Mọi trao đổi xin liên hệ: bientaynguyen@gmail.com

Friday, November 15, 2013

CHÍCH RỒI CƯỚI

   Hôm qua cái hội nác chát của các cụ đồng hương xứ Nghệ có ghé nhà mềnh tán chuyện rôm rả. Mềnh nghe lóm được món này hay cực. Tạm đặt tiêu đề là:
------
Nguồn ảnh: Internet
CHÍCH RỒI CƯỚI.
   Lão S có một nhúm con gái và một mụn con trai. Con gái có nghề rồi thì cũng lần lượt “vỗ cánh bay xa’ về làm dâu xứ lạ. Cậu con trai vừa mới cầm bằng tốt nghiệp đại học về thì lão trình bày với con như này:
- Mày tán con bé nhà lão a bờ cờ cho bố.
- Nhưng con chưa có nghề. Gái nào nó theo.
- Mày ngu, tiền sẽ cho mày việc làm. “Cái kim” của mày sẽ giúp tao nhanh có dâu con ạ.
Thằng con ngơ ngác hỏi thêm:
- Kim nào hả bố?
- Ngu ơi, mày “chích’ cho con bé ấy tròn bụng cho tao.
Tối nào lão cũng chở thằng con đến trước cửa nhà kia, thả đấy, rồi đi uống cà phê. Hơn mười một giờ đêm mới quay lại đón quý tử về. Thiên hạ đâm nghi nhà lão a bờ cờ gì đó chắc hầu bao rủng rỉnh hoặc con gái lão ấy xinh nhất trần gian. Có như thế thì mới có chuyện bố chở con đi tán gái chứ. Nhưng thật ra chỉ vì tuổi con bé rất hợp với con của lão. Thầy bói bảo hai tuổi này mà hợp lại thì hạnh phúc và sung túc. Con bé ấy lại có nghề nghiệp ổn định nữa chứ.
Buổi đầu tiên về nhà, thằng con nằm dài trên ghế, thở hắt:
- Người ta chê con nhỏ tuổi hơn con gái họ.
- Á à, lão kia được lắm. Chê con trai ông à. Ông cho mày làm ông ngoại sớm nhá! Con trai của bố, hãy cố nhịn thằng bố ấy và tăng cường liếc mắt đưa tình với con bé kia. Chủ nhật tuần sau, tao cho mày một triệu bạc. Dẫn con bé ấy ăn chơi ở nhà....nghỉ. Chờ khi con bé nôn ói lung tung, mày sẽ có vợ. Ô kê?
Thằng con giãy nảy:
- Bố ơi, Ai lại thế?
- Thấy gái thì thèm nhỏ dãi ra còn bày đặt hỏi đểu bố.
Kế hoạch cứ thế tiến hành. Bụng cô bé ấy cứ ngày một to thêm và đương nhiên là thời gian cô bé làm gái chưa chồng bị rút ngắn lại. Lão S có dâu, lên chức ông nội....
-------------
   Và sau đấy thì đi chia sẻ những khổ cực trong thời gian lập mưu tậu dâu. Nên giờ mềnh mới có cái mà bù lu bù loa với làng Facebook đây này hé hé.

Buôn Ma Thuột, một sáng trời mưa lâm thâm, 15/11/2013
Tây Nguyên Xanh
6 comments

Wednesday, November 13, 2013

TỤC CƯỚI XIN CỦA NGƯỜI XINH MUN (cư trú tai Sơn La)

   Trong 8 đến 12 năm ở rể, chàng trai người dân tộc Xinh Mun (Sơn La) tuyệt đối không được động phòng hoa chúc với người vợ trẻ, mà phải ngủ cách ly trong một phòng bé xíu ở đầu hồi và lao động để trả công.
   Bản Puông, xã Chiềng Khương, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La, bản của người Xinh Mun, nằm trên một dải đất có địa thế đặc biệt. Án ngữ ở phía tây là đỉnh Pha Lanh cao ngút ngát, nơi một giọt nước trời rơi xuống bị chẻ làm đôi, một nửa chảy về Việt Nam, một nửa ngấm vào đất Lào; phía đối diện là dòng Mã giang hung dữ, cục cằn, đêm ngày gầm gào như muốn phá nát vùng trời yên ả.

