Mọi trao đổi xin liên hệ: bientaynguyen@gmail.com

Thursday, July 21, 2016

HOA VÀ QUẢ ĐIỀU NHUỘM (CÀ RI)


   Hằng ngày các nàng tô son đỏ, các chàng dính son vì hôn môi các nàng, hai người dắt nhau đi ăn thịt ướp cà-ri nhưng ít ai biết 70% chất màu tự nhiên được sử dụng trên toàn thế giới được chiết từ cây này ra. He he. Cây Điều Nhuộm (Bixa orellana) đấy. Ở khu vực sống Amazon, người ta gọi cây này là Urucum vì nó bắt nguồn từ chữ “ru-ku” trong tiếng của bộ tộc Tupi có nghĩa là màu đỏ. (Lại quảng cáo tí: Tây bán Hà Thủ Ô Đỏ xanh tóc thắm da, nấm linh chi, gọi ngay vào số 0937741042). Bởi hạt cho ra nước màu đỏ cam. Những ngày này hoa nó nở khắp triền đồi Tây Nguyên (nơi nào có trồng thôi he he). Nở rồi nó cho ra loại quả râu ria lông lá như trong ảnh. Khi già, nó bung ra lộ cái ruột màu đỏ hỏn. Các cụ viết văn thơ theo kiểu Hồ Xuân Hương là hay chụp ảnh quả nứt vỏ để ví với cái “giếng giời ban” của chị em lắm.


   
    Ở Cuba nó được nghiên cứu để chiết tinh dầu chống virut Plasmodium berghei lây từ loài muỗi cát (Lutzomyia longipalpis). Hạt cây này có tác dụng trợ tim, nhuận tràng, giảm huyết áp, long đờm, kháng viêm. Nên y học Trung Hoa và Ai Cập từ lâu đã sử dụng nó. Thành phần hóa học chính của nó là C25H30O4. Trong cấu tạo có một nhóm axit cacboxylic và một nhóm metyl este. 



    Tây biết vụ này vì ăn cắp thông tin trong bản báo cáo khoa học của tập thể cán bộ khoa dược, phòng thí nghiệm dược lý, khoa nông học, khoa sinh học nguyên tử, và khoa hóa học của trường Federal University of Paraíba, Brazil công bố năm 2014 trên tạp chí khoa học quốc tế. Nguyên văn bài báo đây http://www.hindawi.com/journals/tswj/2014/857292/
Sài Gòn, 21/7/2016
Tây Nguyên Xanh
1 comment

Tuesday, July 19, 2016

VỀ VỚI ĐẤT CỦA NGƯỜI M’LATES XƯA


     Đây rồi, tôi đã lên đỉnh con đèo Prenn. Đất của người M’lates ngày nao là đây chứ đâu. Con suối Da M’lates của ngày xưa đã trở thành hồ Xuân Hương yên bình. Tôi lặng người khi ai đó chở tôi dạo quanh bờ hồ, chậm rãi giải thích Da trong tiếng của người M’lates (Còn gọi là Lạch, một nhóm người thuộc dân tộc K’ho) có nghĩa là suối. (Hà Thủ Ô Đỏ xanh tóc đỏ da đang Cửu Chưng Cửu Sái, nhanh tay gọi vào số 0937741042 kẻo hết các ban ơi)

 Và bản thân từ M’lates có nghĩa là "rừng thưa" dùng để chỉ vùng rừng thông, đồi trọc. Da M’lates bị phát âm chệch thành Đạ Lạch rồi ai đó gọi với âm điệu nhẹ nhàng quá: Đà Lạt! Người M’lates bị đuổi về chân núi Langbiang cư trú. Đà Lạt hôm nay được tôn tạo đẹp bao nhiêu thì tôi thầm cảm ơn người M’lates bấy nhiêu. Họ chấp nhận dời nhà, bỏ đất bỏ làng cho người xứ lạ. Người ta làm cho đất của họ đẹp lên từng ngày. Họ không phá mà ngược lại sống chan hòa, nhìn về đất cũ với tấm lòng vị tha.



Lại cảm ơn ai đó là “thổ địa” của Đà Lạt đã luôn luôn chở tôi đi trên những con đường khác nhau để tôi có thời gian ngó nghiêng thành phố. Những con đường cong cong, những ngôi nhà e ép nép bên sườn đồi khiến cho Đà Lạt như một cô gái mặc áo vải voan ngủ quên trong rừng. Các chàng trai thấy yêu Đà Lạt là vì thế. Các nàng xứ lạ muốn đến Đà Lạt cũng để níu lòng người yêu.  Họ sợ mất tình nhân vì Đà Lạt.



Giữa cái lạnh se se của màn đêm Đà Lạt, tôi cùng người sớt nhau một quả bắp nướng. Cái thú ăn bắp nướng của tôi cũng kỳ cục lắm. Tôi phẻ từng hạt nhai nhỏ nhẻ, chậm chạp cho sương đêm hít qua mũi quyện với vị bùi béo của hạt bắp đang trôi xuống cuống họng. Đà Lạt trong tôi khi ấy lạnh mà như không lạnh. Chỉ tràn đầy sự bổ béo trong tâm hồn lẫn vị giác mà thôi. Tôi không yêu Đà Lạt nhưng có lẽ đã hơi say Đà Lạt.




