Người Tây
Nguyên có chung quan niệm vòng luân hồi 7 kiếp, nên việc dựng nhà và chia của
cho người chết rất được coi trọng. Khi lập buôn, bao giờ chủ làng hoặc các thày
cúng cũng dành phía tây làng ( phía mặt trời lặn) để làm khu nhà mồ. Căn
nhà mồ ( dù là nhà mồ tạm khi người chết vừa nằm xuống chưa được bỏ mả ) phải
được dựng giống như căn nhà ở thu nhỏ lại. Chỉ khác là bao giờ cũng dựng theo
hướng Đông –Tây, có thể đón trọn ánh nắng mặt trời cả ngày, mà còn giảm bớt mùi
hôi thối ( nếu có) do tập quán chôn chung nhiều người trong một ngôi mộ của
người Jrai. Trước và xung quanh mộ có khắc gỗ hình những chiếc nồi đồng, gùi,
ché, tượng trai gái... vừa như hình thức của cải của người đã khuất, vừa như có
thêm bầu bạn nơi “ làng ma- buôn atâu ”. Nhà mồ chủ yếu làm bằng vật dụng gỗ, nứa,
tranh tre có sẵn trên rừng. Cột gỗ là chủ yếu, không có các vì kèo, mà chỉ
là những cột chống và phủ mái lên.Nhà mồ tạm thì mái có thể lợp tranh, nhưng
sau lễ bỏ mả phải làm mái gỗ.
Trên đầu mộ của
người Êđê, Jrai dựng một căn nhà sàn nhỏ đặt trên một cây cột, dùng làm nhà
cúng cơm. Khi làm lễ bỏ mả, phải phá bỏ nhà mồ cũ, dựng nhà mới, đẹp hơn, chắc
hơn, khắc tượng mới, để chia tay vĩnh viễn.
Sự hiện diện
của các vật dụng trong nhà mồ, đối với mọi tộc người, dù là tượng gỗ hay đồ
dùng sinh hoạt đạp vỡ đi hay thu nhỏ lại, ngoài ý nghĩa chia của còn là để người
chết có bầu bạn và vẫn giữ được đầy đủ lối sống như trên mặt đất.
Nhà mồ của người Êđê và Jrai là hình dạng ngôi nhà sàn dài,
kích cỡ đã được thu nhỏ lại, chỉ vừa trùm lên và đủ che mưa nắng cho ngôi mộ. Khi
có người qua đời, gia chủ phải lo việc kiếm cây, gỗ để làm căn nhà mồ tạm. Khi
nào làm lễ bỏ mả ( lui msát, pơthi) sẽ dựng ngôi nhà mồ chính
thức.
Nhà mồ của các tộc
người Nam đảo và Nam Á chủ yếu làm bằng vật dụng gỗ, nứa, tranh tre có sẵn trên
rừng. Cột gỗ là chủ yếu. Tuy nhiên nhà mồ không có các vì kèo, mà chỉ
là những cột chống và phủ mái lên.Nhà mồ tạm thì mái có thể lợp tranh, nhưng
sau lễ bỏ mả phải làm mái gỗ.
Người thợ mộc
Êđê làm nhà mồ cũng như nhà dài, vẫn chỉ bằng một chiếc rìu, xẻ cây
gỗ thành hai tấm gỗ dài, hai tấm ngắn, xẻ tiếp mỗi đầu các tấm gỗ một khe hẹp để
có thể lồng 4 tấm nối vào nhau thành một chiếc khung hình chữ nhật, đặt bao
quanh ngôi mộ.Trên những tấm ván này, có vẽ nhiều hoa văn hình dạng thẳng,
ngang và chéo, chủ yếu màu đen và đỏ. Màu đen của than củi giã mịn hoà với nước,
màu đỏ là một loại bột đá non trộn với huyết của con vật hiến sinh.Mái cũng là
những tấm ván đặt nằm ngang.Trên mái, ở hai đầu hồi có khắc nổi hình vành trăng
khuyết, đây là thế giới của linh hồn.
