Đức Mẹ Măng Đen . Nguồn: ảnh: tuoitre.vn |
Đồng bào ở Kon Tum có lẽ sẽ không
bao giờ quên Ngọc Tường - cha đẻ của bài hát “Tình Ca Măng Đen”. Một bài hát gần
như là thương hiệu của xã Măng Đen nói riêng và tình Kon Tum nói chung.
“Em lên với Măng Đen, nơi lắm mưa
nhiều gió. Mang theo nắng đồng bằng Nghệ Tĩnh ở trong tim…”. Mở đầu bài hát như
một sự khái quát chung cho điều kiện tự nhiên và xã hội ở nơi này. Phải! Măng
Đen có nhiều người gốc Nghệ Tĩnh vào di trú lắm. Măng Đen có nhiều mưa nhiều
gió và có cả nắng. Nhưng cái hay của người sáng tác là đưa hình ảnh mưa gió gắn
vào những nốt nhạc đầu tiên để tạo cảm giác mênh mang cho người nghe. Và sự gán
ghép cái nắng Tây Nguyên với cái nắng xứ Nghệ để mà nói lên sự gắn bó của người
xứ Nghệ với mảnh đất Măng Đen.
Ai sinh ra màu đỏ của nền đất Tây
Nguyên và ai đã quan niệm màu đỏ là tượng trưng cho sự tươi thắm của tình yêu để
người nhạc sĩ có cái cớ mà gieo vần cho bản nhạc thế này đây: “thương lắm màu đất
đỏ như mối tình thủy chung”
Càng nghe, ta càng hình dung được
hình ảnh của Măng Đen ngày xưa hoang sơ lắm. Lọt thỏm giữa cánh rừng Trường Sơn,
Ngày ngày dòng suối nỉ non tâm tình với núi. Rồi con suối được ngăn dòng để
mang điện về cho những mái nhà tranh nghèo của đồng bào nơi đây:
“Ngày nào đến Măng đen trong mái
tranh lộng gió,
Nay con suối đưa dòng điện về thay trăng sao…”
“Nàng Măng Đen” vốn thướt tha,
yêu kiều và lộng lẫy nhưng vì đẹp quá mà nàng có quá nhiều kẻ muốn chiếm đoạt về
tay. Hết Pháp rồi đến Mỹ, chúng hòng chiếm nàng cho bằng được. Chiếm không được
chúng liền thả bom để hủy hoại nhan sắc của nàng. Ngày ấy…nàng xác xơ tiêu điều
tưởng chừng như đã chết. Nhưng không! Nàng vẫn sống. Chàng trai xứ Nghệ năm nào
đã yêu nàng trọn con tim, chàng từng bước bù lại nét xuân xanh cho “cô nàng
Măng Đen”:
“Chiều nào anh đến thăm em.
Gặp em lưng đồi vàng nắng,
Những hố bom thù năm xưa.
Đã hóa điệp trùng ngàn xanh.
Lá rừng reo vui trong đó.
Thành bản tình ca như tình em thiết tha…”
Yêu chàng và biết ơn chàng nhưng nàng hiểu
chàng cũng có quê hương để về và để nhớ. Đành dứt lòng, nàng trao chàng cành
phong lan – biểu trưng tiêu biểu của núi rừng- rồi nhắn nhủ anh hãy về với xứ sở
ấy. Một niềm hạnh phúc vỡ òa trong tim khi chàng đáp trả:“Anh ở lại Măng Đen, anh
chẳng về đâu, anh ở lại cùng em”. Ôi Còn
gì hạnh phúc hơn thế nữa.
Thi ca nghệ thuật thật là lạ. Từ ngàn xưa, ông
cha ta đã khôn khéo lồng ghép tình yêu đôi lứa vào tình yêu quê hương đất nước.
Có lẽ vì tình yêu nam nữ là một thứ tình cảm gẫn gũi và dễ lay động lòng người.
Hà cớ chi lữ khách Ngọc Tường không nói “tôi yêu mảnh đất Măng Đen” cho ngắn gọn.
Mà cứ phải rông dài biện hộ cho “sự yêu” bằng một bản “tình ca Măng Đen”. Phải
chăng nhạc sĩ cũng học tập người xưa?
Cuộc sống nhiều mệt mỏi, nhiều sự
bon chen và những áp lực vô hình. Cho nên ngày càng nhiều người tìm đến âm nhạc
để mong có được sự đồng điệu qua bài hát. Có lẽ cũng nhờ vậy mà những bản tình
ca sống mãi trong lòng mọi thế hệ. Với chất liệu âm nhạc dân gian đương đại,
tôi nghĩ nhạc sĩ Ngọc Tường đã thành công khi đưa hình ảnh mảnh đất cũng như
tình người Măng Đen nói riêng và Tây Nguyên nói chung đến với công chúng yêu âm
nhạc.
Buôn Ma Thuột 5/2013
Tây Nguyên Xanh
Buôn Ma Thuột 5/2013
Tây Nguyên Xanh
Bài đã được đăng rồi phải không chị
ReplyDeleteKhi nào có nhuận bút đầu tay nhớ báo em tiếng chia vui nhé. hihi
Chúc chị khỏe, vui và viết tốt.
Ừ, bài này được đăng ở trang web của hội nhạc sĩ việt nam đó em. Chúc em luôn vui nhé
Delete