Mọi trao đổi xin liên hệ: bientaynguyen@gmail.com

Friday, May 25, 2018

TÔI SỢ MẤT NHỮNG CON SÂU QUÊ NHÀ

May 25, 2018

Share it Please

    Tôi trở về nhà khi cơn mưa đầu mùa đã trút cách đó gần nửa tháng. Tôi hân hoan đi học bờ mương, xuyên qua nhưng đám cỏ xuyến chi để lại được ngồi tựa lưng dưới gốc cây muồng tỉ mẫn nhổ những cái gai dính nơi ống quần. Và tôi ngồi đợi những con sâu muồng rơi trên vành mũ, lên áo rồi từ từ bò lên làn da của tôi. Nhưng hỡi ôi, ròng rã 4 ngày kiếm tìm khắp các bờ lô cà phê, tôi không kiếm nổi được một con sâu nào, dù là bé tí thôi cũng được. Tôi sợ thật sự. Quê nhà đang có gì đó không bình thường.

    Tôi chạy về, gấp gáp hỏi mẹ ơi, sao con tìm không có sâu muồng nữa hả mẹ. Mẹ nói hằng ngày có cả ngàn người tỏa đi lật từng cái lá muồng để bắt sâu đem bán rồi con ạ. Trời ơi, không tin được vào tai mình. Họ đang tận diệt loài sâu ấy để bán cho người ta ăn. Chúng không ngứa, chúng hiền lành, không lông, ú nù dễ thương đến độ muốn ôm ấp. Ban đầu, chỉ có người Ê Đê mới xào loài sâu này với ớt. Bây giờ người Kinh cũng ăn. Người ta bán cả sâu trên mạng Facebook. Tôi buồn, một nỗi buồn vô hạn.

    Đây là những con sâu trong vòng đời của loài bướm chanh di cư trứ danh cuối mùa khô Tây Nguyên. Khắp các vùng nông thôn, nơi nào có nước, chúng nó đậu thành từng đám rồi bay lên ngợp trời. Đẹp lắm. Nó là nguồn cảm hứng vô tận của nhiếp ảnh và văn thơ. Nhưng hơn hết, chúng được sinh ra vào mùa chim làm tổ. Chúng là thức ăn của các loài chim. Ngược lại ăn lá muồng trong những ngày mưa thưa thớt đầu mùa. Chờ đến khi mưa nhiều thì cây như được kích thích để đâm chồi nảy lộc mới. Tây Nguyên xanh mướt, Tây Nguyên hồi sinh cũng là nhờ những con sâu. Chúng là mối cân bằng sinh thái. Không có sâu nghĩa là mối cây bằng này đang bị đe dọa. Chim không về làm tổ. Nào đâu những Bắt Cô Trói Cột, Bìm Bịp, Sẻ, Chào Mào, Bắp Chuối….của ngày xưa. Nó ít đến nỗi tôi phải nhớ thương những mùa cũ.
Bến Cát, 25/5/2018
Lời: Tây Nguyên Xanh
Ảnh: Nét Đẹp Ê Đê

0 comments:

Post a Comment