Nguồn ảnh từ blog Biên Hòa
MƯA NẮNG ĐỒNG
NAI – TẬP KÝ SỰ KHÔNG TƯỞNG VỚI TÔI
Chơi blog nên tôi có làm quen được nhiều
trang viết về văn hóa nghệ thuật. Tình cờ mình biết vụ lình xình về tác phầm “
Mưa nắng Đồng Nai” bị loại khỏi vòng “để xe” trong cuộc trao giải thưởng Trịnh
Hoài Đức của tỉnh Đồng Nai. Tây Nguyên Xanh ngỏ ý muốn có được tác phẩm này để
cảm nhận thử xem. Nó như thế nào mà gây ra được một vụ lình xình như thế. Thật
bất ngờ chỉ sau hai ngày ghi địa chỉ trong một comment trên blog. Sáng nay ngày
7/9/2012 có nhân viên bưu chính đến tận nhà trao bưu phẩm cho tôi. Bóc phong bì
ra, bên trong là cuốn sách mang tựa đề “ MƯA NẮNG ĐỒNG NAI ký sự”. Bên trong có
chữ ký tặng sách của tác giả Võ Nguyện. Cảm ơn tác giả và cảm ơn blog Biên Hòa
nhé.
Mở đầu tập ký sự là những chi tiết tỉ mỉ đến
ghê người về những câu chuyện lên quan đến chuột ở bãi đào vàng Hiếu Liêm những
năm đầu thập niên 90 của thế kỷ trước..
Tôi vẫn biết mỗi nghề là mỗi nghiệp nhưng thực sự cái nghiệp đào đãi tìm Vàng thì đây là lần đầu tôi “chứng kiến”. Sở dĩ tôi dùng thuật ngữ “chứng kiến” khi đọc sách là bởi vì dường như tác giả dẫn dắt tôi cùng ăn, cùng ngủ, và cùng nơm nớp ăn phải thức ăn có dính hợp chất của thủy ngân trên từng trang viết.
Tôi vẫn biết mỗi nghề là mỗi nghiệp nhưng thực sự cái nghiệp đào đãi tìm Vàng thì đây là lần đầu tôi “chứng kiến”. Sở dĩ tôi dùng thuật ngữ “chứng kiến” khi đọc sách là bởi vì dường như tác giả dẫn dắt tôi cùng ăn, cùng ngủ, và cùng nơm nớp ăn phải thức ăn có dính hợp chất của thủy ngân trên từng trang viết.
Tôi – một người được đào tạo chuyên ngành
Hóa học - không giỏi chuyên ngành cho lắm những cũng đủ hiểu sự độc hại của hợp
chất có chứa nguyên tố thủy ngân, hợp chất Xianua… Những hợp chất mà gần như
không thể thiếu trong quá trình rút vàng từ quặng đào được. Tất cả đều thải ra
sông, ra suối ,ra rừng rú của Đồng Nai. Cá ăn thuốc, người ăn cá và sẽ là cả lũ
cùng nhiễm độc với nhau. Dấu quặng tinh trong ruốc thế là tất cả vào bụng chuột.
Để rồi phải đi bả chuột, đem xác chuột ra xay nhuyễn rồi cho hợp chất vào để lấy
vàng ra.
“Xa xa là những dãy mồ vô chủ - những người
chết ở bãi vàng. Thân phận người và chuột sao mà giống nhau đến thế. Tất cả đều
bị vàng nghiền nát.”
Cái kết cục của tìm Vàng thật đáng sợ. Tôi cảm
nhận được cái tâm ý sâu xa của tác giả “Rồng
chầu xứ Huế, Ngựa tế Đồng Nai”. Đó thực sự là những dòng nhật ký máu của một
người đã từng tham gia đào Vàng.
Lời hát của một cô gái có người yêu đi
đào vàng khi ấy cũng buồn biết bao nhiêu:
“
Lời ru buồn nghe mênh mang mênh mang trong Tổng Kho vàng. Khiến lòng tôi xốn
xang. Ngày lên đường anh khoa trương rất hay, em mơi rang hết mùa này, ba mươi
ký vàng cầm chắc trong tay. Thế mà nước ngập tới bờ moon thì anh vội vã chạy
làng để lời ru thêm buồn.
Ru
em, thời con gái đang xoan, vì ai vô đây lao công, vét bùn sình chai đôi mông.
Ru anh vàng óng anh nơi đâu, nghe theo ai mèo chuột, sốt liên miên, hôm nay
cũng huề tiền.
Ru
anh mùa nắng ráo u mê. Giành nhau bên A bên B, họp với hành ôi lê thê. Ru anh,
đồng vốn ném vô đây; Hai, ba năm tìm được nước mênh mông, sao mưa nỡ ngập hầm.
