Mọi trao đổi xin liên hệ: bientaynguyen@gmail.com

Friday, December 7, 2012

Thủ phủ cà phê Buôn Ma Thuột

December 07, 2012

Share it Please
    Thể theo nguyện vọng của một kiều bào Việt đang ở xa tổ quốc muốn Tây Nguyên Xanh viết một bài về Daklak quê hương Ruby nên hôm nay Ruby viết bài này cho chú ấy và các bạn biết thêm về quê hương Ruby nhé 
    Thời điểm này trên Daklak quê hương tôi đang bắt đầu một mùa thu hái cà phê của năm.Cafe chín rồi.Đỏ rực hết rẫy cafe.Tây Nguyên bây giờ đang đỏ rực sắc trái cà

phê.Chủ yếu là cafe Robusta.Cafe Arabica ở nơi tối sống có rất ít vì nó khó chăm sóc hơn chủng Robusta.Bạn nào ở có điều kiện ghé đất nước Brazin thì sẽ bắt gặp chủng loại cafe Arabica nhiều hơn.Và cafe Arabica có giá trị thành phẩm hơn Robusta.Nếu các bạn về vùng núi của tỉnh Nghệ An sẽ bắt gặp một loại cafe nữa là cafe Liberia

Cây Cafe Arabica (cà phê chè)




Cây Cafe Robusta (cà phê vối)







Cây Cafe Liberira (cà phê mít)


Mời các bạn vừa nhâm nhi ly cafe vừa nghe tớ kể về nơi tớ sinh ra và lớn lên nhé

Xin mời…………..


   Buôn Ma thuột vốn được xem là thủ phủ của Tây Nguyên từ ngàn xưa.Trước đây nó cỉ là một cái buôn (bản,làng) giàu có nhất ở Tây Nguyên nhưng đến năm 1904 tỉnh Daklak thành lập thì được chọn là tỉnh lỵ thay cho Buôn Đôn.Thành phố Buôn Ma Thuột nằm gọn trên một cao nguyên nên ở Daklak chúng tôi nói rằng đi “lên Buôn Mê” hay “lên Phố” hay ” đi Phố” chứ không ai nói “xuống Phố” cả.

Ngã sáu Buôn Ma thuột




Tượng đài chiến thắng lúc ban ngày


Tượng đài chiến thắng về đêm
   Trước giải phóng năm 1975 Buôn Ma Thuột có tên là Ban Mê thuột nhưng cái tên này không tôn trọng yếu tố người bản địa nên được nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã đổi tên thành Buôn Ma Thuột. Theo giải thích của người Ê đê bản địa thì “Buôn Ma Thuột” có nghĩa là “bản làng của cha Thuột”.Họ gọi như vậy để tưởng nhớ người sáng lập ra Buôn (làng).Mà xin lưu ý là khi viết tên quê tôi làm ơn ghi đúng chính tả là “Dak lak” chứ không phải Đắc Lắc mà cũng không phải Đăk lăk.
Ngày 10-3-2011 Nhân dịp kỉ niệm 36 năm giải phóng Buôn Ma Thuột và Ngày đó được công nhận đô thị loại I trực thuộc tỉnh Daklak.Tây Nguyên Xanh đã viết bài :Buôn Ma Thuột trước và sau 10/3 năm ấy Mời bạn ghé thăm nhé……
Vâng! Bây giờ đi đâu khi nhắc đến cái tên Buôn Ma Thuột người ta sẽ nói ngay đến cà phê Buôn Ma Thuột.Đó là nhờ những festival do các doanh nhân phối hợp với sơ văn hoá thể thao và du lịch tỉnh Daklak cùng tổ chức.Nhờ đó mà Buôn Ma Thuột được biết đến nhiều như vậy.Hy vọng là sắp tới Việt Nam sẽ lại có một thủ phủ chè Thái Nguyên sau sự kiện Festival Chè sắp tới.Có người đang mời tớ ra Thái Nguyên dự Festival đổi lại “Anh sẽ hôn em giữa cái bùng binh lớn nhất thành phố Thái Nguyên.Ngay sáng hôm sau trang nhất báo Thái Nguyên đăng tải nụ hôn hai đứa mình…” Ối ối khiếp quá……Thế có mà chết hạnh phúc à……. Ngại quá đi mất,cái tính khoe khoang của em………Lộ hết cả bí xờ mật