Xung quanh nhà mồ
có hàng rào bao. Có khi là những đoạn gỗ nhỏ to bằng cườm tay, cũng có khi là
đoạn tre cao chừng 0,80-1m đóng xít vào nhau. Ở 4 góc rào có các cột gơng
kút, trên các cột này có thể là hình những chiếc nồi đồng, ngà voi . Hai cột gơng
klao cao từ 3-4 m nối hai đầu mộ bằng một sợi dây da trâu, hiển thị con đường
đi về làng trời của linh hồn.Cả gơng kút và gơng klaođều đã tróc hết vỏ để
vẽ hoặc khắc chìm các hoa văn theo chiều hình tròn của cột.Đầu nhà mồ là nhà
cúng cơm, tương tự một ngôi nhà sàn dài nhỏ ( sang asei) bằng gỗ , đặt
trên đầu một cột gỗ tròn.
Ngôi nhà mồ Jrai thường
rất đồ sộ. Ngoài khung gỗ hình chữ nhật úp sát lên ngôi mộ, người ta dựng bao
quanh một ngôi nhà có mái cao tương tự như nhà Rông. Ở vùng Krông Pa
còn có loại nhà mồ hoàn toàn bằng gỗ nhưng mái hình chóp có 4 mặt. Trên đỉnh
chóp còn có một cột gưng klao mà đỉnh là tấm gỗ khoét thành hoa văn dạng sao và
hình vuông kèm theo những hình vẽ đỏ đen, trắng. Cả ngôi nhà mồ có chiều cao tới
4-5m, được trang trí bằng rất nhiều hoa văn là các hình tam giác.Bốn cột gơng
xung quang mộ đồng thời là bốn tượng gỗ liền trụ.
Cũng có nơi người Jrai làm hẳn ngôi nhà rông, trên mái có
nhiều hình điêu khắc dọc theo chiều ngang, chiều cao của nóc nhà.Người ta sẽ
làm 4 thanh gỗ để giằng quanh ngôi nhà mồ (kơning pơxat) , mà ở các
cột bốn góc ( gơng kut) , là 4 bức tượng gỗ.Còn hai cột gơng klao cũng
được làm công phu và giá trị như gơng kut. Xung quanh nhà mồ Jrai, Bâhnar là cả
một không gian “ ngự trị” của hệ thống các tượng mồ dày đặc và đa dạng hình tượng.
Mái nhà mồ lợp bằng
tre nứa của người Bâhnar, Sê Đăng được vẽ vời rất công phu. Ngoài hình trăng
khuyết là biểu tượng chung của thế giới người chết ( thường buộc hoặc đặt ở hai
đầu nóc nhà mồ), người ta chủ yếu lấy những hoa văn quen thuộc với cuộc sống,
như hình quả trám, hình tròn, lượn sóng, con mắt…để vẽ nên. Nhà mồ của người
Bâhnar đẽo gọt, tô vẽ bằng gỗ ba màu gốc : Đen, đỏ và trắng nguyên bản
của gỗ, nứa. Màu đỏ có thể dùng máu con vật hiến sinh,màu đen dùng than giã nhỏ
hòa với nước, để vẽ trên hai cột Klao trang trí hoa văn và các hiện vật thu nhỏ
dựng hai đầu mộ . Có 10 loại hình dạng khác nhau được thể hiện trên cột này, gồm
: trên đỉnh là lá cờ, tiếp theo là đòn càn ( cân kơ tien), hai hình trăng
khuyết lặn và mọc úp ngược vào nhau ( tơ pang khei), cánh tay( pơ
tiên), bậc thang ( tuch kơ nao), sừng trâu nếu con vật hiến
sinh là bò thì cũng được đặt sừng
ở đây ( ake kpô), bàn cúng ( chơ đang) ,mặt trăng, mặt trời
( măt ana, măt khei), trụ đỡ ( Jơng long klao). Hoa văn trang
trí trên cột klao gồm có : kơ nớp : hình chữ Z trắng đen hoặc đỏ đen, brưng
bôti : chữ triện vuông giống nhau nối tiếp, brưng kơlang : khung
nền chung mái nhà…
Người ta còn dựng chiếc cột đèn mang hình trăng khuyết ( along
jơng tah inh mắt khei) trang trí phía trong cổng mộ Cây
này được coi là đèn soi sáng quanh năm của mặt trăng cho
thế giới người chết.Còn dựng cây làm giả hình lưỡi rựa ( pơm
along âtk lơ bớt) và cây giả ngà voi (atak ake ruôi), đẽo
4 cột chôn 4 góc đổ sáp, xe tim làm đèn cầy trong đêm bỏ mả ( tuk
pơ xát), làm đóm giữ lửa cho ngôi mộ ( vei atou), tránh
heo rừng, cọp đến bới xác.
