Mọi trao đổi xin liên hệ: bientaynguyen@gmail.com

Wednesday, April 6, 2016

CHÀNG LÍA VÀ TỤC HÁT PHÁ QUÀN TRONG ĐÁM TANG CỦA NGƯỜI NAM BỘ

   Miền Trung có hò Đưa Linh thì miền Nam có hát Phá Quàn trong nghi thức tang lễ. Hai loại hình nghệ thuật đều hướng người sống về cội nguồn, nhớ ơn người đã khuất. Riêng về tục Phá Quàn, người ta quan niêm rằng linh cửu để trong nhà quá lâu thì có nhiều yêu ma quàn lên hòm nên phá để gánh quan tài cho nhẹ. Về cái tích về tục phá quàn, chuyện về chàng Lía là đáng lưu tâm nhất: “Chàng Lía được sinh ra trên đất võ Bình Định, lại là người có năng khiếu nên đã sớm trở thành một võ sĩ tài ba bậc nhất trong vùng. Nhưng vì là bần cố nông, tay lấm chân bùn, cực khổ quanh năm suốt tháng nên Lía có ngọai hình rất xấu xí, cục mịch. Khi đến tuổi trưởng thành, Lía tham gia vào cuộc thi tuyển chọn văn nhân võ sĩ giúp nước. Đến trường võ dự thi, vì không có vàng bạc lo lót nên Lía bị quan chủ trường đuổi ra, không cho thi, lấy cớ là Lía có ngoại hình xấu xí. Phẫn uất tột cùng, Lía vào núi Tây Sơn, phía nam Truông Mây , quy tụ bạn bè và những người là nạn nhân của xã hội bất công, lập đảng cướp,được thuộc hạ tôn là “Thủ lãnh Văn Doan” với khẩu hiệu là “diệt ác phù nguy”. Triều đình nhiều phen đem binh đánh dẹp nhưng đều thất bại. 
Hát Phá Quàn trong đám tang thân phụ của nghệ sĩ nhiếp ảnh Phạm Tỵ
    Một hôm, viên đầu mục tín cẩn của Văn Doan được tin bọn thương hồ mua gian bán lậu vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy trên sông Côn, y liền dẫn lâu la xuống núi để “ăn hàng”. Y bắt được một chiếc thuyền khá lớn, bảo bọn lâu la lục soát thuyền để đoạt thâu tài vật, vì ngỡ là thuyền buôn. Những người trên thuyền toàn là nông dân, không có vàng bạc, thuyền cũng không có hàng hóa, chỉ chở một vỏ áo quan và những vật phẩm vừa mới mua ở chợ, đem về làm đám tang cho một bà già. Bà già  ấy chính là mẹ của thủ lãnh Văn Doan. Y cùng đám lâu la trở lại sơn trại, cấp báo thông tin cho thủ lãnh. Văn Doan vô cùng đau đớn, khóc kể thảm thiết, tự trách mình là con trưởng mà bỏ nhà ra đi nên không chu toàn bổn phận lúc mẹ lâm chung. Lâu la trong trại cũng buồn lây, mỗi người tự động chít khăn tang lên đầu để chia sẻ niềm đau cùng thủ lãnh. Văn Doan ra lệnh: một số ở lại giữ trại, còn bao nhiêu theo mình chuẩn bị một cuộc dạ hành bí mật  trở lại quê nhà lo việc tống táng cho mẹ. Cuộc hành quân bí mật ban đêm với những qui định nghiêm ngặt: người ngậm thẻ, ngựa cất lạc.


Về phía triều đình, sau khi nhận được báo cáo của địa phương, ra lệnh cho phủ huyện nhân dịp này gài bẫy bắt cho kỳ được thủ lãnh sơn tặc Văn Doan. Phủ huyện, sai nha thừa biết Doan là người con chí hiếu, nghe tin mẹ chết nhất định sẽ về, nên bắt buộc tang gia phải “quàn” quan tài dài ngày, chờ đến khi con mồi sa lưới mới cho chôn cất. Mặt khác, cho binh lính mặc thường phục canh giữ quan tài và phục kích chung quanh nhà đám, chờ thời cơ.

Thủ lãnh Văn Doan cho dừng quân ở bìa rừng Truông Mây, nhờ viên đầu mục bí mật về nhà thám thính tình hình trước khi hành động. Phía nhà đám, vì quàn lâu ngày, khách viếng đã hết, bọn binh lính canh giữ cũng mệt mỏi, chán nản hóa ra lơi lỏng, thay phiên về nhà, số lính còn lại thì say, ngủ gục. Thủ lãnh Văn Doan chia quân làm hai đạo: tiền quân do mình chỉ huy vào cướp quan tài; hậu quân do viên đầu mục trấn thủ tại tam xa lộ (ngã ba đường) đánh đoạn hậu. Nếu bị truy kích, dùng mấy quả pháo cối đốt lên gây tiếng nổ để áp đảo tinh thần đối phương.