Thiếu nữ Ê đê trong trang phục truyền thống




   Các A Ma người Ê đê trong trang phục truyền thống

   Tỉnh Daklak chủ yếu người Ê đê là người bản địa.Sau này có khi có chính sách xậy dựng kinh tế mới thì người Kinh ở khắp nơi đổ về Tây Nguyên nói chung và Daklak nói riêng.Làm cho nơi đây có những cái tết không giống ai,những giọng nói cũng không giống bất cứ miền nào của Việt Nam.Chỉ có thể xếp vào giọng Tây Nguyên.Không tin các bạn thử nghe giọng của các phát thanh viên của tỉnh Daklak mà xem.Hay lắm…….Đó là thế hệ con lai của cha Bắc mẹ Nam đấy.Tôi khẳng định Daklak quê tôi không thiếu bất kì đặc sản nào của Việt Nam vì ai vào định cư cũng mang theo công thức làm đặc sản quê hương nên chúng tôi cũng có Mì Quảng,cũng có bún chả cá,có phở Hà Nội…….
Ở Buôn Ma Thuột vẫn còn 7 buôn (làng) vẫn giữ nếp sống đặc trưng của người Ê đê gốc ngay trong lòng thành phố.Văn hoá của người Ê đê thì tớ rất thích.và rất yêu…Có một câu chuyện có thật thế này……cha đẻ của tôi chơi với một vài người Ê đê nên ông ấy biết một vài câu Ê đê ví dụ như về nhà thì phát âm là “Nao vít Buôn xang la”.Tuỳ vào ngữ điệu mà người Ê đê hiểu ý nghĩa của câu nói.Chẳng biết Ba của tôi nói với ngữ điệu như thế nào mà bị người ta hiểu là “hãy cút về buôn của chúng mày đi”.Ngày hôm sau tất cả các trụ cây Hồ tiêu của nhà tôi bị chặt đứt gốc hết.Ôi Ôi!!!!! Lúc ấy tôi mới thấm thía cái giá của học ngoại ngữ.Tôi học Anh văn từ ngày ấy…..
    Con gái Ê đê tóc có mùi khét rất đặc trưng.tất nhiên bạn chỉ có thể ngửi được nếu vào học một lớp cấp tiểu học và trung học cơ sở thôi.Bậc trung học phổ thông các bạn không thể ngửi được đâu vì thiễu nữ Ê đê đã biết dùng mỹ phẩm.
    Ẩm thực của người Ê đê cũng có mùi hay hay lắm
Giờ hiện đại rồi.Họ dùng nước đóng chai rồi nên không được cái nét đặc trưng ấy nữa
Mình thấy thích người Ê đê hơn người Kinh.Họ thật thà hơn người Kinh.Họ hiếu khách lắm…….
    Ban nào có nhã hứng thăm Tây Nguyên Xanh tại thủ phủ cafe thì Tây Nguyên Xanh sẽ mời bạn thâu đêm cùng mình.Cùng đốt lửa trại,Ngồi nghe điệu kể Khan cùng nhâm nhi bên ché rượu cần.Nghe tiếng cồng tiếng chiêng,tiếng đàn Tơ Rưng nhé.Ăn thịt trâu với cơm Lam……Cùng tham quan mô hình chế biến cà phê nguyên thuỷ được mua từ Brazin………
    Bây giờ Tây Nguyên nói chung,Daklak nói riêng đang bước nào vụ thu hái cà phê.Không biết sẽ ra sao với sự ảnh hưởng của bão xa gây mưa.Rồi cũng phải qua noel trời mới nắng hẳn.trước noel thời tiết u ám lắm.Thấy nhớ nhà ghê gớm……….
    Chúc nông nhân Daklak nói riêng và Tây Nguyên nói chung có một vụ mùa hội thu.Hãy cho cho con được nhìn thấy không khí đón xuân khi trở về quê hương…….Đừng như các năm về trước.Xơ xác tiêu điều.25 tết rồi mà không một sự nhộn nhịp đón xuân.Cà phê không trúng mùa thì có nghĩa là dân không có tết………Tôi sợ sợ…….lắm.chỉ mong trời thương thôi.Đừng làm cho dân quê tôi khổ……..
Hẹn gặp lại………….
             Gửi về Daklak xa……….
Quy Nhơn,một chiều vương nắng…….22/10/2011
               Tây Nguyên Xanh - Ruby

0 comments:

Post a Comment