Nhà mồ của người
Bâhnar Rngao vùng Đăk Hà ( Kon Tum) hoàn toàn khác hẳn khi làm bằng gỗ, trùm vừa
đủ kín diện tích ngôi mộ, kê trên một giá gỗ thấp lè tè sát mặt đất.
Nhà mồ & của
nhóm cư dân Mnông, K’Ho ở phía Nam Tây Nguyên thường đơn giản hơn.Họ dùng ván xẻ
kích thước từ 0,20-0,30cm để lợp mái và ván bao quanh mộ . Trong mộ, phía trên
nóc có dàn để cất giữ các của cải chia cho người chết. Trước mộ tạc tượng chim
công hoặc ngà voi, nồi đồng.
Đáng chú ý là
nhà mồ của người Ca Tu, Tà Ôi thường dựng hoàn toàn bằng gỗ, chạm khắc rất
nhiều hình rồng, kỳ đà, đầu và sừng trâu trên nóc và cũng sử dụng rất nhiều màu
sắc ( thậm chí là loè loẹt) cho các cột nhà mồ. Nhà mồ chỉ cao khoảng chừng
1,5m ( muốn vào bên trong phải cúi người xuống).Các cột nhà mồ to tương đương cột
nhà - chỉ thấp hơn – vẽ các hoa văn dày đặc.
Đặc biệt mái nhà mồ Jrai, Bâhnar thường được
trang trí rất công phu, với nhiều kiểu lợp đan cài hoa văn bằng nứa hai màu ( một
mặt dùng phía trong ruột nứa và một mặt dùng lưng cây nứa) làm mái hoặc được
trang trí bằng cách vẽ rất nhiều hoa văn đa dạng. Hai đầu mái thường có hình mặt
trời bằng gỗ. Các loại mái nhà mồ như :
- Chơ bor bơ
bung ( hai tấm ván ghép lại làm nắp mồ, có trang trí hoa văn ); kơ nớp
bơ bao và brưng ( hình hoa mướp và tam giác) , hình chim chèo bẻo ( pơse)
.
- Hoa
văn hình mặt trăng mặt trời xung quanh có các tia sáng có hình tròn thủng ở giữa,
hình trăng lưỡi liềm có tia sáng ngắn hơn : Ý khi chết về với Yang the
rseh, plênh ( vũ trụ) thường ở hai bên đầu hồi.
- Hoa văn hình
khiêl ( sự che chắn khi về thế giới bên kia ) như người lính ra trận ( năm
tăblah chă) trong khi loch - chết)
- Hoa văn hình hoa
mướp ( pơ kao diên) hai màu đen trắng , loại hoa gần với đời sống con người,
thơm ngát mãi mãi
(Truyền thuyết
Bâhnar kể rằng : Nàng PơkaoDien ngủ với người xấu bị làng bắt được, bỏ vào rừng
chết hoá thành dây mướp đắng. Già làng thương tình làm lễ cúng xoá tội cho, nên
đắng hoá ngọt, từ đó mà hoa mướp được dùng làm hình trang trí nhiều).
