Mọi trao đổi xin liên hệ: bientaynguyen@gmail.com

Saturday, August 19, 2017

MỘT XÃ HỘI TRẦM CẢM

  
Tác giả ảnh: Hoàng Như Mai 
   Công việc quần quật khiến con người ta muốn nằm trên giường và nghỉ ngơi hơn là phải lục tục xuống bếp nấu ăn. Người ta dường như ít có sức quan tâm nhau nữa.  Cảm thấy bị bỏ rơi, cô đơn, rồi lùng bùng trong mớ suy nghĩ tại sao lại bị như thế. Và bệnh trầm cảm len lõi trong từng nơ ron thần kinh khi nào không biết. Mỗi ngày nó riết khối não đau nhức đến chán chường mọi thứ. Hắn mác bệnh trầm cảm đã lâu nhưng những chứng bệnh về tâm lý vẫn chưa được xã hội quan tâm đúng mực. Chỉ vì một lần cãi cọ trong bữa ăn, hàng xóm nghe loáng thoáng hắn hét to rằng cô làm vợ kiểu gì mà cơm nấu khô qoeo, canh mặn chat thế. Rồi bỗng hôm sau người ta hay tin hắn tự sát. Và cái sự nấu cơm dở của vợ hắn bị đưa lên mặt báo, người ta viết như thể ám thị cô là kẻ sát nhân không dao.

Cái lý do hắn chết giúp lượt xem của một bài trang tin tăng vọt. Doanh thu trang ấy tăng mạnh nhờ một cái chết. Chỉ cần ai đó bấm nút chia sẻ rồi viết đệm thêm đôi câu dẫn lời kiểu như là “vợ ơi, nếu em không muốn mất anh thì hãy nấu cơm ngon ngon một tí”. Người ta bình luận cười cợt thế nào đó, rồi lại tò mò vào xem. Hiệu ứng cứ thế lan truyền. Các nhà truyền thông của các trang tin ấy đã dự đoán được hiệu ứng ấy.  Cả xã hội dường như hả hê có tính quá khích như một trong những biểu hiện của chứng trầm cảm.


Trầm cảm đang giết chết cả nghìn người mỗi năm. Nó gieo rắc nỗi nghi ngờ cho người đang sống từng phút giây. Kinh hoàng!
Tây Ninh, 19/8/2017
Tây Nguyên Xanh
No comments

Thursday, August 17, 2017

NÔNG THÔN TÂY NGUYÊN - Kỳ 25. LƯỚI TRỜI LỒNG LỘNG


Bỗng dưng ai đó nói cái ông hôm trước hốt phân bò trong buôn nọ cho mọi ngườit trong xóm bị công an bắt rồi.  Buôn ấy xa xóm làng của người Kinh lắm. Ai cũng bàng hoàng khi nghe kể người ta đọc lệnh lũy nã được viết cách đây hơn 30 năm, người đàn ông nom an phận thế mà…. Rồi người ta nghĩ đến ngày xưa…

Thời buổi này phạm tội, người ta nghĩ đến chuyện sang nước ngoài lẩn trốn. Nhưng ngày xưa, khi phạm tội người ta nghĩ ngay đến đất Tây Nguyên. Ông cụ ấy là một ví dụ điển hình. Ông rời quê hương sau khi tay trót nhúng tràm phạm pháp. Ông vào tận vùng ven buôn làng của người Ê Đê để sống.. Ông làm quen và kết hôn với một cô gái Ê Đê. Những mong cái sự ít học, quẩn quanh con bò, bó củi của người phụ nữ này sẽ không khiến cô tò mò về quá khứ của chồng. Hơn nữa, tục lệ của người Ê Đê, lấy con gái của họ thì về ở rể nên ông không lo chuyện nhà cửa lắm.

Ông có đâu bốn hay năm người con gì đó. yếu tố có mẹ là người dân tộc thiểu số bản địa nên chúng được vận động đi học, được trợ cấp sách vở. Nhưng chúng cũng chỉ biết chữ rồi ở nhà đi làm nương làm rẫy, lấy vợ lấy chồng. Ngày ngày ông đi hốt phân bò khắp các lô cao su, nơi những con bò thường được chăn ở đó. Ông gom về bán cho những người kinh muốn mua về bón cho cà phê.

Biết thân phận mang trọng tội nên ông an phận quẩn quanh cái buôn thôi. Nó như một hình thức tù treo ba mươi năm có lẻ. Và chắc ông cũng đã ăn năn hối lỗi nhiều nên chẳng bao giờ gây hấn với ai. Đùng cái…bị bắt. Là mọi người xót xa cho ông dù biết rằng đã sai thì phải chịu trách nhiệm. Những lúc này, người ta thấy luật pháp sao như con dao thế. Tuổi cao, sức yếu, đòn roi hỏi cung khó tránh, ông chết trong trại giam với lý do hợp pháp.

Buôn làng mất đi một người kinh biết nói tiếng Ê Đê…
Tây Ninh, 18.7.2017

Tây Nguyên Xanh
No comments