Mọi trao đổi xin liên hệ: bientaynguyen@gmail.com

Friday, August 19, 2016

MỘT LẦN THEO CÁC ANH ĐI LÀM THỦ TỤC CỨU HỘ


Khổ, khó, khờ, khùng là bốn tính từ tôi dành để miêu tả công việc cứu hộ động vật. Khổ vì thay phiên nhau chạy xuyên đêm ngày cho kịp cứu hộ. “Khó” vì thủ tục hành chính vô cùng phức tạp. Nó phức tạp đến nỗi muốn phát “khùng” vì thời gian chờ đợi để rồi tự hỏi lòng mình có” khờ” quá không khi yêu động vật?!



   Tôi đón đoàn nhân viên của trung tâm cứu hộ linh trưởng nguy cấp, vườn quốc gia Cúc Phương (huyện Nho Quan, tỉnh Nình Bình) vào tới Sài Gòn trong một trưa âm u. Các anh thay phiên nhau lái xe xuyên đêm để kịp cứu cá thể Voọc Chà Vá Chân Đen (loài động vật nằm trong danh sách sắp tuyệt chủng của thế giới) do người dân tự nguyện liên lạc, nhờ Cúc Phương tiếp nhận. 

   Lúc đầu họ không biết có trung tâm này nên nhờ tôi tìm kiếm giúp. Vì thế tôi mới liên quan đến việc này. Tôi không thuộc tổ chức nào cả. Chỉ là thích xem ảnh sinh vật thật và từ đó biết một vài trang Facebook của những người làm công tác bảo tồn nên liên lạc giúp thôi. Thế là có dịp lẽo đẽo theo câc anh đi xin giấy tờ vận chuyển Voọc một cách hợp pháp.



    Cơ khổ, có đi mới biết cái quy trình như này, chi cục trưởng chi cục kiểm lâm của các tỉnh hiện nay bảo rằng họ không có quyền cấp giấy vận chuyển động vật đặc biệt mà phải là chủ tịch ủy ban nhân nhân cấp tỉnh mới ký được. Nhưng muốn được duyệt thì chúng tôi phải có giấy tờ chứng mình nguồn gốc hợp pháp của động vật quý hiếm , có giấy kiểm dịch động vật, sau đó  trình lên ủy ban nhân dân tỉnh chờ phê duyệt. Mỗi một công đoạn như thế, ít nhất phải chờ…5 ngày. Có giấy ấy rồi mới đưa động vật đi được. Thế mà trước đây tôi cứ nghĩ chỉ cần a lô phát là Cúc Phương cứ đến bồng động vật đi cho kịp cứu kẻo nó chết thôi còn giấy tờ tính sau.



   Các anh đi làm việc nhân đạo mà phải vật vờ chờ đợi, nom thương lắm. Xe các anh thuê chứ không phải của riêng Trung Tâm. Sức ép về chi phí ăn ở, sức ép về tính mạng động vật khiến cho các anh nom già đi sau một chuyến cứu hộ. Chỉ mong, rừng bình yên để tất cả sống nhẹ nhàng!


    Đây là giây phút anh Vinh tiếp nhận cá thể Voọc Chà Vá Chân Đen tại Sài Gòn. Anh Vinh đã tham gia cứu hộ hàng trăm con vật quý hiếm trong suốt hơn 20 năm qua. Cứ có điện thoại nhờ cứu hộ thì bộ phận truyền thông của trung tâm sẽ liên lạc với anh đầu tiên.
Sài Gòn, 19/8/2016
Tây Nguyên Xanh
No comments