Bên cạnh
cái đẹp, sang trọng, còn nhằm tạo cảm giác ấm áp, cho cả người đã khuất lẫn người
ngoài nhìn vào.Cho đến ngày nay, việc dựng nhà mồ đẹp trong các lễ bỏ mả, vẫn
còn được duy trì, được mọi gia đình chuẩn bị và dựng rất chu đáo. Tất cả gỗ xử
dụng tại nhà mồ đều không để ở dạng thô mà có sự chau chuốt tỷ mỷ,mang tính mỹ
thuật cao.Các nhóm tộc người Tà Ôi, Vân Kiều, Pa Cô ở Quảng Trị chỉ làm nhà mồ
bằng gỗ ( piêng) cho người chết sau khi chôn từ 3-5 năm, vào lúc bốc mộ.Chiếc
tiểu bằng gỗ đựng hài cốt , đặt trong ngôi nhà mồ nhỏ như chiếc am thờ của người
Việt, không có trang trí hoa văn gì.
Tuy nhiên, đó chỉ
còn là những hình ảnh xa xưa. Ngày nay, việc làm nhà mồ bằng gỗ, nứa
trở nên rất khó khăn, vì không còn kiếm được nguyên liệu một cách dễ
dàng từ rừng như trước đây. Do đó cũng không còn tiến hành cầu kỳ như cũ. Đa số
các nhà mồ đã chuyển sang xây bằng gạch, cát, đá, thậm chí còn được lát gạch
hoa.
Nhà mồ ở Tây
Nguyên là một trong những kiến trúc độc đáo đặc trưng của các tộc
người bản địa .Nhà mồ của các tộc người Tây Nguyên chủ yếu làm bằng vật dụng
gỗ, nứa, tranh tre có sẵn trên rừng. Cột gỗ là chủ yếu. Tuy nhiên
nhà mồ không có các vì kèo, mà chỉ là những cột chống và phủ mái lên.Nhà mồ tạm
thì mái có thể lợp tranh, nhưng sau lễ bỏ mả phải làm mái gỗ.
Với quan niệm
người đã khuất đi về “ thế giới bên kia” cũng có đời sống tượng tự
như cõi trần “ bên này” và sau 7 lần đầu thai, lại được trở về làm
người, nên người ta không chỉ chia của đầy đủ, mà còn chăm chút cho
nhà mồ kỹ càng. Đặc biệt là việc vẽ vời hoa văn nhiều
màu sắc, hoặc dựng những bức tượng gỗ làm bầu bạn, cho ấm áp nơi
mộ địa.
Với người Êđê,
để dựng nhà mồ, cũng như nhà sàn ở, vẫn chỉ bằng một chiếc rìu, người
thợ xẻ cây gỗ thành hai tấm gỗ dài, hai tấm ngắn, xẻ tiếp mỗi đầu các tấm gỗ một
khe hẹp để có thể lồng 4 tấm nối vào nhau thành một chiếc khung hình chữ nhật,
đặt bao quanh ngôi mộ.Trên những tấm ván này, có vẽ nhiều hoa văn hình dạng thẳng,
ngang và chéo, chủ yếu màu đen và đỏ. Màu đen của than củi giã mịn hoà với nước,
màu đỏ là một loại bột đá non trộn với huyết của con vật hiến sinh. Mái cũng là
những tấm ván đặt nằm ngang.Trên mái, ở hai đầu hồi có khắc nổi hình vành trăng
khuyết, đây là thế giới của linh hồn. Nghĩa địa nằm ở hướng Tây, nơi mặt
trời lặn. Ngôi mộ đặt theo hướng Đông – Tây ( khác với nhà người sống dựng
theo hướng Bắc –Nam).
