DƯƠNG VIẾT HÒA
Chúng ta biết rằng,từ thời xa xưa,Âm nhạc là một trong 6 môn học bắt buộc (Lục nghệ) nằm trong tổ hợp :- Lễ(các chuẩn tắc ứng xử),Nhạc(Âm nhạc),Xạ(bắn cung),Ngự(cưỡi ngựa),Thư(Văn học),Số(toán học).Trong suốt 4000 năm Lịch sử,chúng ta có nhiều dạng thức Văn hóa cộng tồn,gọi chung là Văn hóa dân gian-Thuật ngữ này xuất phát từ cách dịch từ Thuật ngữ ” Folklore” của nhà Nhân chủng học người Anh WJ Thom(1846)chỉ “Phong tục,tập quán,nghi thức,mê tín,ca dao,tục ngữ…của người thời trước”-sau được sử dụng rộng rãi trên khắp Thế giới với ba Trường phái : Anh-Mỹ chịu ảnh hưởng Nhân học,Tây Âu chịu ảnh hưởng Xã hội học và ở Nga chịu ảnh hưởng Ngữ văn học.
Ở Việt nam trước dịch là “Văn học dân gian”,rồi “Văn nghệ dân gian” và hiện nay là “Văn hóa dân gian”-việc quan niệm rộng hẹp trong việc chuyển ngữ sang tiếng Việt thể hiện sự thay đổi nhận thức qua từng giai đoạn,đồng thời với việc tổ chức sưu tầm,nghiên cứu các lĩnh vực sau :
1) Ngữ văn dân gian (gồm Tự sự dân gian như các truyền thuyết,thần thoại,cổ tích,truyện cười,ngụ ngôn,vè,sử thi,truyện thơ…) , Trữ tình dân gian(ca dao,dân ca) , các Thành ngữ,Tục ngữ,câu đố dân gian…
2) Nghệ thuật dân gian: gồm Nghệ thuật tạo hình (Kiến trúc,Hội họa,Trang trí dân gian…) , Nghệ thuật biểu diễn dân gian (Âm nhạc dân gian,Múa,Sân khấu,Trò diễn…)
3)Tri thức dân gian : gồm Môi trường tự nhiên(Địa lý,Thời tiết,Khí hậu…) , Tri thức về con người,Y học và dưỡng sinh dân gian, Tri thức ứng xử Xã hội (cá nhân và cộng đồng) , Tri thức sản xuất (Kỹ thuật,công cụ…).
4)Tín ngưỡng,phong tục,Lễ hội…
Các lĩnh vực trên nảy sinh,tồn tại và phát triển trong Xã hội VN với tư cách là một Tổng thể nguyên hợp,thể hiện tính chưa chia cắt giữa hoạt động sáng tạo và hưởng thụ Văn hóa trong đời sống sinh hoạt lao động sản xuất của nhân dân – Văn hóa dân gian là một thực thể sống,nảy sinh,tồn tại,phát triển gắn với sinh hoạt cộng đồng của quần chúng lao động,vì vậy,khi nhận thức,lý giải phải gắn liền với môi trường sinh hoạt của nó,trong đó cộng đồng Gia tộc,cộng đồng Làng giữ vai trò quan trọng trong Xã hội xưa. Việt nam là một trong những Quốc gia Đông Nam Á có những nét dân gian đặc trưng,đó là thuyền thống Văn hóa truyền miệng (khác với Trung quốc,Ấn độ thuộc nhóm Văn hóa chữ viết)-trong suốt chiều dài Lịch sử,nó luôn giữ một vai trò quan trọng,không thể thiếu,trong đời sống Xã hội,cùng với Văn hóa cung đình,tác động trở lại Xã hội với tư cách là nền tảng tinh thần Xã hội,trở thành động lực và mục tiêu của sự phát triển Xã hội.
Truyền thống Lịch sử và Xã hội VN đã quy định những nét đặc trưng của Văn hóa nước ta,đó là Văn hóa Xóm làng trội hơn Văn hóa Đô thị,Văn hóa truyền miệng lấn át Văn hóa chữ viết,lối ứng xử Duy tình nặng hơn Duy lý,chủ nghĩa dân tộc,truyền thống yêu nước trở thành cái nhân tố cốt lõi của Ý thức hệ Việt nam,nơi sản sinh và tích hợp các giá trị Văn hóa VN.
Bản sắc Văn hóa là yếu tố tạo nên bản sắc dân tộc,và bản sắc dân tộc góp phần tạo nên Bản lĩnh dân tộc-Nó là tổng thể các giá trị đặc trưng của Văn hóa dân tộc,được hình thành,tồn tại,phát triển trong suốt quá trình Lịch sử của dân tộc-Nó biểu hiện tính bền vững,tính trừu tượng và tính tiềm ẩn rõ nét-Nếu bản sắc Văn hóa là cái gì trừu tượng,tiềm ẩn,bền vững thì các sắc thái biểu hiện của nó thường tương đối cụ thể,bộc lộ và khả biến hơn.
Nét bản sắc Văn hóa và con người VN dễ thấy nhất,đó là tính Cởi mở,dễ hòa nhập,sẵn sàng tiếp nhận và bản địa hóa các yếu tố ngoại lai.Thứ hai là tính Nguyên hợp,biểu hiện sự hòa lẫn những hình thức khác nhau của ý thức Xã hội trong Vấn đề Thể loại,Loại hình,biểu diễn với ba dạng tồn tại : Tồn tại ẩn(trong trí nhớ Nghệ nhân),Tồn tại cố định(bằng văn tự)và Tồn tại hiện(thông qua diễn xướng).
Một đặc điểm nổi bật nữa là tập thể cộng đồng cùng tham gia trong quá trình hình thành và sử dùng sản phẩm Văn hóa-quan hệ giữa truyền thống và ứng tác là hệ quả của mối quan hệ giữa các cá nhân và tập thể-đó cũng là đặc trưng của tính khả biến(tồn tại nhiều dị bản…),tính truyền miệng và tính khuyết danh.
Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau,là tổng thể phức hợp những giá trị vật chất và tinh thần,và là một hệ thống hữu cơ được tích lũy trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và môi trường Xã hội.Khi con người đã phát triển đến chừng mực có thể tự định dạng môi trường tự nhiên cho chính mình, những phẩm chất bản năng tự nhiên dần dần trở thành những sản phẩm gọi là Văn hóa-Nó phản ánh một cách khá trọn vẹn thế giới khách quan trong ý thức con người.
Sản phẩm Văn hóa tạo nên một khái niệm vốn được coi là nền tảng của Xã hội,đó là khái niệm Gía trị-nó có tính định hướng và là điều quan tâm bậc nhất của chủ thể con người trong quá trình sáng tạo.Một yếu tố cơ bản khác được coi như là sự tiên liệu kết quả hành động có ý thức,là hệ quả của tính Gía trị,đó là tính Mục tiêu.
