Mọi trao đổi xin liên hệ: bientaynguyen@gmail.com

Thursday, November 12, 2015

VỀ CHÂU PHA THĂM VƯỜN NHO IAC572 CHUYÊN LẤY LÁ


     Hôm qua ăn một chùm nho. Thế quái nào bụng cứ réo lên và nhập hộ khẩu ở nhà vệ sinh nguyên một ngày. Sáng nay vẫn rất hứng khởi đi thăm vườn nho. Cơ mà cây này chuyên lấy lá chứ không ra quả. Bé đến lớn, giờ mới thấy tận mắt và sờ tận tay cây nho đấy.

     Từ thành phố Bà Rịa, đi mười cây số trên con đường đầy bụi để đến xã Châu Pha, huyện Tân Thành, tình Bà Rịa – Vũng Tàu. Hai bên đường chẳng có gì ấn tượng ngoài chi chit những biển hiệu của các hãng xi măng và mỏ đá bên quanh triền núi Dinh. Núi cứ như cái cằm đầy râu của một anh chàng lười biếng. Anh ta vụng về cạo nên cằm có nhiều vết thâm và sẹo. Con đường hẹp mà oằn mình gánh bao chuyến xe đá rong ruổi mỗi ngày. Quang cảnh chỉ toàn bụi trắng vàng như cát. Vòng vèo cuối cùng cũng đến được với vườn nho IAC572 chuyên lấy lá phục vụ cho xuất khẩu và trong năm sau sẽ sản xuất nước giải khát của hợp tác xã nông nghiệp Hồ Tràm.

Tiếp xúc với chú Nguyễn Văn Lập (chủ nhiệm hợp tác xã) khi chú đang loay hoay tìm bài toán xây dựng thương hiệu. Dù rất căng thẳng nhưng hễ hỏi đến lá nho này sẽ được làm gì sau khi hái thì mặt chú tươi tỉnh và hồ hởi hẳn. Chú khoe  đang xây dựng nhà máy sản xuất nước giải khát từ lá của giống nho có xuất xứ Brazil này. Đồng thời muốn làm sao mà toàn dân Việt Nam thích ăn lá nho muối kẹp với thịt luộc. Và mong có thương hiệu trên thị trường quốc tế.

Vào vườn nho, các công nhân đang xẩy cỏ và cột dây cho nho bám vào lưới. Toàn là phụ nữ. Chắc là đàn ông đi làm công nhân khai thác đá hết rồi. Không gian toàn giọng Bắc. Chắc họ cũng là dân di cư như Ba Má mình ngày xưa vào Tây Nguyên thôi. Tự dưng thấy động lòng. Hy vọng sẽ có một ngày trở lại đây nhưng hoàn cảnh tốt đẹp hơn. Châu Pha có nhiều màu xanh của lá nho hơn và được tìm hiểu cái giọng Bắc ở đây sao nhiều thế! 





Bà Rịa - Vũng Tàu, 12/11/2015
Tây Nguyên Xanh
No comments

THÁNG MƯỜI – THÁNG ĐAU ĐẺ CỦA RẪY CÀ PHÊ VÀ HÒ HẸN

Chào tháng mười! Tháng mười âm lịch hằng năm được xem là tháng đau đẻ của rẫy cà phê và cả nông dân. Có một tháng mà người nông dân có thêm nếp nhăn hiện rõ, cây cà phê xơ xác ngay trước mắt. Những lời trên thật chẳng điêu ngoa tí nào. Tháng mười là tháng hái cà phê. Tháng mười một bị chủ nợ siết cổ đòi thu dọn hết sân cà đang phơi và sang đến tháng mười hai thì lo ngay ngáy kiếm gì cho con cái ăn tết. Điệp khúc ba tháng cuối năm của nông thôn vùng trồng cà phê ở Tây Nguyên đấy.
Tác giả ảnh: Chế Hồng Trung

