Mọi trao đổi xin liên hệ: bientaynguyen@gmail.com

Friday, May 5, 2017

KIẾN NGHỊ NGHỈ LỄ LUÂN PHIÊN ĐỂ PHÂN LUỒNG DU LỊCH


Tháng vừa rồi Tây đã làm hai ngày chủ nhật nên cuối tháng Tây nghỉ bù hai ngày, cộng thêm một ngày phép năm của tháng nữa, lại cộng thêm nghỉ 3 ngày lễ nữa nên tổng cộng có 6 ngày vi vu cái đất “mênh mông rừng tràm, bạt ngàn dừa xanh”. Trong phải ngồi chờ hàng giờ đồng hồ để mua được vé tàu vào sâu trong vườn quốc gia Tràm Chim, mắt liếc thấy mấy mẫu tin dân tình chụp ảnh tắm biển ở Đồ Sơn và vài nơi khác, Tây thực cảm nhận được du lịch ta đang thiếu sự điều tiết trầm trọng. Thương cho người làm dịch vụ ở các du lịch vì họ bị khách chửi xa xả. Hơi một tí là đòi gặp lãnh đạo để đòi được quyền ưu tiên sắp vé lên tàu. Và thương cho cái sự la liệt ngồi chờ của khách. Tây nghĩ, tại sao chúng ta không tổ chức nghỉ luân phiên cho toàn dân nhỉ? Nó là thế này:

Ví dụ nhé, trong tháng 4 có cái lễ 30/4 kết hợp 1/5, toàn dân tỉnh Dak Lak (ví dụ thế) sẽ nghỉ 3 ngày là 1,2,3 của tháng 4, ngày lễ vẫn làm bình thường. Và người Dak Lak chỉ được đến tham quan ở một vài nơi như Hà Nội, Cà Mau, Sơn La (lại ví dụ thế) vào những ngày ấy. Ngược lại, các điểm du lịch trên địa bàn các tỉnh thành phố Hà Nội, Cà Mau và Sơn La trong ba ngày kia chỉ đón khách đến từ Dak Lak. Ngày 4,5,6 lại đón các đoàn ở tỉnh khác. Các tỉnh thay phiên nhau đi chơi lễ, thay phiên nhau sản xuất và các điểm thay du lịch có lượng khách đều đều. Các bạn đừng có than khó, đừng than phức tạp. Đẻ ra cái bộ Văn-Thể-Du làm gì? Đường phố còn phân luồng một chiều được, huống hồ định hướng luồng khách du lịch. Phỏng ạ?

Tây sẽ đăng lên đây và ngồi chờ đá ném vầu mặt mà không nói gì thêm he he.

Tây Ninh, 5/5/2017
Tây Nguyên Xanh
No comments

Tuesday, May 2, 2017

KIÊN GIANG MÙA ĐÓN KHÓM


   Khi chạy trên quốc lộ 63 nối thành phố Cà Mau với thành phố Rạch Giá, đoạn ngang qua khoảng giữa chân hai cây cầu của hai con sông Cái Lớn và Cái Bé vào thời điểm này các bạn sẽ được ngủi mùi thơm ngào ngạt của mực phơi hay nướng gì đó. Nó thơm lắm luôn ấy, thơm đến mức ứa nước bọt vì thèm và các bạn còn thấy cảnh người dân đi đón khóm. Ở Kiên Giang người ta gọi hành động thu hoạch khóm là đón khóm. Nghe trân trọng sản vật quê hương nhỉ? Họ yêu nông nghiệp quá. À, trái khóm nó nom như trái thơm, trái dứa ấy nhá. Các cụ tắt ngay cái ý nghĩ tranh cãi trái khóm và trái dứa khác nhau như thế nào đi nhá. Cứ tôn vinh cách gọi của quê hương mình không à. Tây vả một phát vào mõm hết cãi bây giờ. He he. địa chỉ ở các thành phố ở miền Tây Nam Bộ có từ khóm đấy. Họ gọi cái tổ dân phố là khóm, ý chỉ cái tập hợp người có nhà ở lổn nhổn san sát nhau như mắt của trái khóm.

    Ở nơi này, người ta trồng xen canh rất hay. Khóm được trồng xung quanh cây dừa. Nghĩa là trên thì thu hoạch dừa, dưới thì thu hoạch khóm. Ở đây mà có nắng mới xuyên qua và có khói tạo ray sáng thì chụp tuyệt cú mèo he he. Thịt trái khóm vàng ươm, ăn ngọt lịm. Tây mua một trái có mười nghìn đồng mà ăn không hết vì no. Đáng lẽ là về thành phố Vị Thanh của tỉnh Hậu Giang để chụp ảnh thu hoạch khóm rồi nhưng giữa đường bắt gặp cảnh này rồi nên thôi. Thành ra còn sót tỉnh lỵ của Hậu Giang là chưa ghé. Có ông anh làm bên ngành thực phẩm đóng hộp ở Hà Nội, cứ mỗi lần anh cần xuất khẩu dứa thì anh lại vào Hậu Giang lấy. Nói thế để biết ở đây như là cái vựa dứa của cả nước.


   Lại nói về Kiên Giang, vùng đất này yên bình phết nhỉ? Có điều thành phố Rạch Giá của nó to gan lớn mật lắm. Một ly nước mía nó bán cho Tây với giá bảy nghìn đồng. Phải như thế nào nó mới dám chảnh như vậy chứ, phỏng ạ. Không phải vì lễ mà tăng mà vì cái tỉnh ấy được ưu đãi quá nhiều về biển đảo. Rạch Giá là thành phố biển và biển của nó khá yên bình. Nó là cái cái nơi trung chuyển cho những chuyến du hý Nam Du, Hà Tiên, Phú Quốc. Thực sự Rạch Giá khá sang trọng, ngăn nắp. 
Tây Ninh, 2/5/2017
Tây Nguyên Xanh
No comments