Trong mối tổng hòa các yêu cầu,các mục tiêu,các quy tắc ứng xử được ghi nhận bằng lời,bằng ký hiệu hay bằng các biểu trưng,qua đó Xã hội định hướng hành vi của các thành viên,tạo nên một yếu tố nữa gọi là Tính chuẩn mực,trong đó,các chuẩn mực Văn hóa quan trọngđược gọi là Chuẩn mực Đạo đức,các chuẩn mực ít quan trọng hơn trở nên những Tập tục truyền thống- Như vậy,tự bản thân Văn hóa bộc lộ rõ các chức năng cơ bản,là chức năng Tổ chức Xã hội,chức năng điều chỉnh Xã hội và chức năng Giao tiếp.
Âm nhac truyền thống,bao gồm cả Âm nhac dân gian VN chưa thực sự hoàn chỉnh khi sử dụng các thuật ngữ,ký hiệu,lại chưa được bảo tồn,nghiên cứu một cách tốt nhất.Tuy vậy,trong bối cảnh toàn cầu hóa mạnh mẽ,Văn hóa dân gian nói chung và Âm nhạc Truyền thống,Âm nhạc dân gian nói riêng,với những đặc điểm bản sắc tự thân,đã khẳng định sự tồn tại một cách ý nghĩa nhất của Quốc gia,dân tộc trong cộng đồng chung Thế giới-là một thứ “Chứng minh thư”của một dân tộc trong xu thế hội nhập toàn cầu.
Từ những năm đầu thế kỷ XX ,nền Âm nhạc mới Việt nam ra đời đã kế thừa những giá trị của bản sắc Âm nhạc truyền thống,đồng thời tiếp thu những giá trị có tính quy tắc chuẩn mực của Âm nhạc phương Tây,nhiều Tác giả đã khá thành công trong việc vận dụng kỹ thuật phương Tây để khai thác kho tàng Âm nhạc truyền thống VN còn bỏ ngỏ-Sự tương tác chung giữa các bài bản dân gian với những Tác phẩm hiện đại thể hiện những cấp độ khác nhau của mối quan hệ phức tạp,trong Văn học gọi là Liên văn bản – Đó là quá trình cá nhân hóa,chủ quan hóa và Giải-Dân gian (tức là quá trình Giải-huyền thoại xóa bỏ tính chất ước lệ các bài bản dân gian) – Đến đây,khi tham gia một cách tích cực vào các mạng Liên văn bản do mỗi cá nhân tạo ra,chúng cũng đồng thời tham gia vào việc phá vỡ,thay đổi cấu trúc,thể loại với tư cách là “Sự lựa chọn Nghệ thuật”của chủ thể sáng tạo,góp phần vô cùng quan trọng trong việc biến đổi các cấu trúc thể loại dân gian – Điều đó ta có thể thấy rất rõ khi so sánh các bài bản dân ca đã sưu tầm được với các “Dị bản” cổ…
Hầu hết các Tác phẩm đương đại viết theo phong cách cổ,nhưng nội dung ẩn chứa trong nó lại là những sự việc và con người Xã hội đương thời – lấy Hệ quy chiếu là cái “Bây giờ”,đang diễn ra,các Nhạc sỹ đã đưa cái “giấc mơ” ,”ước vọng” của người xưa đến tận cái toàn bích,viên mãn…,làm nên một cuộc Cách mạng trong Tư duy thể loại,tạo nên một không gian,thời gian đa khối,đa chiều-Thế giới trong đó vừa thô mộc,trần trụi,nghiệt ngã…,lại vừa mênh mông,kỳ ảo,thẳm sâu…
Chủ thể của Không-Thời gian đa khối đa chiều này,nói cách khác,chủ thể của kiểu Cấu trúc đa khối,đa chiều này,phản ánh một cái Tôi đa diện,từ sự dỡ bỏ cấu trúc đơn nhất,các Tác giả đã đi đến một sự đa dạng hóa làm tăng tính linh hoạt trong sử dụng chất liệu,thủ pháp,tăng tính đa nghĩa trong việc tiếp nhận Tác phẩm.
Bài bản dân gian,do đặc trưng thủ pháp và chức năng thể hiện,thường chỉ chú trọng mô tả sự kiện và hoạt đông nhân vật,ít chú ý khai thác Tâm lý nhân vật hay bày tỏ ý đồ của Tác giả , Thời gian trong đó cũng là một thứ Thời gian có Tính phiếm chỉ , như “ngày xửa ngày xưa,thuở ấy,đã từ lâu lắm rồi”…,ở đó nhân vật thường chưa có ý niệm về hiện tại,vì vậy cũng chưa thể có ý niệm về quá khứ hay tương lai…Còn trong các Tác phẩm mới,cùng với việc nhận thức sâu sắc về cái hiện tại,Tác phẩm phải được đặt trong dòng chảy thời gian của Lịch sử,hoài vọng về quá khứ và ao ước đến tương lai…tất cả các trạng thái này làm thay đổi mạnh mẽ khung thời gian do sự chủ quan hóa thời gian khách quan,ở đó kết cấu Tác phẩm không cần phải sắp xếp theo thời gian sự kiện mà chỉ theo diễn biến tâm trạng của nhân vật,của chủ thể tức Tác giả,và cũng vì vậy nó thường là kết cấu xáo trộn,đứt đoạn,phi tuyến tính-phi khúc thức-điều này phù hợp với loại nhạc viết cho Múa,Sân khấu,Điện ảnh…-Sự xuất hiện các bài bản cổ trong lòng các Tác phẩm mới là một hiện tượng Tái diễn dịch quá khứ trong trong một bối cảnh Văn hóa-Xã hội mới,đem lại những hàm nghĩa mới cho cả những hệ thống Ký hiệu và biểu trưng quen thuộc cổ xưa-Điều đó làm cho người nghe phải chú ý đến “cái được biểu hiện”,tức Tư tưởng,hơn là “cái đang được biểu hiện”…Lúc này,nó chỉ được dùng như là một cái “cớ” cho tác giả khai thác…mà thôi.
