Mọi trao đổi xin liên hệ: bientaynguyen@gmail.com

Thursday, May 3, 2018

THÌ CŨNG MI-TU

   Trời nóng như này, xu chiêng dày như thế thì làm sao vếu thở được hả chị Nhũ Thị Lép ơi. Các cụ ạ, câu hỏi kinh điển em thường phải nghe mỗi khi đến cơ quan đấy. Thế có được xem là quấy rối tình dục không? Chúng nó biết thừa cái ngữ mông xẹp, ngực lép, răng vâu như em thì xu chiêng dày kiểu gì thì vếu vẫn có không gian mênh mông để hít thở trong ấy. Tộ xư chúng nó. Trêu miết! Tại sao liền gái lại phải mặc xu chiêng để cho liền trai bị vào tù cả lũ vì tội cá độ vếu nàng nào to hơn nhỉ? Ấy là câu hỏi được đặt ra trong hội nghị bàn về phương án giảm tệ nạn xã hội ở tình Nhàn Cư. Với tư cách là chủ tịch tỉnh, em cũng đau đáu vấn nạn này rất quá lắm. 

   Vấn đề nan giải đầu tiên là kiếm việc làm cho dân chúng. Trong khí thế quốc gia khởi nghiệp như này, tỉnh Nhàn Cư cũng sôi nổi lắm lắm. Lấy chồng đại gia và lấy đàn bà ở giá nhưng lắm tiền đang được xem là xu hướng khởi nghiệp mới của tỉnh Nhàn Cư. Nhưng khởi nghiệp cái quái gì ở thời buổi này chả phải đầu tư, các cụ nhể. Thôi thì các gái đi thẩm mỹ viện vẽ chân mày, độn mông, nâng ngực. Các trai thức đêm thức hôm xem phim, đọc truyện “chuyện tình cô giáo Thảo” và thực hành để tăng kỹ năng “mần cho nhau sướng”. Có người thành công nhưng cũng có cả trời rủi ro vì không ai chịu ký giấy đăng ký hôn để lúc bị chán còn được chia tài sản.

   Trung ương yêu cầu địa phương phải triệt để tập huấn phòng chống quấy rối tình dục. Đại biểu của huyện Hương Phấn chất vấn em là nếu cấm triệt để quấy rối tình dục thì nam thanh nữ tú chuyên hành nghề làm đĩ của huyện lấy gì mà sống. Không ai khơi gợi, quấy rối thì làm sao dân huyện ấy biết ai có nhu cầu mà mua bán đổi chác các cái. Em phán một câu xanh rờn rằng thì là trung ương yêu cầu thế nào, tao tập huấn như thế để có cái báo cáo, sau này về hưu không thành củi nhóm lò thôi chứ pháp luật chỉ bảo vệ những kẻ có tiền, dân nhàn cư muôn đời, sống theo luật rừng. Lo lo cái gì!
Bến Cát, 3/5/2018
Tây Nguyên Xanh
No comments

Tuesday, May 1, 2018

MỘT PHÚT VỚI TƯỢNG MỒ TÂY NGUYÊN



    Mình, mang tiếng là người sinh ra và lớn lên ở Tây Nguyên nhưng không có tư cách được tự xưng là người Tây Nguyên. Bởi lẽ mình chẳng hiểu gì về vùng đất nay cả. Chơi mạng xã hội, thấy người ta khao khát được ngắm hoa Dã Quỳ ở Tây Nguyên. Mình cũng viết dăm câu ỡm ờ như kiểu sợ gió lay làm tan cánh hoa, sợ bụi đỏ làm phai sắc vàng… Phét đấy, hồi bé nhá, mình toàn hái hoa, bẻ cành Quỳ rồi ngồi lên chơi đồ hàng với bạn bè. Bố mẹ bẻ từng ôm lá Quỳ để ủ với phân bò he he. Diệt mãi Quỳ mới chịu thôi mọc quanh bờ lô cà phê. Và, đến cái đẹp của tượng nhà mồ cũng thế…

     Phải đến khi báo chí và cộng đồng mạng đồng loạt cảnh báo tình trạng tượng gỗ vốn được đặt quanh nhà mồ của người Tây Nguyên bản địa không cánh mà bay về đậu ở nhà các đại gia nơi thành phố lớn, thì khi ấy mình mới bắt đầu tìm hiểu về tượng nhà mồ. Xem nó đẹp như nào mà được săn lùng kinh thế. Vấn đề là không phải nói về quê tìm hiểu là về ngay được. Thường thì tết mới có điều kiện về. Lu bu lo tết các thứ, đến ngày mồng một mới thở ra được. Chả nhẽ ngày đầu tiên năm mới phóng thẳng con xe vào nghĩa địa…tìm tượng nhà mồ. Thành ra tượng nhà mồ đối với những đứa người Kinh sinh ra và lớn lên ở Tây Nguyên như mình là một cái gì đó xa xôi. Ở Tây Nguyên mà ngỡ tượng ấy từ một trời Tây Âu nào đó đến đây.

    Mà quả là nó đẹp thật. Tượng nhà mồ ấy. Có hồn và sinh động. Đứng mọi góc cạnh đều thấy nó biểu cảm chứ chả cứ gì phải nhìn trực diện mới thấy. Từ người đàn bà khổ hạnh trong tư thế hơi cúi người, hai tai bắt chéo úp vào bả vai, người con gái ngồi bịt tai cho đến chàng trai đang mở môi định líu lo nói gì đó…tất cả đều như là vật thể sống. Không gian ấy như thể là bức ảnh chụp khoảnh khắc của đời thường. Tuy nhiên, tìm ra cái đẹp đã khó, lưu giữ làm sao cái đẹp không bị méo mó lại càng phải suy nghĩ hơn.


   
   Bức ảnh này, Tây không chụp ở trong nghĩa địa mà chụp trong khu du lịch sinh thái ở Buôn Ma Thuột. Rất hoan nghênh các doanh nghiệp có lòng đầu tư kinh tế dựa trên các giá trị văn hóa. Tiếc là họ làm méo mó văn hóa nhiều thứ quá. Ví dụ như cái nhà dài của người Ê Đê, họ xây dựng nó thành kiểu nhà sàn hình chữ T (?!) cửa vào nhà đến mấy cái và mỗi cái cửa đều có cầu thang. Họ cũng làm cầu thang đực và cầu thang cái (cầu thang có hai núm vú). Nhưng họ làm hai cầu thang có kích thước bằng nhau. Trong khi đáng lẽ cái cầu thang núm vú bao giờ cũng phải to, rộng và đẹp hơn cầu thang đực mới thể hiện được cái uy quyền của phụ nữ trong kết cấu nhà cửa của người Ê Đê. Và tất nhiên, tượng mồ chỉ đặt ở nhà mồ chứ chả ai đặt quanh nhà cả. Nhưng thôi, ta đừng khắt khe quá, các bạn nhỉ? Trong không gian kinh doanh du lịch chật hẹp, họ cố gắng tích hợp các vật thể liên quan đến văn hóa vùng miền vào, âu cũng là một điều đáng trân trọng.
Buôn Ama Thuột, 1/5/2018
Tây Nguyên Xanh

No comments