Mọi trao đổi xin liên hệ: bientaynguyen@gmail.com

Saturday, May 19, 2018

BƯỚM KHÔN BƯỚM ĐẬU TRÊN ĐẦU CON CHIM


   - Gần đây có hiện tượng “khách lạ” mặc áo lưỡi bò xâm nhập vào huyện Hương Phấn (tỉnh Nhàn Cư) để chơi gái. Là nữ chủ tịch tỉnh, chị đánh giá như nào về động thái này ở địa bàn mình quản lý?

    - Tôi hết sức quan ngại về cái sự vì thiếu tiền mà mất lập trường quan điểm của đại đa số các cô gái điếm ở huyện Hương Phấn. Các cô ấy ham cái lợi ích trước mắt mà gây ảnh hưởng đến chủ quyền “ải mỹ nhân” của đàn ông Việt Nam sau này.

   - Chị không quan ngại về phía “khách lạ” à?

   - Ồ không, họ có tiền. Họ sẵn sàng rải tiền lót thảm cho họ được mặc áo ấy lọt qua cửa sân bay. Chúng ta không thể ngăn cản họ vứt tiền, chúng ta chỉ có thể ngăn bàn tay của dân mình không hứng những đồng tiền ấy mà thôi.

   - Chị có biện pháp như thế nào để giáo dục nhân dân huyện Hương Phấn giữ gìn chủ quyền “ải mỹ nhân” cho đàn ông Việt không?

   - Các cụ xưa vẫn bảo, bướm khôn bướm đậu trên đầu con chim. Chả thế mà các bà mẹ chồng rất sợ đêm tân hôn các nàng dâu nằm trên con trai của các bà ấy. Bởi các bà ấy sợ cái huông (ruông) rằng cả đời con trai của bà ấy sau này sẽ bị vợ điều khiển mọi nhẽ trong cuộc sống. Con trai của các bà ấy không cứng thì khó mà chống lắm. Các cô gái thường chọn nơi nương nhờ rất kỹ. Hãy cung cấp nhiều phấn thơm mật ngọt thì bướm tự khắc tìm mà đậu vào thôi. Đàn ông Việt chỉ cần giàu và cứng thì không bao giờ sợ mất “ải mỹ nhân” của mình.

   - Chị có dám cấm “khách lạ” xâm nhập vào ải mỹ nhân huyện Hương Phấn không?

   - Quan điểm của tôi là không cấm bất kể một cái gì. Bởi sự cấm đoán luôn gây nhiều hiểu nhầm và tổn hại, phá đi cái nhẽ tự nhiên của nó. Tôi vẫn để họ giao du nếu họ tôn trọng chủ quyền và đôi bên cùng có lợi.

   - Cảm ơn chị.
***

   Lại phỏng vấn, chẹp. Con mụ chủ tịch Nhũ Thị Lép trả lời gãy gọn phết nhể. Viết nhân cái sự vụ sưu tầm được cái ảnh hay ho, nóng hôi hổi he he.
Bến Cát, 19/5/2018
Lời: Tây Nguyên Xanh
Ảnh: Trịnh Hồng Hải
No comments

Thursday, May 17, 2018

CÓ HAI CON VOỌC KHỐN KHỔ Ở TỈNH QUẢNG ĐÀ

Voọc non bị săn

    Quảng Đà là cái tên mỹ miều của Đà Nẵng và Quảng Nam khi còn chung nhau một cụ bí thơ tỉnh ủy. Cái con Voọc (chưa biết chà vá chân nâu hay chân xám) non nhỏ xíu kia đang ở trạm kiểm lâm của huyện nằm ven bờ sông Tranh, chờ nhân viên cứu hộ ở vườn quốc gia Cúc Phương vào đón. Bé được các anh kiểm lâm phát hiện và cứu về. “Trinh sát” của Tây vừa mới hồi báo tin tức như thế. Điểm cộng cho các cụ kiểm lâm phát. Nhưng vừa mới cộng thì lại phải trừ ngay vì cái vụ đeo thòng lọng cho Voọc ở Sơn Trà, Đà Nẵng. Các cụ ấy quản lý thế nào mà để dân tình vô tình chụp được cái ảnh một con Voọc bị quấn dây quanh cổ ở giữa rừng. Tất nhiên là chưa biết ai đeo. Và nó không phải kiểu đeo nhạc cho mèo, mà là nó dính bẫy nhưng may cắn đứt dây được hay sao đó thôi. 
Voọc bị đeo thòng lọng
    Tây nói thật, mỗi một ngày lên Facebook, Tây chỉ muốn biên những cái tút kiểu như "sáng sớm chạy xe ngang quán phở thấy một chị luồn tay vào quần gãi mông sột soạt hoặc thấy anh trai khoan thai vẩy dái sau khi đái đường” thôi chứ chả muốn hình sự hóa các cái đâu. Mở Facebook lên đọc những cái tút truyền tải hơi thở cuộc sống nó sướng gì đâu á. Để yên cho Voọc của Tây lớn, được không?
Bến Cát, 17/5/2018
Lời: Tây Nguyên Xanh
Ảnh từ nhiều nguồn cung cấp
No comments