   Muốn đến được bản Puông phải luồn qua những con đường mòn rậm rạp dẫn lối ra bờ sông Mã, sau đó “nghênh chiến” với tử thần khi đi qua chiếc cầu tre èo ọt, nổi lềnh phềnh trên mặt nước nhờ những chiếc thùng phuy sắt gắn phía dưới.
   Mặc dù đã quen thuộc với tục hôn nhân ở rể của nhiều dân tộc vùng cao Tây Bắc như Thái, Dao, Tày... , nhưng sự hà khắc và những quy định “trần đời có một” trong tục ở rể truyền thống của người dân tộc Xinh Mun vẫn khiến nhiều người lấy làm lạ lùng.   Khi cái bụng của chàng trai và cô gái đã ưng nhau bố mẹ chàng trai sẽ mang một chai rượu đến nhà gái hỏi vợ cho con. Nếu được nhà gái đồng ý, nhà trai sẽ rót rượu chung vui và bàn ngày cưới hỏi.
   Lễ cưới hỏi của người Xinh Mun đơn giản đến bất ngờ. Nhà trai chỉ cần mang một con lợn hoặc một đôi gà (miễn là phải có đủ 1 chân) cùng hai vò rượu cần sang nhà gái, sau đó tổ chức mâm cơm cúng tổ tiên và làm tằng cẩu cho cô dâu (tằng cẩu là mái tóc dài búi ngược, mang một thông điệp ý nghĩa, rằng từ nay cô gái đã có chồng, bông hoa rừng đã có chủ. Bất cứ chàng trai nào cũng không được tăm tia, chọc ghẹo).
    Lễ cưới đơn sơ ấy phản ánh cái nghèo đến xơ xác của người Xinh Mun. Nhà gái chịu thiệt về vật chất, nhưng bù lại, họ được sở hữu một chàng rể sức vóc, đảm đương những việc nặng nhọc nhất, từ phát nương trồng ngô đến chăn trâu cắt cỏ, đan lát các vật dụng trong gia đình… từ 8 đến 12 năm.
   Trong suốt thời gian ở rể, chàng trai phải ngủ cách ly trong một căn phòng bé xíu ở đầu hồi, tuyệt đối không được nằm cùng giường với vợ vì chưa trả đủ công ơn của bố mẹ nàng dâu.   Khi con gà rừng mới cất tiếng thứ tư, trời vẫn mờ tối, chàng rể lại lục tục dậy mài dao, cắt cỏ cho trâu ăn rồi cuốc bộ lên nương cầm gậy chọc lỗ tra hạt ngô, gánh nước tưới. Thời điểm bắp ngô bắt đầu phun những sợi râu đỏ tia tía đến khi thu hoạch, chàng trai không được về nhà mà phải khuân nồi, niêu và gạo lên lán nương tự nấu ăn và canh giữ.
    Sau 12 năm trả xong nợ công nhà vợ và rước nàng dâu về nhà, bố vợ sẽ trả ơn chàng rể 2 con lợn giống, 2 cái chăn, 2 cái gối và một cái đệm. Về sau, thời gian ở rể rút ngắn xuống còn 6 năm, 2 năm còn lại phải trả bằng 6 đồng bạc trắng.
    Có cặp vợ chồng không kiêng được chuyện giường chiếu, xé rào luật tục bị dân bản tẩy chay, gia đình từ mặt, phải bỏ bản đi nơi khác sinh sống. May thay, tục lệ hôn nhân hà khắc này dần dần được giảm bớt.
Khổ như làm lễ cúng lúa mới
   Ngày trước, đất bản Puông tháng ngày không có lịch, thế nên chẳng ai quan tâm khi nào đến rằm, bao giờ đến Tết, ngày nào phải làm giỗ tổ tiên. Đối với người Xinh Mun, “Tết” chính là ngày cúng ma bản nhằm xua đuổi mọi tai ương, đến bây giờ vẫn được duy trì thường niên.

Người Xinh Mun mỗi năm chỉ dọn nhà một lần để đón hoa Ban nở. Ảnh: Cinet
    Mỗi gia đình phải đóng góp rượu, gạo và tiền để mua một con lợn làm lễ cúng, sau đó hát hò nhảy múa linh đình. Theo một số cao niên trong bản kể lại, từ xa xưa, vào đúng ngày cúng ma bản, thầy mo sẽ làm bùa ngải để giết chết một người đi theo hầu hạ ma bản. Nhưng hành vi tàn nhẫn này đã bị xoá bỏ rất lâu.    Khi những bông lúa chín nhuộm vàng nương ruộng cũng là lúc các gia đình người Xinh Mun cúng hồn lúa. Nếu chưa làm nghi lễ này thì lúa chín rụng cũng không được thu hoạch, đói đến mấy cũng không được phép cầm liềm gặt, phải ăn củ nâu, củ mài sống qua ngày đoạn tháng.
    Bởi, tổ tiên chưa được ăn thì con cháu chưa đến lượt. Lễ cúng phải có ít nhất 7 con vật sống trên rừng (như chuột dúi, gà rừng, chim, sâu măng - cây măng nhú cao đến đầu gối có sâu đục bên trong, lợn rừng, rắn, thằn lằn); ít nhất 7 con vật sống dưới nước (tôm, cua, cá, ốc, lươn, hến, trai); tất cả các loại dưa trồng trên nương; 4-5 ống cơm lam và một quả dừa.
7 comments