Luận điểm của Bakhtin về tính đa thanh-Tính đối thoại nói rằng,”Quan niệm về tính phức điệu xuất phát từ tính đa thanh trong ngôn ngữ tạo nên một không gian Liên văn bản trong đó,các Thang âm,Điệu thức không ở trạng thái Tĩnh,mà luôn đan giao…”(TBKH-ViệnÂN-số 4) – Sự Liên thông tạo ra cho các Tác phẩm một sự hấp dẫn đặc biệt khi đặt nó trên nhiều chiều kích và lựa chọn khác nhau,bắt chúng phải đối diện với sự luân chuyển,biến ảo,vô thường của quy luật và bộc lộ đến tận gốc rễ những căn tính và bản thể của mình,mặt khác,nó phản ánh tính đa diện,phức tạp của con người thời nay,phản ánh sự “Đối thoại” với chính các bài bản cổ,mà nếu xét về khía cạnh phương thức,vồn chỉ tồn tại như một thứ “Vô thức cộng đông”. Tóm lại,sự khai thác của Tác giả đương đại,sự tương thông và đối thoại,sự tranh biện của các phong cách diễn ngôn trên cùng một bài bản,về cùng một đối tượng hiện thưc…đã khiến cho ranh giới giữa hư cấu và phi hư cấu,giữa tưởng tượng-hiện thực…dường như không còn ranh giới rõ rệt nữa,lúc này,cảm giác về “không gian thể loại”cũng trở nên nhòe mờ,tạo nên những sự cách tân,đột phá-Đây là kiểu cấu trúc trong Văn hoc gọi là kiểu ” Cấu trúc đồng vọng”,nơi hiện thực đôi khi trở nên những đồng vọng của hiện thực,khiến nó trở nên năng động,biến ảo khôn cùng…
Mối quan hệ giữa các Tác phẩm đương đại và các bài bản truyền thống-dân gian là mối quan hệ vừa có tính Phổ quát,vừa mang tính Lịch sử. Ở thời điểm cuối thế kỷ XX ,sự gặp nhau giữa Âm nhạc dân gian-Truyền thống và Âm nhạc Bác học đã tạo nên mối lương duyên tốt đẹp và đã khai sinh ra những thành quả giá trị và đáng quý- Nhiều Tác phẩm đủ các thể loại lần lượt ra đời-Từ Ca khúc,Hợp xướng,Thanh xướng kịch(Cantas),Opera…,từ độc tấu,song tấu,tam tấu,tứ tấu đến Hòa tấu các nhạc cụ dân tộc và Giao hưởng,hoặc Dàn nhac hỗn hợp-Chúng ta còn viết nhạc cho các Lễ hội,cho Múa,Sân khấu,Điện ảnh…
Nhìn chung những Tác phẩm của các Tác giả đương đại (gọi tắt là Tác phẩm mới)đều phản ánh đúng các sự kiện và nhân vật Lịch sử- Nhà Văn hóa-huynh trưởng Hổ xám Hoàng Đạo Thúy từ 1938 đã in trên báo Ngày nay bản “Anh hùng ca”viết về Đinh Bộ Lĩnh,NS Tô Vũ với “Ngày xưa” viết về Hai Bà Trưng. Cũng về Hai Bà Trưng NS Đỗ Nhuận viết “Trưng Vương”,Ngô Ganh viết về Chu Văn An,”Nguyễn Trãi-Phi Khanh” của Đỗ Nhuận. Nguyễn Xuân Khoát có Tổ khúc-hòa tấu dàn nhạc dân tộc “Ông Gióng” , Zoãn Nho viết Thanh xướng kịch “Hoa lư” , Nguyễn Văn Thương với Giao hưởng thơ ” Đồng khởi” , nhạc kịch “Cô Sao” của NS Đỗ Nhuận,rồi những “Hội nghị Diên Hồng” , ” Aỉ Chi lăng” , Bạch đằng giang” của Lưu Hữu Phước,Nocturme-Giao hưởng “Hoa sen” của Đỗ Hồng Quân ,các ca khúc viết về các nhân vật nổi tiếng một thời như “Lỳ và Sáo” (Văn Chung), “Kể chuyện Dôi a ” (Nguyễn Văn Tý) ,’Hát mừng anh hùng Núp” (Trần Qúy) ,hay năm bài hát về Sông Lô ( Lô giang-Lương Ngọc Trác,Sông Lô-Văn Cao,Chiến sỹ sông Lô-Nguyễn Đình Phúc,Đoàn quân sông Lô-Lưu Hữu Phước,Tiếng hát trên sông Lô-Phạm Duy),mỗi bài một dáng vẻ,một cấu trúc thật độc đáo.
Nhiều Tác phẩm lấy cốt chuyện cổ tích cũng rất thành công trong việc chọn chất liệu và thủ pháp đặc trưng – các câu chuyện Tấm Cám ,Trầu cau,Trương Chi…thường được khai thác nhiều nhất. Đặc biệt các nhân vật anh hùng trong hai cuộc chiến tranh được các NS khai thác thành công nhất ( Do thời lượng quy định nên trong bài viết này tôi chỉ xin trình bày những điểm chung cơ bản nhất một cách tóm lược-các minh họa,dẫn chứng…không thể nêu đầy đủ ).
Trong công tác bảo tồn,nghiên cứu Âm nhạc truyền thống,chúng ta ngay từ đầu đã có các Lớp Dân tộc nhac học do GSTSKH Tô Ngọc Thanh giảng dạy ,tiếp đó ta cũng mời các GS,chuyên gia trong nước và nước ngoài giảng dạy và nghiên cứu nhiều lĩnh vực khác nhau thuộc Âm nhạc ,đến nay,Viện Âm nhạc Việt nam được công nhận là thành viên của Hội đồng Âm nhạc truyền thống Thế giới…
Trong việc khai thác sử dụng vốn cổ,các NS đang công tác,sinh hoạt tại Bình định đều luôn có ý thức và cố gắng sử dụng chất liệu Âm nhạc truyền thống trong các sáng tác của mình-Hầu hết các ca khúc của các NS Gia Thiện, Vũ Trung, Bạch Mai, Thế Tuyên, Đào Minh Tâm, Khắc Hùng, Dương Viết Hòa…đều được khai thác từ chất liệu dân ca của các vùng miền khác nhau . NS Gia Thiện còn khai thác chất liệu tiết tấu Tuồng trong hòa tấu trống ” Hội Xuân’ , NS Bạch Mai với chất liệu ca kịch bài chòi trong Giao hưởng thơ ” Quang Trung thần tốc” . NS Dương Viết Hòa khai thác chất liệu Âm nhạc dân gian của các vùng miền trong các Tác phẩm Hợp xướng và khí nhạc từ Độc tấu sáo trúc,Đàn bầu và dàn nhac dân tộc,các tiểu phẩm, Theme Variation Piano “Trống đồng Ngọc lũ”,Sonata Piano “Sự sống của cái chết”,Giao hưởng thơ ” Hành phương Nam” và Giao hưởng 4 chương ” Truyền thuyết hoang sơ”…v…v…
Âm nhạc truyền thống VN là Âm nhạc truyền thống đa dân tộc,chúng thường xuyên biến động,giao thoa tiếp biến theo từng bước thăng trầm Lịch sử- 54 dân tộc với nhận thức,lối sống khác nhau,được chia thành 4 nhóm ngôn ngữ chính : Việt-Mường (Kinh),Tày-Thái,Môn-Khơ me,Mãlai đa đảo ,với các dạng thang âm từ ít đến nhiều âm,quan niệm khác nhau về Trục âm,Trục quãng và quan niệm về sức hút,về tính ổn định và không ổn định giữa các âm trong Điệu thức,quan niệm khác nhau về âm màu sắc và âm mở rộng ,với các hiện tượng chuyển hệ (Mestaboles),giao thoa (interfenents),liên kết (unions) và kết hợp (cohesions) của các dạng Thang âm,điệu thức,cũng như các bước tiến hành giai điệu theo quy luật nhóm âm trong làn điệu và độ xê dịch với nguyên tắc tiến hành bè là nét đặc trưng của dân ca các vùng miền .
