Mọi trao đổi xin liên hệ: bientaynguyen@gmail.com

Saturday, May 13, 2017

GÓC ĐƯỜNG QUÊ HƯƠNG

Tác giả ảnh: Hồng Chiến  

       Ổ cứng máy tính có dấu hiệu hư hỏng rõ rệt. Ngồi lục lại kho ảnh đã sưu tầm, xem có cái nào chưa đăng thì tranh thủ viết để đăng. Có những tấm ảnh lưu 3 năm rồi chưa đăng, chẳng hạn như  tấm này. Khi bấm tải, nghĩ bụng cứ ghi tên tác giả vào mục tên ảnh rồi để trong ổ cứng, chờ đến mùa trái cây Tây Nguyên sẽ đăng thế mà mùa thứ 4 sắp về ròi mà vẫn chưa đăng. Nó được tác giả Hồng Chiến chụp bên lề đường quốc lộ 26 nối thành phố Buôn Ma Thuột với Nha Trang. Hình ảnh thể hiện nét đặc trưng mua bán trong mùa trái cây trong vườn người Tây Nguyên chín rộ. Những người đàn bà còng lưng cõng từng gùi bắp, gùi bơ, dâu da, đi bộ mấy cây số ra đầu nút giao thông với quốc lộ để bán cho người Kinh. Người Kinh chuộng “đồ của tộc”.  Xin lỗi tất cả các bạn dân tộc thiểu số vì Tây đã dùng từ tộc để ám thị hàng hóa của người dân tộc thiểu số. Nhưng Tây chỉ truyền đạt nguyên văn cái suy nghĩ của người Kinh thôi.
   
   Người Kinh đi ngang qua ghé lại hỏi giá. Có những người mặc cả giá nghe rất mất tôn trọng não của người bán. Cả gùi bắp gần 20 chục trái mà họ bảo hết thảy mười nghìn đồng  nhá, chịu thì mua, không chịu thì thôi. Trong tâm trí của người Kinh, “dân tộc” luôn là kẻ dễ bị lừa. Thế nên trong khát khao của Tây, Tây muốn cộng đồng các dân tộc thiểu số có học thức cao, con cháu đỗ đạt bằng chính khả năng của mình, không cần dùng đến điểm ưu tiên người thiểu số để không bị người Kinh khinh rẻ. Chúng ta làm nên sản phẩm sạch mà bị người Kinh ép giá, trong khi ngoại bang làm hàng bẩn thì được nhập về với giá cao ngất trời. Chúng ta đếch thèm bán cho người Kinh nữa. Hãy học ngoại ngữ giỏi lên. Làm nghề nông có kỹ thuật lên rồi bán cho người nước khác. Các bạn lợi thế vô cùng. Tiếng mẹ đẻ của các bạn có thể dùng nghe hiểu 60% các thứ tiếng của người bản địa ở các nước Đông Nam Á. Có lợi lắm luôn.

Các bạn hoàn toàn có thể tự mình bảo tồn văn hóa dân tộc mình, tự kinh doanh du lịch được, không cần phải nhờ đến người Kinh xin kinh phí bảo tồn. Cứ ăn no rồi ắt có nhu cầu nghe đàn hát, thế là bảo tồn thôi.  Tuyệt đối đừng xin người Kinh cái ăn. Hãy để người Kinh xin ăn thử hoa trái các bạn trồng.  Tây vẫn muốn được đọc thông tin đâu đó các ông chủ lớn là người dân tộc thiểu số. Vẫn mãi thích thế. Tiếc là khi tò mò về văn hóa cổ truyền của các bạn thì Tây phải xa quê kiếm sống nên không thể kể các hay cái đẹp trong văn hóa của các bạn cho người khác nghe được.
Tây Ninh, ngày 13/5/20017
Tây Nguyên Xanh
No comments

Sunday, May 7, 2017

DẠ SÓI BÁO ÂN

(Tây chuyển ngữ từ câu chuyện có thật về một cuộc gặp gỡ kỳ lạ giữa người và sói)
Tháng 12 năm 1964, tiểu đội chúng tôi tìm mỏ quặng ở Bắc Điền Tây (một huyện thuộc tỉnh Vân Nam, Trung Quốc). Tiểu đội có 8 người, trong đó có 4 chiến sĩ cảnh sát mang theo súng trường.

Ngày nọ, trước khi xuất phát, một cụ ông người Nạp Tây (dân tộc thiểu số phân bố ở giáp ranh Vân Nam và Tứ Xuyên) cùng lên xe dẫn chúng tôi đến Duy Tây (nay là huyện tự trị của người Lật Túc của Vân Nam). Ngày ấy tuyết rơi đầy lối, mặt đường lồi lõm, xe chạy được một đoạn lại phải dừng vì ụ tuyết. Chúng tôi bất đắc dĩ phải tự mình đẩy xe. Trong lúc đẩy xe lần nọ, có một đám con gì đó màu vàng he chầm chậm tiến sát chúng tôi. Chúng tôi kinh hãi, trong lúc suy đoán,  cụ ông người Nạp Tây kia hoảng hốt hét: “Nhanh, tất cả nhanh lên xe, đó là một bầy sói.”. Tài xế Tiểu Vương nhanh chóng khởi động xe và tăng ga.