Wednesday, May 16, 2018

RẰNG THÌ LÀ TRẢ LỜI PHỎNG VẤN

     Làm lãnh đạo, đôi khi không tránh khỏi ống kính các cụ ạ. Sáng nay em mới thò đầu vào cơ quan, các anh bên tờ Nhàn Cư Nhật Báo đến chỉa ống kính với cả cái máy ghi âm vào gần mõm em, hỏi bí quyết lãnh đạo của em như thế nào mà quanh năm tỉnh Nhàn Cư của em chưa bao giờ xảy ra vụ án nào nghiêm trọng. Em là chủ tịch tỉnh, chả dại gì tung ra bí kíp, cơ mà sơ qua đại khái như này. Em có họp bàn với cư dân huyện Chà Đồ Nhôm chuyên chôm đồ nhà như này, bọn mày ra đường làm gì để sống thì kệ chúng mày, tao đếch quản, miễn đến tháng đóng thuế đầy đủ cho tao có kinh phí đi nâng mông độn vếu, ăn chơi các kiểu. Nhưng tuyệt đối không gây án mạng, đứa nào làm chết người, tao đọc địa bàn gây án ra thì thằng trưởng nhóm lo mà cung cấp thông tin những thằng hành lạc khu vực ấy để tóm, cấm bao che kẻo chết cả nút. Bởi chết là lên báo ngay và bọn công an của tỉnh khác kiểu gì cũng viếng thăm, nhờ tao dẫn xuống huyện Chà Đồ Nhôm tìm người. Làm gì thì làm, lúc nào cũng phải trong vòng 24 giờ là tóm được nghi can. Nói thật, cư dân huyện Chà Đồ Nhôm nhiều như nợ chúa chổm. Em quản không nổi thì đành thỏa hiệp thôi. Một mối cân bằng động các cụ ạ. 
Tác giả ảnh: Lê Nguyễn Tường Lân

     Các anh bên tờ Nhàn Cư Nhật Báo lại hỏi, quy hoạch dân cư huyện Hiệp Sĩ hiện nay có dấu hiệu sai lệch so với bản đồ, xin em cho biết nguyên nhân. Tộ xư, bọn này ngu hay giả vờ ngây thơ không biết nữa. Đất đai là một lĩnh vực béo bở, vô cùng nhạy cảm. Thực tế mà nói, hiệp sĩ chỉ nên có một vài người nổi lên đâu đó rồi chìm xuống chứ cho quây vùng lại sống thành một huyện thì có gì đó không ổn. Công an, cảnh sát các cái sinh ra để nhờ hết vào hiệp sĩ à. Và phải chứng minh mình vô công rồi nghề mới được có hộ khẩu ở tỉnh Nhàn Cư. Mà hiệp sĩ thì không phải ai cũng nhàn cư cả. Thành ra tranh cãi chia chác đất cho đúng người xảy ra triền miên.

     Còn về định hướng và tầm nhìn phát triển kinh tế hai huyện Chà Đồ Nhôm và Hiệp Sĩ như thế nào? Em nói thằng là xã hội ngày nay đang tính đến cái gọi là chi phí cơ hội. Và cái chi phí này được tính bằng khoản tiền ước lượng họ mất đi trong quãng thời gian họ bị hoang phí làm tuột mất cơ hội kiếm chác các cái. Thành ra con người ngày nay tiết kiệm từng giây, vậy nên cư dân huyện Chà Đồ Nhôm vẫn sống khỏe, sống yên vì họ có đi cướp, đi giật túi xách ở phố thị thì chả mấy ai bị báo công an ở khu vực ấy đâu. Bởi lẽ thời gian đi báo, thời gian gặp gỡ để xác minh sau này khiến họ mất đi nhiều cơ hội kiếm thêm, bù đắp cho khoản đã mất. Vậy nên chả ai báo biếc gì cho mệt. Điều đáng lo ngại là kinh tế của huyện Hiệp Sĩ. Họ dành thời gian đi bắt quả tang dân Chà Đồ Nhôm thì thời gian đâu đi kiếm tiền nuôi thân. Nếu đi bắt mà có thu tiền thì còn gì là cái danh hiệp sĩ. Có phỏng? Em muốn sáp nhập hai huyện này vào nhau để giảm bớt cán bộ các ban ngành theo đúng chủ trương tinh giản biên chế, cuối năm còn có thành tích báo cáo trung ương. Khó quá, chả nhẽ dỗi hờn chính phủ, đệ đơn xin từ chức, bao giờ hết giận lại xin rút đơn, nhỉ?

Bến Cát, 16/5/2018 
Tây Nguyên Xanh
No comments