Mưa
ơi hỡi mưa ơi, sao mưa nỡ ngập hầm (…)”
Hết Vàng rồi đến chuyện Voi, Rắn, Rùa và
chim muông bị săn như thế nào trong một góc rừng Đồng Nai.
Chuyện lấy mật Ong, chuyện đi hái trái cây rừng
rồi bị lạc trong rừng. Ôi thực sự là “ăn
của rừng rưng rưng nước mắt”.
Chuyện di tích lịch sử địa đạo chiến khu D
khiến tôi thấy sờ sợ nhưng mà thấy ý nghĩa.
Tôi thấy được tâm huyết của người làm báo
trong hai bài báo của tác giả viết để kêu gọi sự ra mặt của chính quyền trong vụ
trường học bị đập phá sau ngày xảy ra nhật thực toàn phần – một hiện tượng
thiên nhiên kỳ thú hiếm có ở Đồng Nai năm 1995. Ôi ngày ấy tôi mới 5 tuổi chứ mấy.
Không đọc tập ký sự này thì thực sự tôi cũng không hình dung nổi cuộc sống
trong thời gian thực hiện chuyển đổi cơ chế trên đất miền Đông Nam Bộ ấy.
Chuyện tình, chuyện người và chuyện những
mảnh đời xiêu vẹo vì miếng ăn, vì những ham muốn đổi đời nhờ nguồn lợi từ rừng
thiêng. Tàn sát rừng xanh để đổi lại những đêm đê mê trụy lạc nhờ những đồng tiền
buôn bán gỗ lậu, buôn bán thú rừng. Có sung sướng, có dễ chịu, có đê mê lắm
không Người ơi khi mà mùa lũ đang về khắp đất nước Viêt Nam?
Tập ký sự là một hồi chuông cảnh tỉnh
cho những ai đã, đang và dự định sẽ sống dựa vào rừng thiêng.
Tiếc rằng những người ấy quanh năm lem
lấm với dụng cụ cưa chặt, roi điện, bẫy thú. Chẳng mấy ai đọc sách bao giờ. Chỉ
có những độc giả - những người được coi là sạch áo ráo tay - đọc những dòng ký
sự Mưa Nắng Đồng Nai. Đọc xong thấy có cái gì đó muộn màng và tiếc nuối. Thấy
hãi hùng và lo sợ về một ngày mai ta ngủ dậy xung quanh ta không một bóng cây rừng.
Kết thúc tập ký sự đó là hình ảnh khu
du lịch “sinh thái Suối Tre” của tỉnh Đồng Nai. Chỉ đọc thôi cũng đủ thích một
lần ghé Suối Tre rồi.
“Nếu
có lên Long Khánh thưởng thức cây trái thổ sản hoặc nghỉ dưỡng xin mời các bạn
ghé Suối Tre một lần cho biết nơi mà người ta thường ví là “Đà Lạt thu nhỏ” của
núi rừng Miền Đông Nam bộ”
Viết đến đây tự nhiên tôi lại nhớ đến câu
thơ trong tập “Nơi hạt mưa không đau” của nhà thơ Hà Linh: “Lên với rừng xin đừng ầm ĩ, lặng lẽ thôi núi sẽ hắt trả mọi tiếng ồn…”
Đúng thế. Ai ơi xin hãy để rừng được
ngủ yên !
Nhân đây cũng có đôi điều góp ý với tác giả
là không biết lỗi đánh máy hay do công đoạn in ấn nhưng cá nhân tôi thấy có một
vài lỗi chính tả ở trong bản in quý II năm 2006 - cuốn mà tôi đang có trong tay.
Tức là tôi đã bỏ qua những từ ngữ địa phương tác giả dùng trong tác phẩm rồi.
Và cho phép tôi được lạm bàn về việc cuốn ký
sự Mưa Nắng Đồng Nai của tác giả Võ Nguyện bị loại trong cuộc thi… Tôi thấy
đúng như blog Biên Hòa đã nói. Đây là một cuốn 100% viết về Đồng Nai. Giọng văn
cũng rất Đồng Nai. Người viết có sự cọ xát thực tế cao độ. Bài viết có thể hiện
ước vọng bảo vệ rừng ở Đồng Nai nhưng không vì thế mà nó mất đi sự lãng mạn vốn
có của văn chương. Tất nhiên có nhiều chỉ tiêu để xét đạt hay không đạt cho một
giải thưởng của tỉnh nhà nhưng với tư cách là độc giả tôi có một lá phiếu ủng hộ
tác phẩm dành giải thưởng!
0 comments:
Post a Comment