi khô, được chiên lên để bỏ vào nồi súp chay. Lá Phù Trúc nhăn nheo, có nhiều thớ vân. Ki trong tiếng Hán có nghĩa là thớ vân. Tàu Hũ Ki có nghĩa là thớ vân của đậu nành nấu chin sau khi xay. Người Việt ta vẫn thích ghi chữ Y dài sau chữ K nó hay được viết là Tàu Hủ Ky.
    Đối với món đùi gà chiên chay thì nó đóng vai trò là da gà. Phần “xương gà” chính là một cọng sả đập dập. Còn phần “thịt gà” chính là hỗn hợp mà người ta hay dùng làm chả ram. Vì thế, hai món chả ram và đùi gà chay luôn được làm cùng lúc. Tàu Hủ Ki thành phẩm cứng như bánh tráng cho nên người ta ngâm nước cho mềm rồi cắt từng miếng nhỏ hình tam giác để cuốn. Cuốn rồi người ta nhúng cái đùi ấy vào bột và chiên lên
    Nếu muốn làm gỏi lá chay, người ta xé Tàu Hủ Ki thành từng miếng nhỏ xíu như cái lá non. Họ bào củ Hành Tây thành sợi, giầm muối đường rồi vắt khô cho khỏi hăng. Sau đó trộn hành cùng với Tàu Hủ Ki với nhau cùng với gia vị và rắc Mè (Vừng), thêm rau Răm băm nhỏ vào. Tàu Hủ Ki hợp Mè chứ không hợp Lạc (Đậu Phộng, Đậu Phụng)
     Còn món giò chả chay thì được làm bằng cách xếp các lá tàu hũ này lại với nhau rồi cuốn tròn thật chặt. Sau đó gói lại và hấp hoặc luộc chin. Cái này là bí quyết nên mình chưa được chứng kiến cách làm. Mình chỉ mới tự tay làm gỏi và cuốn đùi gà chay. Tàu Hủ Ki còn được dùng trong nhiều món nữa nhưng mình chỉ thích các món kể trên thôi. 
Buôn Ama Thuột, mùa trăng tháng bảy năm Ất Mùi 2015
Tây Nguyên Xanh
2 comments

Monday, August 24, 2015

SÁU NGUYÊN NHÂN CHẾT KINH ĐIỂN Ở RẪY CÀ PHÊ

1. Trúng gió
   Thường gặp nhất vào mùa thu hái vì lúc đó nông dân phải ngủ qua đêm tại rẫy. Vì tình trạng hái trộm nông sản vào ban đêm nên rẫy nhà ai cũng có cái lán (chòi) để canh. Ban đêm trúng gió, chết vì không có ai ở bên. Nhiều trường hợp xảy ra quá rồi nên ngày nay người ta thường làm chung lán với nhau. Hai chủ rẫy cùng xây một cái lán ngay bờ giáp ranh hai lô đất. Ban đêm anh nào ú ớ thì anh kia sơ cứu ngay. Lúc dọi đèn tuần tra sâu trong lô thì cả hai cùng đi.
   Hai vợ chồng đi cuốc cỏ hoặc bẻ chồi với nhau nhưng cũng có lúc vợ bị trúng gió cứng miệng mà chồng không biết do tiếng kêu cứu bị loãng nhanh bởi tiếng gió và tiếng nhiều loài sinh vật khác. Đem cơm ra rẫy, hú mãi mới có người ra lấy đồ là vì vậy.
Hoa cà phê - Tác giả ảnh: Nguyễn Mật Ong
2. Rắn cắn
   Đó là đầu mùa mưa. Người ta cào lá cà phê khô rụng đầy dưới gốc ra để bón phân. Lắm khi vừa khỏa cuốc lên đống lá đã thấy một con rắn nằm cuộn tròn trong đó. Cả rắn và người đều hoảng. Nếu hên thì rắn không tấn công mà bỏ chạy. Xui thì bị cắn. Xui tận mạng là được phải rắn độc… “hôn tạm biệt”.
   Ban đêm vạch tán lá để tuần tra chống trộm trong mùa thu hoạch cũng có thể gặp rắn đi ăn. Trên lá thường có rắn lục. Dưới đất có một vài loài khác nữa. Tuy nhiên rắn ngày nay không nhiều như trong tưởng tượng đâu. Chúng nó chưa bị tuyệt chủng là may lắm rồi. Rừng bị thay thé bằng rẫy. Chỗ nấp không có nhiều. Rắn bị người ta gí điện cho nó ngất để bắt rất nhiều.

3. Đuối nước
    Vào mùa khô, người ta phải lấy nước từ mương thủy lợi hoặc từ hồ đập ngay cạnh rẫy để tưới cho cà phê. Người lớn sa chân rơi tõm xuống hồ. Trẻ con nghịch ngợm bị nước mương cuốn trôi. Hy vọng có thể cứu được!