Xung quanh nhà mồ
có hàng rào bao. Có khi là những đoạn gỗ nhỏ to bằng cườm tay, cũng có khi là
đoạn tre cao chừng 0,80-1m đóng xít vào nhau. Ở 4 góc rào có các cột gơng
kút, trên các cột này có thể là hình những chiếc nồi đồng, ngà voi . Hai cột gơng
klao cao từ 3-4 m nối hai đầu mộ bằng một sợi dây da trâu, hiển thị con đường
đi về “ làng trời” của linh hồn.Cả gơng kút và gơng klaođều đã tróc hết vỏ
để vẽ hoặc khắc chìm các hoa văn theo chiều hình tròn của cột.Đầu nhà mồ là nhà
cúng cơm, tương tự một ngôi nhà sàn dài nhỏ ( sang asei) bằng gỗ , đặt
trên đầu một cột gỗ tròn.
Nhà mồ của người
Jrai thường rất đồ sộ. Ngoài khung gỗ hình chữ nhật úp sát lên ngôi mộ, người
ta dựng bao quanh một ngôi nhà có mái cao tương tự như nhà Rông. Ở vùng Krông
Pa còn có loại nhà mồ hoàn toàn bằng gỗ nhưng mái hình chóp có 4 mặt. Trên đỉnh
chóp còn có một cộtgưng klao mà đỉnh là tấm gỗ khoét thành hoa văn dạng
sao và hình vuông kèm theo những hình vẽ đỏ đen, trắng. Cả ngôi nhà mồ có chiều
cao tới 4-5m, được trang trí bằng rất nhiều hoa văn là các hình tam giác.Bốn cột gưng xung
quang mộ đồng thời là bốn tượng gỗ liền trụ.
Cũng có nơi người Jrai làm hẳn ngôi nhà rông, trên mái có
nhiều hình điêu khắc dọc theo chiều ngang, chiều cao của nóc nhà.Người ta sẽ
làm 4 thanh gỗ để giằng quanh ngôi nhà mồ (kơning pơxat) , mà ở các
cột bốn góc ( gưng kut) , là 4 bức tượng gỗ.Còn hai cột gưng klao cũng
được làm công phu và giá trị như gưng kut. Xung quanh nhà mồ Jrai, Bâhnar
là cả một không gian “ ngự trị” của hệ thống các tượng mồ dày đặc và đa dạng
hình tượng.
Mái nhà mồ bằng
tre nứa của người Bâhnar, Sê Đăng đan bằng nứa được vẽ vời rất công phu.
Ngoài hình trăng khuyết là biểu tượng chung của thế giới người chết ( thường buộc
hoặc đặt ở hai đầu nóc nhà mồ), người ta chủ yếu lấy những hoa văn quen thuộc với
cuộc sống, như hình quả trám, hình tròn, lượn sóng, con mắt…để vẽ nên. Nhà mồ của
người Bâhnar đẽo gọt, tô vẽ bằng gỗ ba màu gốc : Đen, đỏ và trắng
nguyên bản của gỗ, nứa. Màu đỏ có thể dùng máu con vật hiến sinh,màu đen dùng
than giã nhỏ hòa với nước, để vẽ trên hai cột Klao trang trí hoa văn
và các hiện vật thu nhỏ dựng hai đầu mộ . Có 10 loại hình dạng khác nhau được
thể hiện trên cột này, gồm : trên đỉnh là lá cờ, tiếp theo là đòn càn ( cân
kơ tien), hai hình trăng khuyết lặn và mọc úp ngược vào nhau ( tơ pang
khei), cánh tay( pơ tiên), bậc thang ( tuch kơ nao), sừng trâu nếu con
vật hiến sinh là bò thì cũng được đặt sừng
ở đây ( ake kpô), bàn cúng ( chơ đang) ,mặt trăng, mặt trời
( măt ana, măt khei), trụ đỡ ( Jơng long klao). Hoa văn trang
trí trên cột klao gồm có : kơ nớp : hình chữ Z trắng đen hoặc đỏ đen, brưng
bôti : chữ triện vuông giống nhau nối tiếp, brưng kơlang : khung
nền chung mái nhà…
Người ta còn dựng chiếc cột đèn mang hình trăng khuyết ( along
jơng tah inh mắt khei) trang trí phía trong cổng mộ Cây
này được coi là đèn soi sáng quanh năm của mặt trăng cho
thế giới người chết.Còn dựng cây làm giả hình lưỡi rựa ( pơm
along âtk lơ bớt) và cây giả ngà voi (atak ake ruôi), đẽo
4 cột chôn 4 góc đổ sáp, xe tim làm đèn cầy trong đêm bỏ mả ( tuk
pơ xát), làm đóm giữ lửa cho ngôi mộ ( vei atou), tránh
heo rừng, cọp đến bới xác.