Các nhà nghiên cứu thuộc Viện Âm nhạc VN đã phân loại cả nước thành 4 vùng Văn hóa với những đăc điểm khu biệt:
- Vùng Văn hóa các dân tộc miền núi phía Bắc : có các làn điệu Sli,Lượn,Then ( Tày,Nùng) , Khắp(Thái)Rang(Mường),Sáo gọi ban(H”Mông),Múa Bông,Múa Xòe,Múa Khèn,Múa Sạp…với các loại nhạc cụ như Tính tẩu,Khèn môi,Khèn bè,Cồng chiêng…
- Vùng Văn hóa châu thổ Bắc bộ : có hát Quan họ,hát Xoan,ghẹo,Trống quân,Chầu văn,Chèo.Đúm,ví,Hát cửa đình…với đủ loại nhạc cụ vẫn được dùng trong các dàn nhạc dân tộc hiện nay.
- Vùng Văn hóa Trung bộ : có Ví,Giặm,Lý,Bài chòi…lên vùng núi Tây nguyên có Âm nhạc cồng chiêng rất đặc sắc.
- Vùng Văn hóa Nam bộ : gồm Hò,Lý,Vọng cổ,Chăm,Khơ me…
Chất liệu ( Material) Âm nhạc dân gian VN trong các Tác phẩm mới khi được phân tích cụ thể ở phương tiện diễn tả Âm nhạc sẽ đi vào các vấn đề như Giai điệu,Chủ đề,nhịp điệu,Tiết tấu,Thang âm,Điệu thức,Hòa thanh,Tính năng nhạc cụ,Phối khí…trên cả hai góc độ :
1) Sự tiếp nhận nguồn chất liệu dân gian mang yếu tố khúc xạ tự nhiên, do âm hưởng dân gian thấm sâu trong tâm thức mỗi NS,nên xuất hiện một cách vô thức,ngẫu nhiên trong quá trình sáng tác. Như vậy,việc diễn tả chất liệu dân gian một cách vô thức trong Tác phẩm mới có thể được coi là một lần truyền bá Âm nhạc dân gian VN trong con mắt người đương thời – đó là tính tích cực thứ nhất.
2) Tiếp nhận nguồn Âm nhạc dân gian theo chủ ý của chủ thể sáng tạo-khai thác dưới nhiều hình thức khác nhau một cách triệt để,thể hiện tính Logic chặt chẽ trong kết cấu Tác phẩm,theo một ý đồ sáng tạo riêng…
Việc sử dụng chất liệu Am nhạc dân gian và thể hiện chúng dưới một hình thức mới,bằng bút pháp kỹ thuật phương Tây chỉ nên coi đó là một phương tiện,một thủ pháp,một phương thức biểu hiện mới… mà thôi.
Âm nhạc dân gian VN,do chưa được tổ chức nghiên cứu và kết hợp một cách đầy đủ,có hệ thống,nên chưa thể xác định được một tầm giá trị chung nhất,do những rào cản của tư duy khép kín,thiếu cởi mở,không bao dung,không chấp nhận sự khác biệt…đó là thứ còn sót lại đâu đó ẩn kín sau những rặng tre và miếu mạo…-Tư duy Lệ làng – Gía trị truyền thống chỉ tương thích trong bối cảnh Làng-xã truyền thống,hay các cộng đồng luân lý như cùng dòng họ,chung Tôn giáo,Tín ngưỡng…
Trong công cuộc xây dựng nền Văn hóa mới,chúng ta thường lấy Tập thể (khu phố,làng,xã…)làm đơn vị chủ thể,nòng cốt – dường như không có vai trò cá nhân-cá nhân sở dĩ hát hay đó là do Công lao của Tập thể và Công ơn của Lãnh đạo…Tất cả,là biểu hiện của sự cùm trói Tư duy-tự chủ quan coi tầm nhận thức của mình là chân lý bất biến-thủ tiêu phản biện,không chấp nhận tranh luận sòng phẳng…Nó đè bẹp,nó khơi dậy bản năng bầy đàn ẩn sâu trong tiềm thức mỗi con người,tạo nên một lối tư duy thụ động, gọi là Tư duy “Gật”…
Bởi vậy, suốt 4000 năm chúng ta không tạo ra được Tôn giáo nào , mà chỉ tạo ra được các Tín ngưỡng , Không xây dựng được một nền Triết học thực thụ,mà chỉ có những triết lý vụn vặt,tự phát. Trong Nghệ thuật nói chung và Âm nhạc nói riêng , không có nổi một nền Âm nhạc bác học thực thụ,thâm chí chỉ một Trường phái nào đó thôi,cũng không có nốt – Tất cả ,Bởi quan niệm chưa thực đúng về cá nhân Nhạc sỹ, về Quyền Tự do,về Con người-những nhân vị độc lập,những chủ thể sáng tạo,tự nhiên sinh ra các quyền cơ bản về sở hữu và tự do.
Văn hóa dân gian nói chung và Âm nhạc truyền thống-dân gian nói riêng đã nảy sinh,tồn tại và phát triển với tư cách là một tổng thể nguyên hợp – Để có Tác phẩm Âm nhạc tốt,cần trước tiên là phải tổ chức nghiên cứu trong thể nguyên hợp là Văn hóa dân gian,gắn liền với Dân tộc học,Lịch sử,Nhân học,Xã hội học…Xây dựng được các giá trị và nguyên tắc tổng quát có tính phổ quát,cũng như hệ thống lý luận về các phương tiện để thực hiện,thể hiện nguyên tắc-tránh Nô lệ,lệ thuộc Tư duy.
Cùng với việc Tổ chức sưu tầm,nghiên cứu , chúng ta cần Tổ chức Quảng bá với nhiều hình thức khác nhau,cả vốn Âm nhạc Truyền thống-dân gian và những Tác phẩm mới về các đề tài,nhân vật Lịch sử,khai thác và sử dụng chất liệu Âm nhạcTruyền thống-dân gian VN , đồng thời có kế hoạch trước hết,xây dựng lại Giáo trình bộ môn Âm nhạc truyền thống-Dân gian trong các Học viện,Nhạc viện,các Trường VHNT và ĐHSP Âm nhạc,Tổ chức thường xuyên các Lớp bồi dưỡng chuyên ngành cho các NS,cũng như việc xây dựng chương trình đưa môn học này vào Trường phổ thông,CĐ,ĐH…
Dương Viết Hòa.
(Bài Tham luận tại Liên hoan Âm nhạc khu vực miền Trung-Tây nguyên do Hội NSVN tổ chức tại Quảng ngãi-21-24/3/2013).