Về lại nhà xưa trong lúc đêm khuya, mọi người đều ngủ say vì quá mệt mỏi, Văn Doan vô cùng đau đớn không cầm được nước mắt khi nhìn thấy cái hồn bạch để trên linh tọa. Thì ra, theo cổ tục người ta dùng chiếc áo của người mẹ thắt buộc giống hình người làm hồn bạch để linh hồn mẹ có nơi nương tựa vì thân xác mẹ đã khâm liệm. Doan cúi đầu mặc niệm trước hồn bạch, hai hàng nước mắt chảy dài và có cảm giác như hồn mẹ phảng phất đâu đây đang trách mắng mình là đứa con bất hiếu vô nghì! Tay Doan rung rung cầm lá triệu có ghi tên tuổi mẹ, nghẹn ngào đọc từng chữ qua ánh sáng lờ mờ của mấy ngọn nến cũng đang rưng rưng nhỏ lệ! Đau lòng hơn khi Doan thấy trên bàn vong, gia tộc còn để dành chiếc khăn tang cho đứa con bất hiếu xa nhà, ghi trên đó hai chữ “Thằng Lía”! Tim Doan nhói đau. Cơn xúc động tột cùng, Doan quỵ xuống đất r ồi khóc òa lên! Nhưng rồi cũng nén đau thương, cảnh giác…Doan lấy khăn tang bịt lên đầu, đốt nhang, rót rượu, lâm râm khấn lại linh hồn mẹ tha tội cho đứa con bất hiếu! Tình thế cấp bách, không thể chần chừ, Doan vẫy tay làm hiệu cho bọn lâu la vào đứng hầu sẵn hai bên quan tài. Doan lên lưng ngựa quan sát, rồi dùng cặp binh phù là hai thẻ tre gõ nhịp làm hiệu c ho bạn lâu la từ từ chuyển linh cửu ra khỏi nhà. Hành động của Văn Doan và bọn lâu la liền bị binh lio1nh phát hiện. Trận hỗn chiến xảy ra. Viên đầu mục kịp thời mang lâu la đến tiếp ứng cho Văn Doan. Bọn lâu la đốt lên hàng trăm nghọn đèn sào sáng rực cả một vùng, vừa đánh vừa la hét vang trời dậy đất, đồng thời cho nổ mất trái pháo cối làm rung động cả núi rừng! Bọn binh lính phủ huyện một phen bạt vía kinh hồn, rút lui mất dạng! Công việc báo hiếu của Văn Doan thành công tốt đẹp.
Sau đó một thời gian, trong một cuộc thanh toán bọn tham quan ô lại ở phủ Qui Nhơn, Văn Doan bị viện binh của triều đình bao vây bắt được. Doan bị kết án tử hình , nhóm cướp của Doan tan rã!

 Lú bấy giờ, người dân trong vùng coi việc làm của Văn Doan là có đạo lí, vì Doan “muốn ra giúp nước mắc quan nịnh yễm ức” và hơn nữa “lấy một sự y có hiếu với mẹ, còn của cướp thì cho người nghèo”. Rõ ràng cái đạo lí đó đã được Văn Doan thể hiện một cách thiết thực: Chữ trung đối với nước, chữ hiếu đối với mẹ, chữ nhân đối với người nghèo, chữ dũng đối với bọn cường quyền phong kiến.

Ngày nay, xứ Bình Định vẫn còn truyền tụng câu ca dao nói lên tình cảm của người dân đối với Văn Doan- Chàng Lía: “ Chiều chiều én liệng Truông Mây/ Cảm thương chàng Lía bị vây trong thành”
(Bài viết được copy có sửa chữa của tác giả Đỗ Văn Đồng trên Văn Nghê Long An phiên bản điện tử)

---
Thông tin ảnh minh họa:
Hình ảnh hát Phá Quàn trước linh cửu thân phụ của nghệ sĩ nhiếp ảnh Pham Tỵ.

No comments

Tuesday, April 5, 2016

LỄ CƯỚI Ở NHÀ THỜ

    Mình khá có duyên với lễ cưới ở nhà thờ. Đi ngang qua nhà thờ, hôm nào định ghé vào xem kiến trúc bên trong thì ư như hôm ấy có lễ cưới. Là một người sinh ra trong gia đình theo Phật giáo nhưng với mọi đấng lòng lành được tôn thờ ở cõi nhân sinh này, mình đều tôn trọng. Bởi mọi tôn giáo đều dạy con người phải “lấy hòa mình làm chính, lấy hy sinh làm chủ”. Có một lý do khiến mình rất thích ghé nhà thờ ở miền Đông Nam Bộ, đó là cái giọng pha của cha xứ. Giọng gốc Bắc nhưng nói ngữ điệu nhẹ tênh của phương Nam. Pha một cách hài hòa, nghe truyền cảm và giọng này chỉ bắt gặp ở miền Đông Nam Bộ. Tây Nguyên cũng có giọng pha nhưng mẫu số chung khác của Đông Nam Bộ. Ví dụ “vậy đấy” thì giọng pha của miền Đông sẽ phát âm là vậy đoớ (âm o phát âm nhanh để hơi đổ về âm ơ) còn Tây Nguyên lại là “zậy đoá (o phát âm nhanh để đổ hơi về a chứ không phải oa). Giọng này khá giống giọng của người dẫn chương trình Nguyễn Ngọc Ngạn của trung tâm Thúy Nga ở hải ngoại. Đa số người nói giọng này là thế hệ thứ nhất và thứ hai sinh ra ở miền Đông Nam Bộ. Tức là khoảng lứa từ 5X đến 7X. Thế hệ 8X đến nay giọng nhẽo chứ không ấm bằng thế hệ cũ. Khi mệt mỏi, cần một chút thôi miên nhẹ. Có lẽ đi nghe cha xứ kể về những bí tích của Chúa là lựa chọn hợp lý.
Dắt dâu vào lễ đường

