Mọi trao đổi xin liên hệ: bientaynguyen@gmail.com

Saturday, January 31, 2015

LINH TINH VỚI NẤM LINH CHI TÂY NGUYÊN VÀ CHUYỆN ÔNG ĐỒ Ở VĂN MIẾU

January 31, 2015

Share it Please
Nấm được cho là Linh Chi ở Tây Nguyên - Ảnh: Hoàng Đồng Hới
   Nghe nói người Hà Nội đang có trào lưu mua nấm Linh Chi nguyên cây kèm theo rượu quốc lủi nức danh thiên hạ để tặng quà tết cho sếp. Sếp ngắm nghía chán chê trong mấy ngày tết rồi cắt lát nấm ngâm vào rượu mà uống. Nói chung là bổ thể diện, bổ cả tứ chi, bổ kiêm luôn tim gan phèo phổi. Nếu mà cái loại nấm trong ảnh trên đây là nấm Linh Chi thật thì Tây Nguyên là vương quốc của nấm này rồi.   
   Ở chỗ em sống, mười năm trở lại đây rộ lên phong trào đi hái nấm Linh Chi rừng. Chính là loại nấm trong ảnh. Nấm này thường mọc dưới gốc cây Muồng Đen trồng xen trong rẫy để chắn gió cho cà phê. Cây có độ tuổi từ 5 năm trở lên thì bắt đầu có nấm này mọc. Con Bọ Cạp thường làm tổ ở mặt dưới của nấm này. Cây Muồng Đen hay lắm. Khi còn tươi trên cây thì sinh ra nấm tạm gọi là Linh Chi này, còn khi bị đốn làm gỗ, một thời gian sau cho ta nấm Tai Mèo (nấm mèo) để xào nấu thức ăn. 
   Ban đầu người Kinh ở Tây Nguyên chẳng chú ý đến loại nấm Linh Chi này đâu nhưng có lẽ vì một người Kinh nào đó thấy người đồng bào thiểu số hái về sử dụng thì làm theo. Người Kinh ở xứ này có luật bất thành văn là cái gì người đồng bào thiểu số ăn được là không độc và thậm chí chắc chắn bổ ích. Nhộng và sâu Muồng xào với ớt là món người Kinh tập ăn sau khi thấy người đồng bào kháng bệnh sốt rét tốt vì ăn món này đấy. Thấy hàng xóm lung sục rồi về cắt phơi đầy ở sân, dân xung quanh tò mò hỏi han. Một đồn mười, mười đồn trăm, thế là cả vùng Tây Nguyên này trở thành xứ nấm Linh Chi.
   Em không rành về nấm và các loài ký sinh nên đăng lên đây để hỏi thăm các chuyên gia sinh học, các đại ca chơi dòng ảnh Macro cũng như những ai chuyên đi “phơi máy” ở rừng có biết loại nấm này thực sự là nấm gì không?
   Nếu đúng là nấm Linh Chi thì chẳng mấy chốc Tây thành nữ đại gia uy doanh xứ Tây Nguyên. Hã hã. Cái điệu cười hã hã ấy không nữ tính chút nào các bác nhỉ. Đã thế, tính nết em có tí lẳng lơ nên em đang mưu toan ra Hà Nội kiếm ít tranh thư pháp về treo cho nó giống gia đình thâm nho nhọ đít. Chồng chưa cưới, đến nhìn là lác mắt, tin tưởng em hơn hai chục năm phòng the kín mít, chưa chộ mặt trai.. Ai biết được ra đường em hay háy nhìn các anh đăm đuối. hã hã. Ước mong là thế nhưng mà các bác Hà Nội ra thông báo yêu cầu các cụ Đồ đi thi sát hạch lấy "chứng chỉ" mới được "hoành hành" ở Văn Miếu. Thế thì bảo sao em cứ ở mãi xứ Tây Nguyên này mà chả chịu thò mặt ra đất Bắc. Gớm, kẻ có tài thường hay sỉ. Họ "ẻ quẹt mô" thi thố, Gớm, được cái nét văn hóa cho chữ hay ho mà các bác Hà Nội mần như rứa thì thôi tiệt nọc mấy câu khẩu hiệu giữ gìn văn hóa cha ông đi nhá. Kinh quá! Chả biết văn hóa là của dân hay là của nhà quản lý nữa. Ngẫm ra cái gì quản lý được thì cái ấy nhạt toẹt. Em hơi thối mồm, thôi không nói nữa. Em tung một vài hình ảnh những ngày giáp Tết ở xứ Bắc này. 
Chuẩn bị lá dong gói bánh - Ảnh: Trần Thi
Phơi hương (nhang) ở làng Cao Thôn, tỉnh Hưng Yên - Ảnh: Trần Thi
Cành đào Nhật Tân - Ảnh: Trần Thi
Bất an vì bị công an đuổi như có đuổi trộm - Ảnh: Trần Thi
Gói bánh chưng - Ảnh: Trần Thi
Buôn Ama Thuột, 31/1/2015
Tây Nguyên Xanh

2 comments:

  1. Hi vọng Chủ tịch thành phố Thất nghiệp bỗng chốc giàu thành Tỉ phú Linh chi. Lúc ấy sẵn tiếng Tàu, lại buôn với Hong Kong, Đài Loan và Trung hoa lục địa. Chà chà chà...không biết để tiền đâu cho hết đây.
    Nghe đồn rằng Chủ tịch cũng định ra Văn Miếu vẽ mấy chữ bán, nhưng sợ ảnh hưởng đến uy tín của dân cư Thất nghiệp nên...thôi. Thôi là phải. Nếu có ra Văn Miếu là chỉ ra chơi và thăm công dân Thất Nghiệp trốn khỏi thành phố...bán chữ mấy ngày!

    ReplyDelete
    Replies
    1. Hã hã. Tây sắp giàu rồi bác Nho ợ. Coi chừng bác bị Bin La Xanh phục kích đấy he he

      Delete