Chúng ta biết rằng,từ thời xa xưa,Âm nhạc là một trong 6 môn học bắt buộc (Lục nghệ) nằm trong tổ hợp :- Lễ(các chuẩn tắc ứng xử),Nhạc(Âm nhạc),Xạ(bắn cung),Ngự(cưỡi ngựa),Thư(Văn học),Số(toán học).Trong suốt 4000 năm Lịch sử,chúng ta có nhiều dạng thức Văn hóa cộng tồn,gọi chung là Văn hóa dân gian-Thuật ngữ này xuất phát từ cách dịch từ Thuật ngữ ” Folklore” của nhà Nhân chủng học người Anh WJ Thom(1846)chỉ “Phong tục,tập quán,nghi thức,mê tín,ca dao,tục ngữ…của người thời trước”-sau được sử dụng rộng rãi trên khắp Thế giới với ba Trường phái : Anh-Mỹ chịu ảnh hưởng Nhân học,Tây Âu chịu ảnh hưởng Xã hội học và ở Nga chịu ảnh hưởng Ngữ văn học.
Ở Việt nam trước dịch là “Văn học dân gian”,rồi “Văn nghệ dân gian” và hiện nay là “Văn hóa dân gian”-việc quan niệm rộng hẹp trong việc chuyển ngữ sang tiếng Việt thể hiện sự thay đổi nhận thức qua từng giai đoạn,đồng thời với việc tổ chức sưu tầm,nghiên cứu các lĩnh vực sau :
1) Ngữ văn dân gian (gồm Tự sự dân gian như các truyền thuyết,thần thoại,cổ tích,truyện cười,ngụ ngôn,vè,sử thi,truyện thơ…) , Trữ tình dân gian(ca dao,dân ca) , các Thành ngữ,Tục ngữ,câu đố dân gian…
2) Nghệ thuật dân gian: gồm Nghệ thuật tạo hình (Kiến trúc,Hội họa,Trang trí dân gian…) , Nghệ thuật biểu diễn dân gian (Âm nhạc dân gian,Múa,Sân khấu,Trò diễn…)
3)Tri thức dân gian : gồm Môi trường tự nhiên(Địa lý,Thời tiết,Khí hậu…) , Tri thức về con người,Y học và dưỡng sinh dân gian, Tri thức ứng xử Xã hội (cá nhân và cộng đồng) , Tri thức sản xuất (Kỹ thuật,công cụ…).
4)Tín ngưỡng,phong tục,Lễ hội…
Các lĩnh vực trên nảy sinh,tồn tại và phát triển trong Xã hội VN với tư cách là một Tổng thể nguyên hợp,thể hiện tính chưa chia cắt giữa hoạt động sáng tạo và hưởng thụ Văn hóa trong đời sống sinh hoạt lao động sản xuất của nhân dân – Văn hóa dân gian là một thực thể sống,nảy sinh,tồn tại,phát triển gắn với sinh hoạt cộng đồng của quần chúng lao động,vì vậy,khi nhận thức,lý giải phải gắn liền với môi trường sinh hoạt của nó,trong đó cộng đồng Gia tộc,cộng đồng Làng giữ vai trò quan trọng trong Xã hội xưa. Việt nam là một trong những Quốc gia Đông Nam Á có những nét dân gian đặc trưng,đó là thuyền thống Văn hóa truyền miệng (khác với Trung quốc,Ấn độ thuộc nhóm Văn hóa chữ viết)-trong suốt chiều dài Lịch sử,nó luôn giữ một vai trò quan trọng,không thể thiếu,trong đời sống Xã hội,cùng với Văn hóa cung đình,tác động trở lại Xã hội với tư cách là nền tảng tinh thần Xã hội,trở thành động lực và mục tiêu của sự phát triển Xã hội.
Truyền thống Lịch sử và Xã hội VN đã quy định những nét đặc trưng của Văn hóa nước ta,đó là Văn hóa Xóm làng trội hơn Văn hóa Đô thị,Văn hóa truyền miệng lấn át Văn hóa chữ viết,lối ứng xử Duy tình nặng hơn Duy lý,chủ nghĩa dân tộc,truyền thống yêu nước trở thành cái nhân tố cốt lõi của Ý thức hệ Việt nam,nơi sản sinh và tích hợp các giá trị Văn hóa VN.
Bản sắc Văn hóa là yếu tố tạo nên bản sắc dân tộc,và bản sắc dân tộc góp phần tạo nên Bản lĩnh dân tộc-Nó là tổng thể các giá trị đặc trưng của Văn hóa dân tộc,được hình thành,tồn tại,phát triển trong suốt quá trình Lịch sử của dân tộc-Nó biểu hiện tính bền vững,tính trừu tượng và tính tiềm ẩn rõ nét-Nếu bản sắc Văn hóa là cái gì trừu tượng,tiềm ẩn,bền vững thì các sắc thái biểu hiện của nó thường tương đối cụ thể,bộc lộ và khả biến hơn.
Nét bản sắc Văn hóa và con người VN dễ thấy nhất,đó là tính Cởi mở,dễ hòa nhập,sẵn sàng tiếp nhận và bản địa hóa các yếu tố ngoại lai.Thứ hai là tính Nguyên hợp,biểu hiện sự hòa lẫn những hình thức khác nhau của ý thức Xã hội trong Vấn đề Thể loại,Loại hình,biểu diễn với ba dạng tồn tại : Tồn tại ẩn(trong trí nhớ Nghệ nhân),Tồn tại cố định(bằng văn tự)và Tồn tại hiện(thông qua diễn xướng).
Một đặc điểm nổi bật nữa là tập thể cộng đồng cùng tham gia trong quá trình hình thành và sử dùng sản phẩm Văn hóa-quan hệ giữa truyền thống và ứng tác là hệ quả của mối quan hệ giữa các cá nhân và tập thể-đó cũng là đặc trưng của tính khả biến(tồn tại nhiều dị bản…),tính truyền miệng và tính khuyết danh.
Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau,là tổng thể phức hợp những giá trị vật chất và tinh thần,và là một hệ thống hữu cơ được tích lũy trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và môi trường Xã hội.Khi con người đã phát triển đến chừng mực có thể tự định dạng môi trường tự nhiên cho chính mình, những phẩm chất bản năng tự nhiên dần dần trở thành những sản phẩm gọi là Văn hóa-Nó phản ánh một cách khá trọn vẹn thế giới khách quan trong ý thức con người.
Sản phẩm Văn hóa tạo nên một khái niệm vốn được coi là nền tảng của Xã hội,đó là khái niệm Gía trị-nó có tính định hướng và là điều quan tâm bậc nhất của chủ thể con người trong quá trình sáng tạo.Một yếu tố cơ bản khác được coi như là sự tiên liệu kết quả hành động có ý thức,là hệ quả của tính Gía trị,đó là tính Mục tiêu.