    Nhưng bất hạnh thay, bánh xe chỉ chạy được trên đường bằng phẳng, ụ tuyết như thế này thì không thể tiến được. Lúc này bầy sói đã sát kề ô tô. Mọi người nhìn rõ từng con một, chúng có cả thảy 8 con và thân to cao như con nghé, bụng teo tóp treo cao. Chiến sĩ Tiểu Ngô vơ ngay cây súng. Cụ ông người Nạp Tây một tay cướp súng của Tiểu Ngô, quát: “Không được bắn, một tiếng súng thôi thì chúng nó trốn vào rừng hoặc chui xuống gầm xe, chúng sẽ cắn thủng lốp xe, bao vây chúng ta rồi gọi đồng bọn thêm đông và chúng ta toi đời.”

Ông ấy nói tiếp: “Sói đói rồi, chúng nó đang tìm cái ăn, trên xe có gì ăn được không?”. Chúng tôi dường như đồng thanh trả lời “có”. “Vậy ném ra cho bọn chúng ăn đi.” Ông lão nói như ra mệnh lệnh.
Tác giả ảnh: Nguyễn Đức

    Chưa bao giờ gặp chuyện này nên lúc đó não phẳng thôi rồi, ngoài run sợ ra chả nghĩ ra được cách gì hay ho. Nghe ông lão nói thế, chúng tôi không do dự, ba tay bốn chân ném những miếng thịt khô, dăm bông (ruốc bông) mua ở Lệ Giang, còn có cả nai khô đắt đỏ đều vứt đi hết một phần. Mắt sói nom đỏ lừ, hưng phấn tru lên, nhào vào thức ăn, ngồm ngoàm cắn xé nhai nuốt, trong nháy mắt mớ thức ăn mới ném ra đã hết sạch.
   
Cụ ông kia lại ra lệnh:”Ném  tiếp nữa đi!”. 50 cân (25kg) thịt lại bay vèo ra sau xe, cũng trong chốc lát, bị tám con sói kia ăn hết. Ăn xong, tám “bạn sói” kia lại còn ngồi ngay ngắn, nhìn chòng chọc vào đuôi xe nữa chứ. Lúc đó, mấy người chúng tôi nín thở nói nhẹ, mồ hôi vã đầy lòng bàn tay run, thậm chí còn nghe rõ cả nhịp tim mình nữa cơ! Chúng tôi không biết làm sao phá vòng vây của lũ sói. Nhìn vào tình hình này, cụ ông kia lại hỏi: “Còn không?một chút thôi cũng không được giữ lại, muốn bảo vệ tính mạng thì đừng đau lòng vì vật chất!”

   Chúng tôi nhìn nhau, ngần ngừ chốc lát, ai cũng không nói lời nào, tiếc đứt ruột vứt ra sau xe những miếng thịt còn lại, còn có mười mấy bao bánh quy cũng ra đi…Điều không tưởng cũng đã xảy ra rồi!
 
   Một lúc sau, tám con sói kia chui ra khỏi rừng thông, miệng ngậm cành cây, đặt tách riêng ra phía dưới hai bánh xe sau. Chúng tôi không tin vào mắt mình! Những con sói này báo ơn bằng cách dùng cành cây giúp chúng tôi kê bánh xe lên, vượt qua ụ tuyết.  Tôi cười đầy phấn khích, há há, vừa đứt hai tiếng, một chến sĩ dùng tai ngăn miệng tôi lại, anh ấy sợ tiếng cười đột nhiên làm sói giật mình.

    Tiếp theo, tám con sói ấy tất thảy chui xuống gầm xe, nhưng thấy tuyết bên hông xe bay tứ tung. Mắt tôi ngấn lệ, gọi lớn cho Tiểu Vương: “Sói đang giúp chúng ta cào tuyết đấy, nhanh chóng khởi động xe”. Xe nổ máy xong, chưa đi được hai bước đã lại trượt. Sói lại làm động tác như lúc nãy: “Trước tiên đặt trước lốp xe một khúc cây, sau đó đào tiếp…”. mỗi một lần làm thế này, xe lại tiến được một đoạn,  khoảng chừng 10 mét thì làm lại một lần. Lần cuối cùng, xe thuận lợi tiến về phía trước, tiếp cận đỉnh núi và đổ đèo

     Lúc này, tám con sói kia xếp hàng ngồi thành hàng hang phía sau xe, trong đó có một con từ từ tiến tới. Cụ ông nói: “ Con ngồi phía trước là sói đầu đàn, chủ ý đều từ nó mà ra.”. Chúng tôi cảm động vô cùng, tất cả đồng loạt vỗ tay khích lệ sói, đồng thời dùng hết sức mạnh vẫy tay tỏ ý. Nhưng tám con sói đáng yêu kia không hề đáp trả lại cử đông của chúng tôi, chỉ nhìn chằm chằm vào chúng tôi. Sau đó sói đầu đàn chầm chậm đi lên núi, khuất hẳn vào rừng thông…
----

Nguồn bài: trang mạng xã hội wechat Thương Nghiệp Học Phủ (商业学府) Bài viết này được cho là copy từ báo nhân dân của TQ.
1 comment