Mọi trao đổi xin liên hệ: bientaynguyen@gmail.com

Saturday, July 9, 2016

GỪNG, NGUỒN GỐC TÊN GỌI TRONG VỊ THUỐC ĐÔNG Y VÀ TÊN KHOA HỌC

Cây Gừng (Zingiber officinale)

    Cái tên tiếng Anh “Ginger” của gừng xuất phát từ tiếng Latin “zingiber”. Mà chữ “zingiber” lại có liên quan đến chữ “shringavera” trong tiếng Phạn. Chữ “Shringavera” có nghĩa là hình dáng giống sừng của con nai. Vì sao gừng được mô tả như thế thì các cụ nhìn lại hình dáng củ gừng nhé. he he.

    Trong Đông Y, gừng tươi được gọi là Sinh Khương (生姜). Nguồn gốc tên gọi của cây này có liên quan đến Viêm Đế (炎帝), tù trưởng bộ lạc Khương sống ở ven sông Hoàng Hà. Có truyền thuyết cho rằng Viêm Đế chính là Thần Nông, ông tổ của Đông Y. Ngày xưa, người ta ăn thịt thú, quả dại sống qua ngày cho nên sinh bệnh mà chết rất nhiều. Thời điểm đó người ta chưa biết thuốc thang chữa bệnh. Một khi sinh bệnh là chờ tiếng gọi của thần chết. Viêm Đế nhìn thấy nỗi đau của người bệnh, trong lòng đầy thương xót.

   Một ngày nọ, Viêm Đế đi núi về, mệt đến nỗi toàn thân vã mồ hôi, bụng đau chân mỏi. Đón ông ở cửa nhà là một con chó xù toàn thân lông trắng như như ngọc lưu ly do ông tự nuôi. Viêm Đế đột nhiên nghĩ ra rằng con chó này cả ngày lắc đầu vẫy đuôi, trèo đèo lội suối mà không hề mắc bệnh. Chẳng lẽ nó đã ăn cái gì khác những thứ đã ăn giống con người? Nó đã ăn rễ, thân, lá của loại cỏ nào chăng?

   Để khám phá điều này, ông đã bất chấp nguy hiểm, mang theo con chó trèo đèo lội suối, cẩn thận quan sát phản ứng của con chó sau mỗi lần nó ăn. Có một ngày, Viêm Đế vừa ngắm phong cảnh vừa nếm cỏ nhận biết thuốc. Bỗng có một trận mưa to ập đến khiến Viêm Đế ướt sũng. Ông cảm thấy đầu óc choáng váng, tức ngực buồn nôn, đứng không vững. Lúc đó con chó xù đang ngậm một khúc củ loài cây nào đó. Tiện tay, ông cũng nhặt lên một miếng, rửa sạch vào bỏ vào miệng nhai thử. Nó chẳng có vị gì ngoài gây cảm giác cay nồng. Kỳ lạ là sau đó Viêm Đế thấy tinh thần thoải mái, cơ thể khỏe hẳn. Từ đó ông lấy tên bộ tộc “Khương” của mình để đặt tên cho loại thực vật này là Sinh Khương với ý nghĩa loài cây giúp ông có được cái mạng thứ hai.

Sài Gòn, 9/7/2016
Tây Nguyên Xanh sưu tầm và dịch từ tiếng Anh và tiếng Hán
No comments

Wednesday, July 6, 2016

BÁN ĐẶC SẢN CHO KHÁCH TRUNG QUỐC Ở NHA TRANG

Tác giả ảnh: Andy Le
    Các bạn biết khi đến Nha Trang, khách Trung Quốc thích mua gì không? Họ thích mua những thứ mà người Việt ta ít ngó ngàng tới. Họ mua cao sao vàng (dầu cù là), thuốc lá Thủ Đô, nước hoa Sài Gòn loại nhạt (vỏ hộp màu xanh) và loại nồng (vỏ tím), cà phê nguyên chất có sẵn phin trong hộp, hạt điều lớn và nhỏ. Đơn đặt hàng được đăng ký qua mạng xã hội Wechat. Facebook và Google là hàng quốc cấm ở Trung Quốc nên chính quyền ép dân phải chơi Wechat, tra Baidu và viết blog ở Duanwenxue cho dễ quản lý dư luận viên. Khi sang Việt Nam, bọn hướng dẫn viên người Trung Quốc không bao giờ sử dụng tiếng Anh hoặc tiếng Việt để làm ăn với người Việt. Họ có cách hành xử theo kiểu người giơ cao một bọc tiền to rồi nói tôi là người Trung Quốc, ai muốn giao thương nào. Người Việt cần tiền và thế là phải học tiếng Trung để giao tiếp với họ, đừng mơ dùng thứ tiếng khác.