Tháng mười là tháng nhân công cả nước đổ về Tây Nguyên làm thuê thời vụ. Thường thì sẽ có việc đều đặn trong năm mươi ngày. Tức là trọn tháng mười và hai mươi ngày của tháng mười một. Tháng mười cà phê chín rầm rộ nhất. Thời tiết mưa nắng thất thường nhất. Trộm tung hoành nhiều nhất và ở quê nhà phía Bắc, các cụ già hay ốm đau nhất. Nông dân Tây Nguyên đa số là dân đi làm kinh tế mới. Họ bỏ lại mẹ già bố ốm cho em út để bươn chải kiếm sống gửi tiền về quê. Tháng mười có những đợt không khí lạnh tăng cường. Các cụ hom hem dần vì lạnh. Trong này lại đang rộ mùa cà phê. Phải hái nhanh, hái mạnh, hái cho kịp lứa chín và giao nộp sản phẩm đúng thời gian cho nông trường. Trời mưa nhiều thì cà rụng và nảy mẩm hết. Trời nắng to thì phơi sướng nhưng bị “lỗ” vì hụt cân nặng khi giao nộp sản phẩm. Chẳng may ngoài quê có ai đang hấp hối…ôi thôi, đau cả đôi đường. Sau này giỗ quảy cũng khó về quê lo chu tất. Xin đừng mang bất kỳ tin xấu nào đến với nông dân Tây Nguyên trong những ngày thu hoạch.

Tháng mười, rẫy cà phê đỏ lừ chi chit quả chín. Cây như muốn la hét lên, Hãy hái các con của tôi đi kẻo tôi chết vì mang nặng mất. Cây gồng mình sinh sản. Người gồng mình thu hái. Tâm lý người chủ rẫy cũng chẳng khác gì nỗi lo của người đàn bà đang đau đẻ. Sợ đủ thứ… Mùa cà phê năm nay là nguồn sống cho cả năm tiếp theo mà.

Và tháng mười cũng là tháng uyên ương hò hẹn. Những người đi hái cà phê thuê được ghép một nam một nữ thành một cặp. Trai chưa vợ, gái chưa chồng trò chuyện với nhau khi tay đang thoăn thoắt hái quả. Hợp nhau, tối về chàng tìm đến nhà chủ xin gặp riêng nàng. Cứ thế, họ thề hẹn cuối tháng mười hai hoặc sang xuân về sống chung một nhà. Tương lai sẽ là nàng ở nhà rau cháo nuôi con. Chàng đi làm thuê theo thời vụ để kiếm tiền nuôi con học hành. Hạnh phúc giản đơn của người làm thuê đấy.

Ôi, tháng mười của hy vọng!

Bà Rịa - Vũng Tàu, Mồng 1 tháng 10 năm Ất Mùi (12/11/2015)
Tây Nguyên Xanh
No comments

Wednesday, November 11, 2015

BÉ ĐẾN LỚN

Thật là tâm tư quá đi - Ảnh: Trường Thi
5 tuổi:
- Vì sao con đánh bạn?
- Vì nó lườm đểu nên con đấm một phát vào mặt nó cho bỏ ghét.
18 tuổi:
- Nên chọn cho nó học ngành gì đây, anh?
- Thời buổi này một là chạy đầu vào hoặc phải chạy đầu ra. Thôi cho nó đi mấy ngành khó khăn đầu vào đi. Thời buổi chỉ có hai đứa con. Bán miếng đất ở góc phố mà lo cho con, em ạ.
- Con có tố chất mạnh mẽ từ bé. Bố mẹ quyết định như thế. Con có đồng ý không?
- A a, cái ngành ấy oai. Con thích. Cảm ơn bố mẹ nhé.
30 tuổi:
- Chú đi dằn mặt thằng kia dùm anh với. Nó mất dạy quá!
- Anh cứ yên tâm. Vụ này em lo ổn tất.
50 tuổi:
- Anh ơi, vụ này bị vỡ lở anh ạ. Chúng nó đang làm um lên kia kìa.
- Trước hết điều tra ngọn nguồn để xoa dịu dư luận cái đã.
- Sau đó thì sao ạ?
- Đồ ngu, không biết viện lý do à?
- Là do chạy xe bụi mù mịt nên bị người ta ghét và xin tí huyết chơi thôi, anh nhé.
70 tuổi:
- Ông ơi, cháu bị mấy thằng ở công ty kia bắt chẹt.
- Thế cơ quan chức năng kết luận như thế nào?
- Ông đã về hưu nên họ không bênh vực cháu nữa ạ. Hu hu.
Bà Rịa - Vũng Tàu, 11/11/2015
Tây Nguyên Xanh
No comments

Tuesday, November 10, 2015

HOA CHỊCH QUỲ TRONG LÒNG CƯ DÂN BỰA


    Mùa này hoa Dã Quỳ nở vàng từ Bắc vào Nam, ra tận huyện đảo Phú Quốc cũng có. Cư dân chơi mạng xã hội bằng giọng văn Bựa đang hùn nhau đổi tên Dã Quỳ thành Chịch Quỳ các cụ ạ. He he. Chuyện bắt nguồn từ một bài thơ của nick Themoi Suong (tạm dịch là Thế Mới Sướng). Bạn Thế Mới Sướng đã sáng tạo ra một sự tích của loài hoa này như sau: 