Xưng tội trước hôn nhân

Chuẩn bị vào lễ

Đức cha bắt tay cô dâu chú rể

Đức cha tuyên bố lý do buổi lễ và kể về những bí tích

Thề sẽ yêu em trọn kiếp

Thề sẽ yêu anh trọn kiếp

Vẩy nước thánh lên đôi nhẫn cưới
Nhà thờ ở khu Tên Lửa, quân Bình Tân, Sài Gòn
Tây Nguyên Xanh
No comments

Monday, April 4, 2016

MỘT LẦN VỚI KHÔNG GIAN DIỄN XƯỚNG CHẦU VĂN


   Chỉ có thể há mồm lên mà khen các cụ ngày xưa sao khéo tạo ra bộ môn nghệ thuật hát Chầu Văn đầy xúc cảm và ý nghĩa thế. Trước đây, khi chưa thâm nhập vào không gian diễn xướng Chầu Văn, mình cứ nghĩ chắc nó là cái trò mê tín dị đoan bởi nó gắn liền với hầu đồng. Nhưng không, hôm nay chứng kiến mới thấy mọi thứ đều có lý của nó. Loại hình diễn xướng duy nhất ở nơi linh thiêng mà khiến người Việt mặt tươi hớn hở và sảng khoái đầu óc đấy nhé.

   Bỏ qua yếu tố thần thánh thì các bạn mới thấy các cụ ngày xưa khéo léo lấy tiền bạc của người giàu để chia cho kẻ nghèo bằng “phương pháp tổ chức sự kiện hầu đồng” như thế nào. Này nhé, muốn tổ chức được một buổi hầu đồng (luôn luôn đi kèm với hát Chầu Văn) thì phải cúng một lượng lễ vật không hề nhỏ và theo đúng ý của cô đồng. Cô đồng là con át chủ bài cho cuộc phân chia tài sản này. Trong quá trình hầu giá, cô đồng sẽ lần lượt yêu cầu hạ từng lễ vật trên bàn thờ xuống và lấy danh nghĩa thánh thần để trao cho bất kể ai mà cô muốn. 
   

    Việc nhảy đồng (múa khi có thánh nhập vào cô đồng) cùng với nhạc điệu rộn ràng, lời hát lúc véo von khi giật cục (nhờ kỹ thuât phát âm rung hạt trong hát chèo) làm cho đầu óc người nghe như bị thôi miên trong trạng thái kích thích nhẹ. Người giàu chẳng còn cảm giác tiếc tiền vì say cảnh nhảy đồng, người được ban lộc rất nhiên hớn hở vui tươi hẳn. Tiếng nhạc và lời hát là linh hồn của buổi lễ.


    Ban nãy vừa bảo bỏ qua yếu tố thánh thần nhưng thực sự nếu không mượn danh thánh thần thì làm sao điều khiển túi tiền của cõi nhân sinh? Cái hay của văn nghệ dân gian là tạo ra cô đồng cực kỳ phách lối, nhõng nhẽo nhưng đẹp và múa dẻo. Cái đẹp, cái tài của cô làm mê mẩn người xem và chính người xem mới thực sự có thánh nhập vào mình (người cứ lâng nhâng theo từng điệu nhảy của cô). 


    Cái sự hú hét khi đang diễn của cô đồng có lẽ bắt nguồn từ việc cô khoái chí khi phân phát được tiền vàng chia đều cho thiên hạ. Cô sung sướng nên dẫn đến những hành động kỳ quặc. Để đỡ ngượng, cô giải thích rằng bởi thánh đã làm thế khi nhập vào tôi. Là mình miên man nghĩ đến cái nguồn gốc hình thành không gian diễn xướng hát Chầu Văn như thế. Cảm ơn một nghệ sĩ hát Chầu Văn đã mời Tây đi tham dự lễ nhé. Tây cũng cảm ơn gia tộc họ Lê đã mời cơm và phát lộc tại đền Quan Lớn Tuần Tranh, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh.

 Thij xã Bến cát, 3/4/2016
Tây Nguyên Xanh
2 comments