GẦN LẮM TRƯỜNG SA THÂN YÊU
Một ngày bên thềm xuân Nhâm Thìn. Một chút quan tâm đến màn ảnh nhỏ. Một ngao ngán nỗi niềm riêng. Bấm chọn kênh truyền hình để xem. Cứ bấm. bấm mãi, bấm mà không biết mình đang xem kênh gì. Thế rồi cũng dừng lại ở một kênh nào đó. Và rồi đó là Hình Phước Long, nhạc sĩ của Trường Sa. Nhạc sĩ của 16 bài hát về Trường Sa ( tính đến thời điểm Tây Nguyên Xanh viết bài viết này.)
Nhạc sĩ Hình Phước Long
“Không thể lãng quên”. Một chương trình đầy chất tư liệu cuộc sống. Phát sóng thường kỳ trên VTV1 đài truyền hình Việt Nam. Hôm ấy người ta phỏng vấn nhạc sĩ Hình Phước Long. Bản thân Tây Nguyên Xanh xem xong chuyên mục ấy. Thấy lòng hưng phấn. Thấy tò mò và thấy như ai tặng mình một điều gì đó. Phải ! Chương trình đã tặng cho tôi và khán thính giả bài hát “Gần lắm Trường Sa”. Đó là lần đầu tiên tôi nghe bài hát ấy. Thấy du dương. Nhiều cảm xúc. Nghe nhạc sĩ tâm sự về hoàn cảnh ra đời bài hát ấy. Nghe xong thực sự trong lòng cá nhân tôi lại càng thấy ý nghĩa của văn hóa văn nghệ.
“ Đó là một ngày của năm 1982. Đang đạp xe dạo quanh bờ biển Nha Trang, bỗng bắt gặp một người con gái xỏa mái tóc thề đang nhìn ra hướng biển. Ngắm nàng, tư nhiên nhạc sĩ lóe lên một ý nghĩ “giá mà cô gái ấy có người yêu ở Trường Sa”. Chợt nhớ lời ru của Má anh, một con người của đất Phú Khánh. Má dã ru anh bằng một câu ca dao với đại ý là dù xa cách nghìn trùng mà lòng hướng về nhau thì luôn thấy gần gũi. Nhưng có trước mặt mà không có tình cảm thì cũng như xa cách ngàn phương. Từ lời ru của Má ngày xưa mà nhạc sĩ đặt tựa đề cho ” Gần lắm Trường Sa”. Ngay khi nhìn cô gái, nhạc sĩ đã viết trong ý nghĩ một câu hát. Sau đó nhạc sĩ đã đạp thật nhanh về nhà để tiếp tục nuôi cảm xúc. Thế rồi chỉ một giờ đồng hồng hồ sau đó nhạc sĩ đã viết nên bài :” Gần lắm Trương Sa”. Viết một mạch, không phải sửa một chữ nào cũng như nốt nhạc nào.”
Bài hát “ Gần lắm Trường Sa” đã ra đời như thế đấy.
Điều làm Tây Nguyên Xanh, cũng như biên tập viên chương trình thấy mến mộ nhạc sĩ đó là nhạc sĩ sáng tác bài hát “ Gần lắm Trường Sa” khi nhạc sĩ chưa hề đặt chân đến Trường Sa. Chính cảm xúc đã tạo nên những ca từ giàu hình ảnh về một Trường Sa như thế.
Mãi đến năm 1984 nhạc sĩ mới có dịp ra Trường Sa. Thăm hết các đảo nổi, đảo chìm ngoài ấy. Nhạc sĩ mới có dịp chiêm nghiệm lại thực tế so với những gì nhạc sĩ tưởng tượng khi thổi hồn vào bài hát. Để rồi chính nhạc sĩ cũng phải khâm phục chính bản thân mình. Hiện cảnh không khác gì trong ca từ. Nhạc sĩ đã thốt lên rằng chính cảm xúc đã cho nhạc sĩ được biết trước một Trường Sa như thế.
Nếu như một nhà văn, nhà phê bình phải có quá trình thực nghiệm mới có thể viết nên một bài văn chân thực. Thì với một nhà thơ hay một nhạc sĩ có thể biết trước được hiện thực. Chính cảm xúc đã cho họ có được những bước đi trước như vậy.
Khi viết những dòng này cho trang blog. Tây Nguyên Xanh đang nghĩ… Nghĩ về nhiều thứ. Tây Nguyên Xanh cũng muốn ra Trường Sa nhưng không biết bằng cách nào để đi cả.Nghe kể chuyện các anh ở ngoài ấy mà em thương. Nhạc sĩ Hình Phước Long kể rằng:” Ngày nhạc sĩ ra ngoài ấy, các anh muốn nhạc sĩ đàn hát lại bài Gần Lắm Trường Sa. Hát xong, cả nhạc sĩ và các chiến sĩ ôm nhau khóc. Với người lính dù ở thời chiến hay thời bình, gian nguy không sợ, cái chết không sợ nhưng sợ nhất là nỗi cô đơn. Cứ mỗi lúc hoàng hôn tàn. Như một thói quen bất di bất dịch. Các anh lại hướng mặt về phía Tây, nhìn biển với ánh mắt xa xăm. Hỏi ra mới biết, hướng Tây là hướng về đất liền. Các anh muốn nhờ mặt trời đưa nỗi nhớ của mình đến đất liền khi mặt trời khuất sau những ngọn núi trên quê hương các anh.”
Nghe nhạc sĩ kể chuyện mà lòng này thấy buồn man mác. Bỗng dưng thấy muốn trải lòng này lên dòng blog thân thương. Nhưng chưa biết khi nào mới có internet để đăng bài viết này. Thôi cứ viết lên đây. Sẽ có ngày mình sẽ đăng bài biết này mà. Thôi đi ngủ nào….đã 23h25 rồi.
Dak lak, giáp tết Nhâm Thìn (27 tết) Tây Nguyên Xanh
0 comments:
Post a Comment