Trong mối tổng hòa các yêu cầu,các mục tiêu,các quy tắc ứng xử được ghi nhận bằng lời,bằng ký hiệu hay bằng các biểu trưng,qua đó Xã hội định hướng hành vi của các thành viên,tạo nên một yếu tố nữa gọi là Tính chuẩn mực,trong đó,các chuẩn mực Văn hóa quan trọngđược gọi là Chuẩn mực Đạo đức,các chuẩn mực ít quan trọng hơn trở nên những Tập tục truyền thống- Như vậy,tự bản thân Văn hóa bộc lộ rõ các chức năng cơ bản,là chức năng Tổ chức Xã hội,chức năng điều chỉnh Xã hội và chức năng Giao tiếp.
Âm nhac truyền thống,bao gồm cả Âm nhac dân gian VN chưa thực sự hoàn chỉnh khi sử dụng các thuật ngữ,ký hiệu,lại chưa được bảo tồn,nghiên cứu một cách tốt nhất.Tuy vậy,trong bối cảnh toàn cầu hóa mạnh mẽ,Văn hóa dân gian nói chung và Âm nhạc Truyền thống,Âm nhạc dân gian nói riêng,với những đặc điểm bản sắc tự thân,đã khẳng định sự tồn tại một cách ý nghĩa nhất của Quốc gia,dân tộc trong cộng đồng chung Thế giới-là một thứ “Chứng minh thư”của một dân tộc trong xu thế hội nhập toàn cầu.
Từ những năm đầu thế kỷ XX ,nền Âm nhạc mới Việt nam ra đời đã kế thừa những giá trị của bản sắc Âm nhạc truyền thống,đồng thời tiếp thu những giá trị có tính quy tắc chuẩn mực của Âm nhạc phương Tây,nhiều Tác giả đã khá thành công trong việc vận dụng kỹ thuật phương Tây để khai thác kho tàng Âm nhạc truyền thống VN còn bỏ ngỏ-Sự tương tác chung giữa các bài bản dân gian với những Tác phẩm hiện đại thể hiện những cấp độ khác nhau của mối quan hệ phức tạp,trong Văn học gọi là Liên văn bản – Đó là quá trình cá nhân hóa,chủ quan hóa và Giải-Dân gian (tức là quá trình Giải-huyền thoại xóa bỏ tính chất ước lệ các bài bản dân gian) – Đến đây,khi tham gia một cách tích cực vào các mạng Liên văn bản do mỗi cá nhân tạo ra,chúng cũng đồng thời tham gia vào việc phá vỡ,thay đổi cấu trúc,thể loại với tư cách là “Sự lựa chọn Nghệ thuật”của chủ thể sáng tạo,góp phần vô cùng quan trọng trong việc biến đổi các cấu trúc thể loại dân gian – Điều đó ta có thể thấy rất rõ khi so sánh các bài bản dân ca đã sưu tầm được với các “Dị bản” cổ…
Hầu hết các Tác phẩm đương đại viết theo phong cách cổ,nhưng nội dung ẩn chứa trong nó lại là những sự việc và con người Xã hội đương thời – lấy Hệ quy chiếu là cái “Bây giờ”,đang diễn ra,các Nhạc sỹ đã đưa cái “giấc mơ” ,”ước vọng” của người xưa đến tận cái toàn bích,viên mãn…,làm nên một cuộc Cách mạng trong Tư duy thể loại,tạo nên một không gian,thời gian đa khối,đa chiều-Thế giới trong đó vừa thô mộc,trần trụi,nghiệt ngã…,lại vừa mênh mông,kỳ ảo,thẳm sâu…
Chủ thể của Không-Thời gian đa khối đa chiều này,nói cách khác,chủ thể của kiểu Cấu trúc đa khối,đa chiều này,phản ánh một cái Tôi đa diện,từ sự dỡ bỏ cấu trúc đơn nhất,các Tác giả đã đi đến một sự đa dạng hóa làm tăng tính linh hoạt trong sử dụng chất liệu,thủ pháp,tăng tính đa nghĩa trong việc tiếp nhận Tác phẩm.
Bài bản dân gian,do đặc trưng thủ pháp và chức năng thể hiện,thường chỉ chú trọng mô tả sự kiện và hoạt đông nhân vật,ít chú ý khai thác Tâm lý nhân vật hay bày tỏ ý đồ của Tác giả , Thời gian trong đó cũng là một thứ Thời gian có Tính phiếm chỉ , như “ngày xửa ngày xưa,thuở ấy,đã từ lâu lắm rồi”…,ở đó nhân vật thường chưa có ý niệm về hiện tại,vì vậy cũng chưa thể có ý niệm về quá khứ hay tương lai…Còn trong các Tác phẩm mới,cùng với việc nhận thức sâu sắc về cái hiện tại,Tác phẩm phải được đặt trong dòng chảy thời gian của Lịch sử,hoài vọng về quá khứ và ao ước đến tương lai…tất cả các trạng thái này làm thay đổi mạnh mẽ khung thời gian do sự chủ quan hóa thời gian khách quan,ở đó kết cấu Tác phẩm không cần phải sắp xếp theo thời gian sự kiện mà chỉ theo diễn biến tâm trạng của nhân vật,của chủ thể tức Tác giả,và cũng vì vậy nó thường là kết cấu xáo trộn,đứt đoạn,phi tuyến tính-phi khúc thức-điều này phù hợp với loại nhạc viết cho Múa,Sân khấu,Điện ảnh…-Sự xuất hiện các bài bản cổ trong lòng các Tác phẩm mới là một hiện tượng Tái diễn dịch quá khứ trong trong một bối cảnh Văn hóa-Xã hội mới,đem lại những hàm nghĩa mới cho cả những hệ thống Ký hiệu và biểu trưng quen thuộc cổ xưa-Điều đó làm cho người nghe phải chú ý đến “cái được biểu hiện”,tức Tư tưởng,hơn là “cái đang được biểu hiện”…Lúc này,nó chỉ được dùng như là một cái “cớ” cho tác giả khai thác…mà thôi.