 4. Chết vì uất.
    Mâu thuẫn trong cộng đồng dẫn đến hại rẫy của nhau. Sáng ra đi làm, thấy rẫy nhà mình bị cưa hơn phân nửa số gốc cây. chủ rẫy lên cơn tăng xông, chết trên đường đi viện. Không chết thì cũng chẳng khác gì người tàn phế.

5. Tự sát
    Rẫy là nơi vắng vẻ. Dù rằng rẫy ở bên cạnh có người đi làm nhưng nếu đã chủ đích tự sát thì không ai biết được. Ngồi bệt tựa lưng trong gốc cây giữa rẫy, uống một ngụm thuốc trừ sâu. Ngoẻo ngay!
    Rẫy cà phê được chắn gió bởi những hàng cây muồng đen. Đêm khuya thanh vắng, thiếu nữ thất tình, đàn ông vỡ nợ đem dây thừng ra vắt lên cành muồng. Và…nào ai hay!

6. Bị giết
    Các tệ nạn nói chung như ma túy, mại dâm, bắt cóc, hiếp dâm. đâm thuê chém mướn thường diễn ra nơi vắng vẻ. Rẫy cà phê là nơi “thích hợp” để hành động. 
Buôn Ama Thuột, 24/8/2015
Tây Nguyên Xanh
No comments

Sunday, August 23, 2015

ÔI, CÁI MÔN NHẢY CAO !

     Con bé Nguyễn Thanh Mai than bắn súng mấy lần mới đạt điểm môn quốc phòng làm mình nhớ cái môn thể dục của mình quá. Ở cái tuổi làm mẹ của trẻ con được rồi mà chiều cao của mình chỉ 1m43 và mập nhất là lúc 42kg. Hồi lớp 12 chỉ 35 cân thôi. Nom người lúc ấy gầy như cái ngoắc đèn. Mình cực kỳ vất vả với môn thể dục, đặc biệt là cái món nhảy cao.
Tác giả ảnh: Lại Quý Vân
    Thường học kỳ một của các năm học phổ thông là thể dục tay không hoặc thể dục dụng cụ. Sang đến học kỳ hai mới phải đụng đến chạy cự ly ngắn, chạy bền, nhảy xa và nhảy cao. Các món như thể dục dụng cụ hoặc tay không thì điểm mình cũng cao như bao đứa khác. Nhưng chạy bền thì được nửa vòng là mặt bắt đầu tái nhợt, mắt lờ đờ. Lười tập thể dục nên nó thế. He he. Mình không chối điều ấy. Thầy cô phải hét lên lo mà đi bộ rồi chạy tiếp kẻo lăn quay ra đó bây giờ. Riêng món nhảy cao thì sợ sào nên chưa bao giờ nhảy cả. Dù cái sào được kê thấp ngang đầu gối mình cũng không thể nhảy qua đúng kỹ thuật. Thế là phải dùng vũ khí tối thượng của nữ giới (aka nước mắt) để …trấn áp, xin điểm thầy cô. Nhưng thầy cô vốn công bằng, không thi bằng nhảy cao được thì phải thay thế bằng loại khác, thường là chạy bền hoặc nhảy xa.
     Mình cứ tưởng vào đại học thi thoát món nhảy cao ấy. Ai dè vẫn dính. Năm nọ, bọn mình được bốc thăm những môn đã học để thi thể dục, gồm: Cầu Lông, Chạy Bền và Nhảy Cao. Cha má ơi, số đen tận mạng, bắt thăm hai lần vẫn bấp thẻ Nhảy Cao. Mình thỏ thẹt với thầy rằng dù em có thi cả trăm lần nữa vẫn rớt thầy ạ. Em sợ sào, thầy cho em thi bằng đánh cầu lông thầy nhé. Thầy chỉ tay, quát ra sân chạy đúng hai vòng rồi vô đây tao cho 5 điểm. Thầy chẳng thèm bấm đồng hồ có đạt tiêu chuẩn không. Mình cứ lặc lè lê lết cho được hai vòng. Thầy lắc đầu thương hại, phết con 5 vào sổ. Mình thoát nợ.
    Còn hồi học quân sự, các chú bộ đội cứ trêu kiểu này là lỡ có chiến tranh xảy ra thì bảo chồng vác hộ súng để cho mình bắn địch rồi. He he. Mình nằm sấp để tháo lắp bang súng trường không được. Thi xong, mình ra vườn cây thanh niên ngồi khóc nữa chứ. Mình là cái đồ bất tài nhưng ai trêu lại thấy tủi.
 Buôn Ama Thuột, 23/8/2015
Tây Nguyên Xanh 
No comments