Nhà mồ của người
Bâhnar Rngao vùng Đăk Hà ( Kon Tum) hoàn toàn khác hẳn khi làm bằng gỗ, trùm vừa
đủ kín diện tích ngôi mộ, kê trên một giá gỗ thấp lè tè sát mặt đất.
Nhà mồ của nhóm cư
dân Mnông, K’Ho ở phía Nam Tây Nguyên thường đơn giản hơn.Họ dùng ván xẻ kích
thước từ 0,20-0,30cm để lợp mái và ván bao quanh mộ . Trong mộ, phía trên nóc
có dàn để cất giữ các của cải chia cho người chết. Trước mộ tạc tượng chim công
hoặc ngà voi, nồi đồng.
Đặc biệt hơn là nhà mồ của người Ca Tu, Tà Ôi ở Thừa
Thiên – Huế và Quảng Trị, lại thường dựng bằng gỗ, chạm khắc rất nhiều hình
rồng, kỳ đà, đầu và sừng trâu trên nóc và cũng sử dụng rất nhiều màu sắc ( thậm
chí là loè loẹt) cho các cột nhà mồ. Nhà mồ chỉ cao khoảng chừng 1,5m ( muốn
vào bên trong phải cúi người xuống).Các cột nhà mồ to tương đương cột nhà - chỉ
thấp hơn – vẽ các hoa văn dày đặc.
Bên cạnh
cái đẹp, sang trọng, còn nhằm tạo cảm giác ấm áp, cho cả người đã khuất lẫn người
ngoài nhìn vào.Cho đến ngày nay, việc dựng nhà mồ đẹp trong các lễ bỏ mả, vẫn
còn được duy trì, được mọi gia đình chuẩn bị và dựng rất chu đáo. Tất cả gỗ xử
dụng tại nhà mồ đều không để ở dạng thô mà có sự chau chuốt tỷ mỷ, mang tính mỹ
thuật cao.Các nhóm tộc người Tà Ôi, Vân Kiều, Pa Cô ở Quảng Trị chỉ làm nhà mồ
bằng gỗ ( piêng) cho người chết sau khi chôn từ 3-5 năm, vào lúc bốc mộ.Chiếc
tiểu bằng gỗ đựng hài cốt , đặt trong ngôi nhà mồ nhỏ như chiếc am thờ của người
Việt, không có trang trí hoa văn gì.
Tuy nhiên, đó đa
phần chỉ còn là những hình ảnh xa xưa. Ngày nay, việc làm nhà mồ bằng
gỗ, nứa trở nên rất khó khăn, vì không còn kiếm được nguyên liệu một
cách dễ dàng từ rừng như trước đây. Do đó cũng không còn tiến hành cầu kỳ như
cũ. Đa số các nhà mồ đã chuyển sang xây bằng gạch, cát, đá, thậm chí còn được
lát gạch hoa, đá granit. Đây cũng là một điều rất đáng tiếc, bởi nhà
mồ không chỉ tiêu biểu cho tín ngưỡng đa thần, mà còn là những công
trình văn hóa vật thể rất độc đáo.
Lời bài viết: Linh Nga Niê KĐăm
Tác giả của các bức ảnh: Nguyễn Quốc
Bộ ảnh sử dụng trong bài viết là lớp hoc làm tượng nhà mồ do trung tâm bảo tồn văn hóa Jrai của tỉnh Gia Lai tổ chức
Nguồn bài viết: Webite của nhạc sĩ Linh Nga Niê Kđăm.
0 comments:
Post a Comment