Luận điểm của Bakhtin về tính đa thanh-Tính đối thoại nói rằng,”Quan niệm về tính phức điệu xuất phát từ tính đa thanh trong ngôn ngữ tạo nên một không gian Liên văn bản trong đó,các Thang âm,Điệu thức không ở trạng thái Tĩnh,mà luôn đan giao…”(TBKH-ViệnÂN-số 4) – Sự Liên thông tạo ra cho các Tác phẩm một sự hấp dẫn đặc biệt khi đặt nó trên nhiều chiều kích và lựa chọn khác nhau,bắt chúng phải đối diện với sự luân chuyển,biến ảo,vô thường của quy luật và bộc lộ đến tận gốc rễ những căn tính và bản thể của mình,mặt khác,nó phản ánh tính đa diện,phức tạp của con người thời nay,phản ánh sự “Đối thoại” với chính các bài bản cổ,mà nếu xét về khía cạnh phương thức,vồn chỉ tồn tại như một thứ “Vô thức cộng đông”. Tóm lại,sự khai thác của Tác giả đương đại,sự tương thông và đối thoại,sự tranh biện của các phong cách diễn ngôn trên cùng một bài bản,về cùng một đối tượng hiện thưc…đã khiến cho ranh giới giữa hư cấu và phi hư cấu,giữa tưởng tượng-hiện thực…dường như không còn ranh giới rõ rệt nữa,lúc này,cảm giác về “không gian thể loại”cũng trở nên nhòe mờ,tạo nên những sự cách tân,đột phá-Đây là kiểu cấu trúc trong Văn hoc gọi là kiểu ” Cấu trúc đồng vọng”,nơi hiện thực đôi khi trở nên những đồng vọng của hiện thực,khiến nó trở nên năng động,biến ảo khôn cùng…
Mối quan hệ giữa các Tác phẩm đương đại và các bài bản truyền thống-dân gian là mối quan hệ vừa có tính Phổ quát,vừa mang tính Lịch sử. Ở thời điểm cuối thế kỷ XX ,sự gặp nhau giữa Âm nhạc dân gian-Truyền thống và Âm nhạc Bác học đã tạo nên mối lương duyên tốt đẹp và đã khai sinh ra những thành quả giá trị và đáng quý- Nhiều Tác phẩm đủ các thể loại lần lượt ra đời-Từ Ca khúc,Hợp xướng,Thanh xướng kịch(Cantas),Opera…,từ độc tấu,song tấu,tam tấu,tứ tấu đến Hòa tấu các nhạc cụ dân tộc và Giao hưởng,hoặc Dàn nhac hỗn hợp-Chúng ta còn viết nhạc cho các Lễ hội,cho Múa,Sân khấu,Điện ảnh…
Nhìn chung những Tác phẩm của các Tác giả đương đại (gọi tắt là Tác phẩm mới)đều phản ánh đúng các sự kiện và nhân vật Lịch sử- Nhà Văn hóa-huynh trưởng Hổ xám Hoàng Đạo Thúy từ 1938 đã in trên báo Ngày nay bản “Anh hùng ca”viết về Đinh Bộ Lĩnh,NS Tô Vũ với “Ngày xưa” viết về Hai Bà Trưng. Cũng về Hai Bà Trưng NS Đỗ Nhuận viết “Trưng Vương”,Ngô Ganh viết về Chu Văn An,”Nguyễn Trãi-Phi Khanh” của Đỗ Nhuận. Nguyễn Xuân Khoát có Tổ khúc-hòa tấu dàn nhạc dân tộc “Ông Gióng” , Zoãn Nho viết Thanh xướng kịch “Hoa lư” , Nguyễn Văn Thương với Giao hưởng thơ ” Đồng khởi” , nhạc kịch “Cô Sao” của NS Đỗ Nhuận,rồi những “Hội nghị Diên Hồng” , ” Aỉ Chi lăng” , Bạch đằng giang” của Lưu Hữu Phước,Nocturme-Giao hưởng “Hoa sen” của Đỗ Hồng Quân ,các ca khúc viết về các nhân vật nổi tiếng một thời như “Lỳ và Sáo” (Văn Chung), “Kể chuyện Dôi a ” (Nguyễn Văn Tý) ,’Hát mừng anh hùng Núp” (Trần Qúy) ,hay năm bài hát về Sông Lô ( Lô giang-Lương Ngọc Trác,Sông Lô-Văn Cao,Chiến sỹ sông Lô-Nguyễn Đình Phúc,Đoàn quân sông Lô-Lưu Hữu Phước,Tiếng hát trên sông Lô-Phạm Duy),mỗi bài một dáng vẻ,một cấu trúc thật độc đáo.
Nhiều Tác phẩm lấy cốt chuyện cổ tích cũng rất thành công trong việc chọn chất liệu và thủ pháp đặc trưng – các câu chuyện Tấm Cám ,Trầu cau,Trương Chi…thường được khai thác nhiều nhất. Đặc biệt các nhân vật anh hùng trong hai cuộc chiến tranh được các NS khai thác thành công nhất ( Do thời lượng quy định nên trong bài viết này tôi chỉ xin trình bày những điểm chung cơ bản nhất một cách tóm lược-các minh họa,dẫn chứng…không thể nêu đầy đủ ).
Trong công tác bảo tồn,nghiên cứu Âm nhạc truyền thống,chúng ta ngay từ đầu đã có các Lớp Dân tộc nhac học do GSTSKH Tô Ngọc Thanh giảng dạy ,tiếp đó ta cũng mời các GS,chuyên gia trong nước và nước ngoài giảng dạy và nghiên cứu nhiều lĩnh vực khác nhau thuộc Âm nhạc ,đến nay,Viện Âm nhạc Việt nam được công nhận là thành viên của Hội đồng Âm nhạc truyền thống Thế giới…
Trong việc khai thác sử dụng vốn cổ,các NS đang công tác,sinh hoạt tại Bình định đều luôn có ý thức và cố gắng sử dụng chất liệu Âm nhạc truyền thống trong các sáng tác của mình-Hầu hết các ca khúc của các NS Gia Thiện, Vũ Trung, Bạch Mai, Thế Tuyên, Đào Minh Tâm, Khắc Hùng, Dương Viết Hòa…đều được khai thác từ chất liệu dân ca của các vùng miền khác nhau . NS Gia Thiện còn khai thác chất liệu tiết tấu Tuồng trong hòa tấu trống ” Hội Xuân’ , NS Bạch Mai với chất liệu ca kịch bài chòi trong Giao hưởng thơ ” Quang Trung thần tốc” . NS Dương Viết Hòa khai thác chất liệu Âm nhạc dân gian của các vùng miền trong các Tác phẩm Hợp xướng và khí nhạc từ Độc tấu sáo trúc,Đàn bầu và dàn nhac dân tộc,các tiểu phẩm, Theme Variation Piano “Trống đồng Ngọc lũ”,Sonata Piano “Sự sống của cái chết”,Giao hưởng thơ ” Hành phương Nam” và Giao hưởng 4 chương ” Truyền thuyết hoang sơ”…v…v…
Âm nhạc truyền thống VN là Âm nhạc truyền thống đa dân tộc,chúng thường xuyên biến động,giao thoa tiếp biến theo từng bước thăng trầm Lịch sử- 54 dân tộc với nhận thức,lối sống khác nhau,được chia thành 4 nhóm ngôn ngữ chính : Việt-Mường (Kinh),Tày-Thái,Môn-Khơ me,Mãlai đa đảo ,với các dạng thang âm từ ít đến nhiều âm,quan niệm khác nhau về Trục âm,Trục quãng và quan niệm về sức hút,về tính ổn định và không ổn định giữa các âm trong Điệu thức,quan niệm khác nhau về âm màu sắc và âm mở rộng ,với các hiện tượng chuyển hệ (Mestaboles),giao thoa (interfenents),liên kết (unions) và kết hợp (cohesions) của các dạng Thang âm,điệu thức,cũng như các bước tiến hành giai điệu theo quy luật nhóm âm trong làn điệu và độ xê dịch với nguyên tắc tiến hành bè là nét đặc trưng của dân ca các vùng miền .