    Những người cung ứng đặc sản thường là các cựu sinh viên đã từng sang Trung Quốc du học. Họ mở một group trên Wechat. Hằng ngày họ gửi và nhận các thông báo trên đó. Hướng dẫn viên người Trung Quốc (không có khái niệm hướng dẫn viên Việt Nam dẫn khách Trung Quốc ở Nha Trang nhé) sẽ đặt hàng qua Wechat và gửi lại hàng thừa cùng tiền sau khi tiễn đoàn. Nhà cung cấp hàng hoá phía Việt Nam phải đến tận văn phòng công ty du lịch phía Trung Quốc để đưa tiền hoa hồng. Mình đã từng chứng kiến một nhân viên thu ngân không biết tí gì về tiếng Việt hỏi rằng phải ký chỗ nào trên tờ biên lai. Mình có cảm giác như cái tờ giấy ấy không quan trọng đối với nó, chẳng thèm tìm hiểu phải ký chỗ nào là biết mức độ không sợ chịu trách nhiệm trước pháp luật rồi.

    Hướng dẫn viên Trung Quốc được ở quanh năm suốt tháng trong những khách sạn ở Nha Trang. Họ xem đó là ký túc xá của các "công nhân" trong ngành công nghiệp không khói. Gặp 5 người tắm biển ở Nha Trang 3 người Trung Quốc rồi. Có đề xuất thành lập cảnh sát du lịch. Phải thế thôi! Cứ tưởng tượng bỗng một ngày từng ấy khách du lịch và hướng dẫn viên cùng manh động thì còn gì là duyên hải Việt Nam.
Sài Gòn, 6/7/2015
Tây Nguyên Xanh
No comments

Monday, July 4, 2016

CHÂN DUNG MUỖI ĐỰC VÀ MUỖI CÁI DƯỚI ỐNG KÍNH HIỂN VI

  Trời miền Đông sáng nắng, chiều mưa nên muỗi cứ thế là sinh sôi. Tây mặc váy không cần thận thì muỗi nó cắn sưng chỗ hiểm ngay. Ấy thế mà lão Bùi Trọng Hiếu ở Sài Gòn bảo nhà anh bói không ra con muỗi cô Tây ạ. Lý do là lão ấy cả ngày úp lồng bắt muỗi rồi đưa nhanh vào tủ lạnh. Chờ nó đông đá rồi thì bắt đầu bỏ dưới ống kính hiển vi để chụp chân dung của nó. Muỗi hãi vãi tè nên trốn hết. Và kết quả bên dưới đây các cụ ạ. 
Đầu vòi hút máu của muỗi cái-Ảnh: Bùi Trọng Hiếu

Chân muỗi-Ảnh: Bùi Trọng Hiếu

Đầu muỗi đực - Ảnh: Bùi Trọng Hiếu

Đầu muỗi cái - Ảnh: Bùi Trọng Hiếu

Bộ râu giúp phân biệt đức, cái của muỗi đực - Ảnh: Khanh Vy
    Muỗi đực và muỗi cái khác nhau ở cái lông tung ở râu ấy đấy. Con cái không có lông tua nhiều như con đực. À quên, muỗi đực chuyên hút nhựa cây và trái cây thối để sống còn muỗi cái thì có hút máu động vật nữa. Mới hóng được từng ấy về muỗi. Cái tất hay khoe kiến thức lại trỗi dậy nên không khép được mõm. Tây lại í ới lên blog câu view. He he. Theo lời kể của tác giả Khanh Vy thì mất 2 tiếng đồng hồ để setup các góc chụp, mất 5 phút để bấm máy, ghép mất 15 phút và hậu kỳ ảnh ngốn 1 tiếng rưỡi. Tổng cộng mất khoảng bốn giờ đồng hồ cho mỗi một bức ảnh như thế này. Đó là chưa kể cái công bắt, ướp muỗi cũng như sự tốn kém về đầu tư máy móc. Nói chung là nên ghi tác giả và nguồn ảnh các cụ ạ. He he. Vì là ảnh trộn chung hai tác giả nên trong chú thích ảnh sẽ có cái mục thông tin tác quyền nhá.
Sài Gòn, 4/7/2016
Tây Nguyên Xanh

2 comments