Mọi trao đổi xin liên hệ: bientaynguyen@gmail.com

Tuesday, March 29, 2016

TẶNG NGƯỜI CHẠY HOÀI KHÔNG HẾT MÔT ĐOẠN ĐƯỜNG


    Chẳng ngờ chú là nhân vật thứ ba trong bộ sưu tập 100 Mảnh Đời Xiêu Vẹo mà tôi gặp. Chú kể ngày bé chú mê lái xe lắm nên theo nghề lơ xe rồi cuối cùng cũng làm tài xế. Lấy vợ, tích cóp rồi vay mượn mua được chiếc xe về chung vốn với công ty cổ phần vận tải Phương Trinh, chạy tuyến số 1 (Thủ Dầu Một – Bến Cát) . Người ta hay nói đùa rằng làm bác sĩ thì được đời gọi bằng bác, làm cô giáo thì là cô của thiên hạ, làm bộ đội sẽ là chú của nhân dân, còn tài xế hay bị gọi bằng thằng. Chú bảo lỡ yêu rồi chấp nhận thôi. Nhiều khi ra đường bị đứa con nít gọi ê thằng tài xế, đắng lắm nhưng nghiệp nó vậy mà. Chú còn ví cái dạ dày tài xế như cái dạy dày chó. Bởi chó ăn xong chỉ dùng để chạy chứ có làm gì đâu. Chú cũng vậy, có một đoạn đường mà chạy mãi chạy hoài không hết. Sự ví von sắc cạnh quá!

    Ngồi xe của chú thì thôi đi, cười lăn lóc. Chú chuyên thời đọc thơ chế để trêu cái của nợ của quý ông, quý bà. Chú nói tục nổ như bắp rang. Chú có cái giọng Nam pha Bắc khá thú vị. Thoạt nghe cái nền giọng rất miền Nam nhưng âm cuối một số từ ngữ lại phát âm rất chuẩn. Ví dụ như an thì sẽ phát âm là an chứ không phải aeng(a hơi đổ về e). Có hành khách bảo đi xe buýt cho an toàn. Chú trợn mắt, chu mỏ lên nói hứ, đừng tưởng ngồi xe buýt mà không chết nha. Năm xưa, có bà mẹ trẻ kia ẵm con ngồi trên cái ghế đầu tiên gần cửa trước. Bữa đó, chú cho thằng thưc tâp nó lái. Chú ngủ quên mất. Thế quái nào bị trễ giờ tới bến. Công ty phạt u đầu chứ chẳng chơi. Chú cầm lái được một lúc, bỗng một anh hùng xa lộ say xỉn phơi phới qua đường mà không nhìn gì cả. Chú phanh kít một phát. Đứa trẻ văng xuống sàn. Chú vội ẳm nó lên, nhanh trí bảo mẹ nó cho nó bú miếng đi( cho nó khỏi khóc). Người mẹ khi ấy tự dưng lăn ra xỉu, may cái là các cụ già có mang theo dầu và xoa bóp nên không phải đi viện. Ổn trên xe thì dưới đường có kẻ đang nằm ăn vạ. Nó sai tè le nhưng cứ vin vào cái cớ xe to đụng xe nhỏ để đòi bồi thường. Ngại hầu tòa phiền phức nên chú đành thương lượng cho nó nhanh. Năm đó mất một mớ tiền. Từ đó trở đi, đàn bà bế con không bao giờ được ngồi ghế đầu tiên trên xe của chú.

   Tôi nát cả lòng khi nhìn thấy nước mắt của người đàn ông hay chửi tục, cười nói sang sảng ấy. Hôm nọ, chú bị cảm cúm. Người mệt lử, xin nghỉ một ngày nhưng công ty vẫn bắt lái. Chú mệt đến nỗi vừa lái vừa khóc. Có lẽ khóc vì tủi thân và mệt. May trời thương, chú đươc người vợ tần tảo nên chăm nhanh khỏi bệnh. Hôm sau ngồi chuyến cuối cùng của ngày. Nghe chú trả lời điện thoại của vợ dễ thương thôi rồi. Hình như vợ hỏi chú tối nay muốn ăn gì. Chú bảo bún phở gì đó cũng được nhưng rau phải hái trong vườn nhà mình nghe em, làm sẵn đồ ăn đó, anh về sắp tới rồi. Thấy ánh mắt hạnh phúc của chú, tôi bỗng thấy thị xã Bến Cát lúc tranh tối tranh sáng lung linh chi lạ. Hình như hạnh phúc nghĩa là được thấy người những mảnh đời xiêu vẹo nhưng hạnh phúc hay sao ấy.
Thị xã Bến Cát, 29/3/2016
Tây Nguyên Xanh
1 comment

Monday, March 28, 2016

SAU KHI THU HOẠCH, CÀ PHÊ SẼ VÀO TAY AI? - Kỳ 1: RỜI TAY NÔNG DÂN

Tác giả ảnh: Võ Việt
   Sau dòng tin với nội dung nhõn hai chữ “Tây ơi” là cái link chỉ bài báo bảo phát hiện cà phê bị pha chất độc ở đâu đó. Ý gì đây nhỉ? He he, Tây uống cái thứ ấy vào bị tụt huyết áp nên chả dám xài. Đa số là lipton nóng hoặc ca cao đá, nơi nào trát muối quanh miệng tách thì mới uống chanh rum. Hết! Nhà trồng cây cà phê nhưng Tây chẳng biết tẹo nào về văn hóa uống cà phê cũng như phân biệt các loại hương vị cà phê nốt. Nhưng mà Tây kể cho các bạn cái này nhé. Ấy là chuyện gửi tặng cà phê.

   Tây rất nể những ai có trong tay hạt cà phê nhân xô (có thể là rang rồi hoặc chưa ) do người trồng gửi tặng. Bởi có lẽ họ phải thân thiết như thế nào mới được như vậy. Bởi các bạn có hình dung được không nhỉ? Mỗi một mùa thu hoạch xong, nông dân như nhà Tây đây phải xay xát vỏ và đựng trong cái bao 70 kg là ít. Bao được chất ngay ngắn trong cái phòng nào đó không bị nước mưa thấm vào. Chưa ai nghĩ sẽ xúc từng ký lô gam đi bán cả. Ra điểm thu mua chốt giá, ứng tiền rồi đến ngày nào đó khối lượng trên 100kg sẽ có nhân công về tận nhà bốc chở đi. Thậm chí là sợ mối mọt, độ ẩm tăng giảm không như ý muốn nên người ta chở tất cả đi ký gửi trong kho cho các đại lý cà phê. Khi nào muốn bán thì ra nhận tiền và trừ lượng tồn kho. Cà phê ít có trong nhà dân lắm. Vì vậy nếu họ chịu oằn lưng, mướn người bưng một cái bao nặng trịch xuống rồi xúc ra mười mấy ký rồi đem đi ra tiệm chuyên rang xay và gửi cho các bạn thì quá nể đấy.


    Sau khi rời tay nông dân thì cà phê luồn lách vào nhiều bàn tay khác nhau. Thương lái thì đương nhiên nhưng còn có kiểu sở hữu nhờ bơm tiền mua đong cà phê của giới công chức, viên chức nữa. Kỳ sau kể nhé. He he. Nhác gõ rồi.
Thị xã Bến Cát, 28/3/2016
Tây Nguyên Xanh
No comments