    Có một đôi trẻ nọ, yêu nhau thời lắm lắm. Chàng chuẩn bị đi đâu đó, xa cách nghìn trùng thì phải. Nàng kỉ niệm cho chàng một lần... yêu. Chàng đã “giã” nàng trong tư thế quỳ kinh điển của loài người, ở ngay bên đường mới máu lửa chứ. Giữa cái nắng hanh khô của đất trời. Chàng hì hục lâu quá nên mệt và ngoẻo ngay trên đường (nhẽ bị Thượng Mã Phong, he he). Từ đó mọc lên một cái cây cho ra hoa màu vàng. Họ gọi là hoa “giã quỳ”. Cơ mà mọc nơi hoang sơ quá nên bị đổi thành Dã Quỳ cho nó nhã. Hã hã, Cũng có lý phết các cụ ạ. Ngôn ngữ Bựa sử dụng từ Chịch để thay thế cho cái từ “mây mưa’ trong văn thơ lãng mạn và “giao cấu” trong văn bản pháp luật. Và cái tên hoa Chịch Quỳ trong lòng cư dân Bựa âm ĩ thành danh từ đấy.


    Nếu như cứ copy không ghi rõ tác giả thì khoảng trăm năm sau, cái bài thơ của anh Thế Mới Sướng thành thơ dân gian núp dưới dạng sự tích, thật í chứ đùa đâu. Ơ kìa, cơ chế hình thành nền văn học dân gian là tam sao thất bản mà nhể? He he. Tìm không ra tác giả thì phán bừa là “trong kho tàng văn học dân gian, có…" 
Nguyên văn bài thơ đây này: 

"Sự tích hoa Giã Quỳ
Là câu chuyện chia ly
Của một đôi trai gái
Nàng cho xơi một nhái

Trước cái lúc chia tai
Bên ven đường đất đỏ
Xơi xong mệt há mỏ
Vì ở tư thế quỳ

Chàng lịm bố nó đi
Thế gòi tèo cụ mất
Hôm sau đúng chỗ đất
Nơi đầu gối chàng Quỳ

Một mầm xanh ly ty
Vươn mình và trỗi dậy
Người đời thấy như vậy
Gọi tên hoa Dã Quỳ"



Nói chung tin tôi đi
Sự tích nài chuẩn đới…. hế hế.
Bà Rịa - Vũng Tàu, 10/11/2015
Lời: Tây Nguyên Xanh
Ảnh: Đỗ Tuấn Ngọc
No comments

Monday, November 9, 2015

HOA NỞ TRÁI MÙA


     Hoa cà phê nở trái mùa đây các bạn. Ảnh được chụp cách đây một ngày. Thời điểm này cà phê đang chín rộ. Nông dân rộn rã thu hoạch. Hai ngày nữa, nông trường bắt đầu yêu cầu nông nhân giao nộp sản phẩm đợt đầu tiên. Nhưng những cơn mưa cuối mùa đã kích động bản tính “mắn đẻ” của cây cà phê nên cho ra lác đác các chùm hoa như thế này. Giữa bạt ngàn xanh thẳm của lá và những chuối dài đỏ choét của quả chín, bỗng bắt gặp màu trắng tinh khôi thế này đây. Nó ít nên được quý.  Mùa hoa cà phê là tháng hai dương dịch hằng năm cơ. Hơn hai mươi năm làm con gái của chủ vườn cà phê là từng ấy năm Tây được hít hà mùi hương hoa nở trái mùa.

Thời diểm này, Dã Quỳ đang cô độc khoe sắc giữa tiết trời nhợt nhạt hanh hao của buổi giao thời mùa khô và mùa mưa. Phải chăng Thượng Đế thương nên lệnh cho cà phê nở đôi bông sánh duyên với Dã Quỳ? Tạo hóa có những điều không lý giải được.  Trái cà phê sinh ra từ hoa này sẽ ra chín vào giữa mùa mưa năm tới. Nông dân đi cuốc cỏ về, lủng lẳng túi áo túi quần đầy trái cà phê là vì thé.

