Mọi trao đổi xin liên hệ: bientaynguyen@gmail.com

Monday, July 24, 2023

LỊCH SỬ SỬ DỤNG DANH TỪ ‘HOÁ THẠCH’

July 24, 2023

Share it Please


    Khi nghiên cứu lịch sử trái đất, chắc chắn ít nhiều chúng ta bắt gặp thuật ngữ “Hoá Thạch” trong tài liệu tiếng Việt. Hẳn rồi, nó là từ Hán Việt, bắt nguồn từ hai chữ 化石. Vậy người Trung Quốc đầu tiên sử dụng hai chữ Hoá Thạch này là ai và viết trong cuốn sách nào? Và yếu tố chính trị nào khiến nó bị dùng sai cho đến ngày nay?

    Ấy là, Thẩm Quát (沈括) sinh năm 1029 và mất 1093, đã đề cập đến hoá thạch của măng tre (竹笋化石) và hoá thạch của sò Xà Thận (蛇蜃化石) trong Dị Sự (异事) của cuốn 21 thuộc bộ sách Mộng Khê Bút Đàm (梦溪笔谈). Theo như hai đề mục này thì thuật ngữ Hoá Thạch không phải là từ mà là tổ hợp kết cấu động từ tân ngữ, nghĩa là biến đổi thành đá.

    Hai chữ Hoá Thạch vẫn được dùng với nghĩa biến thành đá cho đến cuối thế kỷ 19 thì xuất hiện danh từ rất thường dùng để gọi tên các hoá thạch đó là Cương Thạch (僵石) trong các sách nổi tiếng thời đó như Địa Học Thiển Thích (地学浅释), Tây Học Quan Kiện (西学关键) hay Liệt Quốc Du Ký – Khang Hữu Vy Di Cảo(列国游记——康有为遗稿) . Trong đó từ Cương có nghĩa là chết khô và Thạch là hòn đá. Nghĩa là hòn đá hình thành từ sinh vật chết khô. Cương Thạch được dùng rất nghiêm ngặt, không hề lẫn lỗn thay thế cho thuật ngữ Hoá Thạch.

    Sự kiện Nhật chiếm Trung Quốc và người Nhật đã mượn sai hai chữ Hoá Thạch để bổ sung vào hệ thống chữ Kanji của mình cùng với sức mạnh chính trị của người Nhật ở thế kỷ 20 khiến cho các tài liệu khoa học ở Trung Quốc và sau này Việt Nam dịch lại cũng sử dụng hai từ Hoá Thạch làm danh từ cho đến ngày nay.

***

Nguồn tư liệu:

1. Giới thực vật trong các giai đoạn địa chất tỉnh Liêu Ninh( 辽宁地质历史时期的植物界 ) của Trịnh Thiếu Lâm (郑少林) và Trương Võ (张 武)

2. Hoá Thạch khảo nguyên (“化石”考源) của Hoàng Hà Thanh (黄河清)

Bình Dương, 24/07/2023
Tây Nguyên Xanh

0 comments:

Post a Comment