Các nhà nghiên cứu thuộc Viện Âm nhạc VN đã phân loại cả nước thành 4 vùng Văn hóa với những đăc điểm khu biệt:
- Vùng Văn hóa các dân tộc miền núi phía Bắc : có các làn điệu Sli,Lượn,Then ( Tày,Nùng) , Khắp(Thái)Rang(Mường),Sáo gọi ban(H”Mông),Múa Bông,Múa Xòe,Múa Khèn,Múa Sạp…với các loại nhạc cụ như Tính tẩu,Khèn môi,Khèn bè,Cồng chiêng…
- Vùng Văn hóa châu thổ Bắc bộ : có hát Quan họ,hát Xoan,ghẹo,Trống quân,Chầu văn,Chèo.Đúm,ví,Hát cửa đình…với đủ loại nhạc cụ vẫn được dùng trong các dàn nhạc dân tộc hiện nay.
- Vùng Văn hóa Trung bộ : có Ví,Giặm,Lý,Bài chòi…lên vùng núi Tây nguyên có Âm nhạc cồng chiêng rất đặc sắc.
- Vùng Văn hóa Nam bộ : gồm Hò,Lý,Vọng cổ,Chăm,Khơ me…
Chất liệu ( Material) Âm nhạc dân gian VN trong các Tác phẩm mới khi được phân tích cụ thể ở phương tiện diễn tả Âm nhạc sẽ đi vào các vấn đề như Giai điệu,Chủ đề,nhịp điệu,Tiết tấu,Thang âm,Điệu thức,Hòa thanh,Tính năng nhạc cụ,Phối khí…trên cả hai góc độ :
1) Sự tiếp nhận nguồn chất liệu dân gian mang yếu tố khúc xạ tự nhiên, do âm hưởng dân gian thấm sâu trong tâm thức mỗi NS,nên xuất hiện một cách vô thức,ngẫu nhiên trong quá trình sáng tác. Như vậy,việc diễn tả chất liệu dân gian một cách vô thức trong Tác phẩm mới có thể được coi là một lần truyền bá Âm nhạc dân gian VN trong con mắt người đương thời – đó là tính tích cực thứ nhất.
2) Tiếp nhận nguồn Âm nhạc dân gian theo chủ ý của chủ thể sáng tạo-khai thác dưới nhiều hình thức khác nhau một cách triệt để,thể hiện tính Logic chặt chẽ trong kết cấu Tác phẩm,theo một ý đồ sáng tạo riêng…
Việc sử dụng chất liệu Am nhạc dân gian và thể hiện chúng dưới một hình thức mới,bằng bút pháp kỹ thuật phương Tây chỉ nên coi đó là một phương tiện,một thủ pháp,một phương thức biểu hiện mới… mà thôi.
Âm nhạc dân gian VN,do chưa được tổ chức nghiên cứu và kết hợp một cách đầy đủ,có hệ thống,nên chưa thể xác định được một tầm giá trị chung nhất,do những rào cản của tư duy khép kín,thiếu cởi mở,không bao dung,không chấp nhận sự khác biệt…đó là thứ còn sót lại đâu đó ẩn kín sau những rặng tre và miếu mạo…-Tư duy Lệ làng – Gía trị truyền thống chỉ tương thích trong bối cảnh Làng-xã truyền thống,hay các cộng đồng luân lý như cùng dòng họ,chung Tôn giáo,Tín ngưỡng…
Trong công cuộc xây dựng nền Văn hóa mới,chúng ta thường lấy Tập thể (khu phố,làng,xã…)làm đơn vị chủ thể,nòng cốt – dường như không có vai trò cá nhân-cá nhân sở dĩ hát hay đó là do Công lao của Tập thể và Công ơn của Lãnh đạo…Tất cả,là biểu hiện của sự cùm trói Tư duy-tự chủ quan coi tầm nhận thức của mình là chân lý bất biến-thủ tiêu phản biện,không chấp nhận tranh luận sòng phẳng…Nó đè bẹp,nó khơi dậy bản năng bầy đàn ẩn sâu trong tiềm thức mỗi con người,tạo nên một lối tư duy thụ động, gọi là Tư duy “Gật”…
Bởi vậy, suốt 4000 năm chúng ta không tạo ra được Tôn giáo nào , mà chỉ tạo ra được các Tín ngưỡng , Không xây dựng được một nền Triết học thực thụ,mà chỉ có những triết lý vụn vặt,tự phát. Trong Nghệ thuật nói chung và Âm nhạc nói riêng , không có nổi một nền Âm nhạc bác học thực thụ,thâm chí chỉ một Trường phái nào đó thôi,cũng không có nốt – Tất cả ,Bởi quan niệm chưa thực đúng về cá nhân Nhạc sỹ, về Quyền Tự do,về Con người-những nhân vị độc lập,những chủ thể sáng tạo,tự nhiên sinh ra các quyền cơ bản về sở hữu và tự do.
Văn hóa dân gian nói chung và Âm nhạc truyền thống-dân gian nói riêng đã nảy sinh,tồn tại và phát triển với tư cách là một tổng thể nguyên hợp – Để có Tác phẩm Âm nhạc tốt,cần trước tiên là phải tổ chức nghiên cứu trong thể nguyên hợp là Văn hóa dân gian,gắn liền với Dân tộc học,Lịch sử,Nhân học,Xã hội học…Xây dựng được các giá trị và nguyên tắc tổng quát có tính phổ quát,cũng như hệ thống lý luận về các phương tiện để thực hiện,thể hiện nguyên tắc-tránh Nô lệ,lệ thuộc Tư duy.
Cùng với việc Tổ chức sưu tầm,nghiên cứu , chúng ta cần Tổ chức Quảng bá với nhiều hình thức khác nhau,cả vốn Âm nhạc Truyền thống-dân gian và những Tác phẩm mới về các đề tài,nhân vật Lịch sử,khai thác và sử dụng chất liệu Âm nhạcTruyền thống-dân gian VN , đồng thời có kế hoạch trước hết,xây dựng lại Giáo trình bộ môn Âm nhạc truyền thống-Dân gian trong các Học viện,Nhạc viện,các Trường VHNT và ĐHSP Âm nhạc,Tổ chức thường xuyên các Lớp bồi dưỡng chuyên ngành cho các NS,cũng như việc xây dựng chương trình đưa môn học này vào Trường phổ thông,CĐ,ĐH…
Dương Viết Hòa.
(Bài Tham luận tại Liên hoan Âm nhạc khu vực miền Trung-Tây nguyên do Hội NSVN tổ chức tại Quảng ngãi-21-24/3/2013).
Cứ tưởng là tham luận của Tuyết Nhung chứ!!!
ReplyDeleteÔi Tây Nguyên Xanh không giỏi được thế đâu bác Trần Trung Kiên ạ. hihi
Delete