Hoa này cũng là tác nhân của quả còn xanh trên cây đến tận cuối mùa thu hoạch. Người hái nếu không chừa lại thì sản phẩm sau này xay ra sẽ cho hạt có vị đắng chứ không bùi. Đây là một trong những lý do cà phê Việt Nam bị “cò kè bớt một thêm hai” trên thị trường xuất khẩu. 
Bà Rịa - Vũng Tàu, 9/11/2015
Lời: Tây Nguyên Xanh
Ảnh: Nguyễn Hữu Thọ
No comments

Sunday, November 8, 2015

ÂM THANH VỀ ĐÊM

Như bao người đang sống ven con sông Dinh này, tôi kiếm cái ghế ngồi bên lùm cây nhỏ, vừa đập muỗi vừa đón luồng gió thổi mát mẻ hiếm hoi sau một ngày nắng. Mọi nhà đã bật đèn từ lâu. Bên kia có đứa trẻ nồng nỗng không quần áo chạy từ nhà bếp lên hét to má ơi, con không thấy cái quần đâu hết trơn á. Má nó đang gắp đồ ăn cho bữa tối. Bà nội lòm khòm đi kiếm quần cho nó. Bà mắng yêu tổ cha bay, hai hòn dái to bằng cái trứng gà so rồi còn làm biếng. Chà, bà ấy nói hơi quá, tôi nhòm kỹ thấy cũng nhỏ mà (!?)
Tác giả ảnh: Thế Phong
Rồi tự nhiên chị ở đâu bước lại vỗ vai tôi, khoe đêm qua chị mới vừa đánh nó á. Nó ở đây là chồng của chị ấy. Điều này thì tôi tin bởi đêm qua tôi có nghe chị vừa mắng, vừa khóc và kèm theo đó là tiếng cán chổi đập vào ai đó. Tôi không tiện chạy sang xem sự thể như thế nào vì biết sự có mặt của tôi sẽ làm chồng chị ấy thêm bẽ bàng. Chuyện có gì đâu, chỉ là sau một ngày bốc vác cho một đại lý phân phối gas, anh chồng hỏi sao cơm và đồ ăn nguội ngắc như vầy, hồi chiều đến giờ em không nấu cơm hả. Có vậy thôi mà anh ấy ăn đòn. Chị vợ làm um lên cứ như thể cho thiên hạ biết vì chồng “hư hỏng” nên chị mới phải “dạy dỗ”.

Chưa nghe chị kể hết lý lẽ đánh chồng thì cái đầu của hai chị em chợt quay về hướng câu chửi “đậu má mày nha, tao đi làm cả ngày, thứ đêm thức hôm, Ăn không dám ăn, chai nước không dám mua uống mà mày ở nhà ăn nhậu, hút thuốc lá ở đây hả?” Giọng đàn ông đó, không phải là câu chửi truyền thống của các bà vợ có chồng hay rượu chè be bét đâu. Người chồng này cũng có vợ phá tiền (như chị đành chồng kia) nhưng có khác là dám đánh và chửi vợ. Anh bắt người vợ phải kể lể từng lỗi sai rồi sau đó lặng lẽ pha sữa cho con bú. Chị vợ sụt sịt nước mũi và ngồm ngoàm thanh minh mình chỉ uống có hai chai bia thôi. Anh chồng mắng lại rằng có hai chai mà nhậu say, nôn ra cả thau chưa dọn vầy hả. Rồi anh chồng dọa sẽ đánh chết nếu còn thấy chị ấy hút thuốc và uống rượu. Ồ, chị ấy hạnh phúc quá, được chồng dọa đánh chết như ngày xưa ba má dọa đánh chết con. Dọa để mà sợ chớ có đuổi ra khỏi nhà đâu. Căn nhà lại im ắng nhường cho tiếng khóc khát sữa của thằng cu hai tháng tuổi…

Tôi trở về với căn phòng nhỏ, vặn to âm lượng lên, nghe bài hát Dòng Sông Nghĩa Tình. Một bài hát được viết sau khi nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Tiến nghe tâm sự của hai chàng trai miền Tây, ngồi nhậu bên bờ  Tiền Giang than thời buổi này khó kiếm vợ quá, các nàng đi xứ khác lấy chồng hết trơn rồi. Sau này Hậu Giang được nhắc đến trong bài hát chớ không phải Tiền Giang, chắc là để tiện phối âm hoặc vì một lẽ nào đó. Mới ở xứ này có mấy ngày mà ấn tượng đàn ông Nam Bộ quá.
Bà Rịa - Vũng Tàu, 8/11/2015
Tây Nguyên Xanh
No comments