Người Thầy ấy có gần 20 năm kinh
nghiệm trong nghề. Thầy ôn đâu trúng đó. Luyện thi đại học xưa giờ rất có uy
tín. Thầy là người hốt bạc nhờ luyện thi đại học. Trời kỳ thi tự luận thực sự
là thời vàng son với cuộc đời Thầy. Bộ giáo dục ra quyết định chuyển hình thức
thi tự luận sang trắc nghiệm cho môn Vật Lý. Thầy vẫn nghĩ :
“ôi dào, thi trắc
nghiệm thì vẫn như tự luận ấy mà. Bốn đáp án a bê xê đê chỉ cần tìm ra đáp án
đúng là được. Không vấn đề gì”. Thầy vẫn phương pháp giải ấy, cách dạy ấy truyền
đạt cho học sinh. Học sinh vẫn học, vẫn đi đầy đủ nhưng cái sự đầy đủ ấy thưa dần
và dần dần chả mấy em đi đầy đủ nữa. Thầy bắt đầu nghe tin đồn các em của mình
đã theo học Thầy A cô B mới về trường chưa đầy 5 năm. Phải chăng chúng nó ham
Thầy Cô trẻ? Thầy bắt đầu có thái độ “trâu buộc ghét trâu ăn”…
Người xưa có câu :”Sống lâu thì
lên Lão làng”. Thầy hiện đang là trưởng bộ môn Vật Lý chứ chả chơi. Trong cuộc
họp trước toàn trường Thầy hùng hồn truyên bố cần chấn chỉnh ngay tình trạng học
thêm và dạy thêm. Thầy dùng những lời lẽ khiến các Thầy Cô trẻ đang trong tình
trạng “dạy thêm” phải nhột mình. Thầy vẫn
nghĩ học sinh mình ham “trẻ’ mà chê “già’. Thích cái mới mà bỏ mặc cái lâu năm.
Nhưng thực sự Thầy không biết học trò tìm đến những Thầy Cô trẻ vì sự trẻ trong
cách dạy và thiết thực với hình thức thi trắc nghiệm. Phương pháp dài dòng văn
tự, lập luận loanh quanh như của Thầy gần như chỉ áp dụng được cho thi tự luận.
Thầy chưa hiểu được khái niệm “trắc nghiệm” đúng nghĩa của nó. Mỗi một đáp án
là kết quả một lối logic của học sinh. Nhìn vào đáp án học sinh chọn thì người
giáo viên biết chắc học trò bị hổng kiến thức gì. Vì vậy giáo viên phải dự đoán
những sai lầm có thể mắc phải của học sinh. Tất nhiên chỉ áp dụng được nếu
không có yếu tố “điền lụi, nhắm mắt chọn đáp án” ở học sinh. Các giảng viên trường
đại học thì luôn mồm mắng các em tân sinh viên năm nhất rằng : “tư duy được một
khúc vì thi tuyển theo hình thức trắc nghiệm, bản chất khoa học không nắm vững.”.
Các nhà khoa học thì than vãn xin hủy hình thức thi trắc nghiệm. Chỉ các Thầy
Cô ở trường phổ thông là im lặng chờ phán quyết của Bộ để rồi oằn mình chạy
theo những cuộc tập huấn mà thôi…Bài toán “chất lượng đào tạo” suốt ngày được
nêu ra và thiên hạ rủ nhau ngày ngày đem ra giải thử. Đáp án thì nhiều nhưng mà
cái sự đúng đắn thì chả được bao nhiêu. Cứ thế bài toán được tôn lên hàng đề tài thế kỷ.
Buôn Ma Thuột,
12/11/2012
Tây
Nguyên Xanh
0 comments:
Post a Comment