Người M’lates rất thích nuôi ngựa cho nên bây giờ mới có ngựa cho những lữ khách như tôi ngắm nghía. Cái đuôi ngựa phe phẩy trong gió dưới chân đồi đã tiễn  tôi trong phút rời xa Đà Lạt. Hẹn gặp lại với tư cách là người tìm hiểu những thăng thầm trong kinh tế của người trồng hoa nhé.
Sài Gòn, 19/7/2016
Tây Nguyên Xanh
No comments

RA MẮT NHÀ HÀNG CƠM ONLINE CHÀ VÁ


    Không sử dụng hộp xốp mà dùng hộp thủy tinh (vô cơ hoặc hữu cơ) đựng thức ăn. Nấu các món ăn tùy vào sở thích mà khách đặt hàng. Giao tận văn phòng của khách trong phạm vi Sài Gòn. Khách ăn xong chỉ việc cất hộp cơm ở một góc để chờ người đến thu gom về rửa sạch. Giá cơm từ 30 000đ đến 50 000đ tùy vào độ hiếm hoi của nguyên liệu. Đó là tiêu chí do đầu bếp Phan Thanh Hoa đặt ra. Với sự gợi ý của Tây, bạn ấy đã chấp nhận đặt tên hãng cơm của mình là Chà Vá. Từ Chà Vá có nghĩa là nhiều màu. Vầng, cô gái đến từ mảnh đất Hà Tĩnh Phan Thanh Hoa với tâm hồn “ăn uống” sẽ cố gắng nấu bất kể món nào mà các bạn thích. Thực ra lâu nay em đã bán rồi nhưng Tây muốn giúp em đắt hàng hơn một chút.



    Có bao giờ các bạn bỗng dưng thèm vô cùng những món ăn “hương đồng gió nội” của miền ký ức không? Mà thời gian nghỉ trưa không cho phép các bạn rời công sở quá lâu để tìm kiếm các nhà hàng trong thành phố. Vào các buổi sáng thứ 2, 4, 6 trong tuần các bạn hãy gọi điện vào số 0937741042 để đặt cơm trước 8h. Trưa 11h cơm sẽ đến tay các bạn.



   
   Những bát thức ăn khói nghi ngút và có thể nhìn xuyên thấu qua lớp thủy tinh. Chỉ nhìn thôi đã tứa nước bọt rồi. Tác dụng của bát thủy tinh là thế đấy các bạn ạ. Tây muốn tạo nên phong trào không sử dụng hộp xốp, bao nilon mà dùng các cặp lồng bát thức ăn bằng Mây, Tre. Các túi giấy đựng hộp cơm có in hình các loài động vật quý hiếm cần được bảo vệ. Một ước mơ khá to nên lại cần mọi người giúp sức rồi. Ít nhất là giúp Tây liên hệ với một cơ sở sản xuất hàng mây, tre nào đó. Email: bientaynguyen@gmail.com



Sài Gòn, 19/7/2016
Tây Nguyên Xanh

2 comments

Sunday, July 17, 2016

NHÀ CỦA NGƯỜI K’HO


Lạc Dương, cái tên được mình lưu tâm từ khi có vụ mấy hecta cà phê chết vì sương muối từ năm ngoái hay năm kia gì đó. Ám ảnh vô cùng dáng hình người đàn bà địu con cúi gằm nhìn đất và cảm tưởng như tương lai không biết về đâu vì cà phê cháy hết lá. Năm nay đến Lâm Đồng, quyết đến cho bằng được. Không thèm khát lên đỉnh Lang Biang, không ham hố chụp ảnh thác gềnh, chỉ cần được thấy tận mắt người dân tộc K’ho đang thở trong căn nhà truyền thống của họ là mãn nguyện lắm rồi. Lại cảm ơn một người đã chịu khó chở mình đi thăm thú các huyện của Lâm Đồng.

Ấn tượng đầu tiên đó là kiến trúc căn nhà của người K’ho khác hẳn với những gì mình tưởng tượng. Cứ ngỡ họ cũng ở nhà sàn cao như người Ê Đê bên Dak Lak của mình cơ. Họ ở nhà trệt và có là nhà sàn thì chiều cao từ sàn đến mặt đất cực thấp.



Ấn tượng thứ hai đó là hoa văn của tường bao quanh nhà. Nếu như nhà trệt của người Kinh giống như một cái váy dài được tô điểm ở cổ áo thì nhà của người K’ho là một bộ áo đi kèm váy ngắn. Khoảng một mét tính từ sàn nhà được đóng gỗ theo chiều khác hẳn với khúc trên. Những căn nhà được xây sau này cũng được ốp gạch và tô màu thành hai khoảng riêng biệt như vậy. Chưa vào sâu trong nhà nên không biết bên trong như thế nào.

Chưa đi được hết huyện, mới quẩn quanh thị trấn trung tâm thôi nên chỉ thấy bao quanh nhà là vườn cà phê Mocha (moka). Cây lùn lùn, cao hơn lớp hoa văn dưới chân nhà một tí. Những cái áo, cái quần đong đưa bay trong gió và nắng yếu của mùa mưa. Thanh bình quá!
----

Tây bán Hà Thủ Ô Đỏ uống cho xanh tóc đỏ da, thu hái tự nhiên ở Cao Bằng. Ai mua thì gọi 0937742042
Sài Gòn, 17/7/2016
Tây Nguyên Xanh
No comments