Nguồn ảnh minh họa từ internet |
Người bán rượu
(NBR): Tất nhiên rồi. Cổ nhân đã mê nghệ thuật ẩm thực. Trong đó có rượu đấy
cháu ạ. Biết bao nhiêu thi sĩ đã làm thơ với rượu. Văn hóa phương Đông thể hiện
rất rõ điều này. Không phải cô gái làng chơi nào cũng được chiều chuộng ngay từ
bàn nhậu. Nếu như cô ả không biết tôn vẻ đẹp của mình nhờ nghệ thuật uống rượu.
EGTN:
Cái chuyện uống rượu của gái làng chơi nói riêng hay phụ nữ nói chung thì chúng
ta sẽ bàn sau. Còn bây giờ cháu muốn biết một chút chút về kỹ năng rót rượu, và
cách nâng ly rượu được không ạ?
NBR: Không biết với người khác thì thế
nào. Nhưng với chú thì mỗi khi tuyển thư ký chú đều dạy họ cách uống rượu như
thế này: Khi rót rượu phải để miệng chai sát thành ly và đổ rượu sao rượu lan
ra thành sóng dài lượn dâng lên tráng được thành bên kia của thành ly, tạo tiếng
động êm ái trong ly. Khi rót rượu thì tối kỵ là để nghe tiếng nước chảy rồ rồ
và sủi bọt hạt lớn trong ly. Rót khoảng một phần ba ly thôi. Sau đó ngửa tay phải
đưa từ phải sang trái rồi cầm ly. Xong rồi kéo ly theo chiều ngược lại sao cho
đường đi ngang qua mũi. Hít nhẹ một hơi thở như ta đang cảm nhận hương rượu vậy.
Đừng vội uống lúc này. Hãy cứ chống tay đang cầm ly xuống bàn. Trao ánh mắt
thân tình của mình cho đối phương và mỉm cười thân thiện, cụng ly qua gió rồi
hãy uống. Khi uống thì nhắp môi cho rượu lan trong khoang miệng, hơi thở có
chút men rượu mà thôi. Nếu không cứ nhiều lần uống thật sẽ say đấy. Cháu biết hậu
quả của say rồi gì nữa. Trong kinh doanh và giao tiếp. Say giả sẽ hái ra tiền
còn say thật sẽ là một điều nguy hại.
EGTN : (Mỉm
cười) Cũng nghệ thuật ra trò đấy chú nhỉ? Cháu còn nhớ lần đầu tiên cháu chạm
môi vào tách Chanh Rum. Cảm giác đầu tiên đó là da môi bị co dúm lại vì độ mặn
của muối được trát quanh miệng ly. Cảm giác tiếp theo đó là vị nồng dữ dội của
rượu Rum và đồng thời nước bọt được tiết ra do có vị chua của chanh tươi. Hôm ấy
chỉ nhắp môi một lần và sau này cứ nhớ mãi vị mặn và nồng ấy. Và cháu cảm thấy
rằng nếu không có vị mặn của muối thì chắc cái ly ấy không ngon. Có lẽ đó là một
sự tinh tế của người pha chế. Thế bây giờ chúng ta lại nói đến việc uống rượu của
giới nữ? Chú có ghét chuyện đó không?
NBR: Tùy vào
tính đặc thù của công việc cháu à. Phụ nữ mà theo nghiệp giao tiếp thì lẽ đương
nhiên là phải biết uống rượu. Không phải tửu lượng cao là biết uống đâu nhé. Với
phụ nữ thì càng cần biết nghệ thuật uống rượu. Và phụ nữ nên biết nói dối trong
bàn nhậu. Ví dụ những câu như “em lâng lâng rồi” hoặc “em có vẻ muốn say rồi
thì phải”. Một lời nói dối như thế không những không nguy hại đến ai mà lại
càng làm cho các đấng nam nhi thêm phấn khích vì nghĩ mình đã chinh phục được
cô nàng. Phụ nữ nên biết ngưỡng say của
chính mình để mà phòng tránh những hậu họa. Thi ca lên một tý thì phụ nữ biết
rượu để hiểu nỗi lòng đàn ông hơn. Tất nhiên ta không cổ xúy phụ nữ uống rượu nhưng
biết thế nào được khi cái xã hội này vẫn gán mác “gái làng chơi” cho những người
nữ biết uống rượu. Cứ thấy gái uống rượu thì đánh giá ngay cô ả đấy lảng lơ.
Chú nghĩ quan điểm đấy hơi phiến diện bởi vì chẳng có cuộc đàm phán nào mà
không cần đến những má phấn môi son. Chẳng có cuộc nhậu nào mang đến sự thành
công trong công việc mà không cần cái sự “nhắp môi” của người phụ nữ. Nụ cười của
nữ giới có thể xua tan sự cáu giận của cả một giới đàn ông cơ mà.
EGTN: Cháu
xin lỗi vì đã ngắt lời chú. Nhưng nghe chú nói đến đây làm cho cháu nhớ đến một
câu nói rằng “vẻ đẹp của phụ nữ làm khuynh đảo cả chính trường”. Câu nói này
làm cho cháu mường tượng ra hình ảnh phái đẹp chuốc rượu đấng mày râu và sau đó
là hiến dâng để đạt mục đích nhạy cảm nào đó. Phải chăng đây chính là nguyên
nhân người ta gán ghép say rượu như say gái, và gái biết uống rượu với gái làng
chơi?
NBR: Đúng đấy.
Chỉ vì một vài kẻ lợi dụng rượu để hoàn thành dã tâm mà vô hình chung rượu, gái
và con đĩ luôn bị trộn lẫn vào nhau một cách đáng sợ. Giá mà mọi thứ đều có sự
rạch ròi nhất định thì rượu sẽ được tồn lại một cách nhân văn hơn rất là nhiều.
EGTN: Có lẽ
vậy chú nhỉ? Loay quay thế mà cũng gần hết một tiếng đồng hồ bên tách cà phê.
Tiếc rằng cuộc nói chuyện ngắn này chúng ta không dùng rượu cho hợp với đề tài.
Nhưng cháu cảm ơn vì cuộc đối thoại khá thú vị. Đây sẽ là nguồn bổ sung cho cuốn
sách “Muôn chiều nghệ thuật” cháu đang viết.
NBR: Không
có gì, một cuộc tán gẫu cuối tuần ấy mà. Về nhỉ? À, bao giờ xuất bản thì gửi tớ
một cuốn đọc thử nhá.
EGTN: Chắc còn lâu chú ạ. Cháu
phải hóng hớt cho đủ các ngành nghề. Phải rung động một tý để nhìn ra cái nghệ
thuật của ngành nghề ấy. Với lại bao giờ ăn mắng mà cháu vẫn mỉm cười đón nhận
thì cháu sẽ xuất bản. Giờ viết blog mà hễ có người chê bài viết thì muốn xóa
ngay bài ấy cơ mà. Hi hi. Cháu chào chú ạ.
Buôn Ma Thuột, chiều 23/3/2013
TÂY NGUYÊN XANH
Rình rập, đeo đuổi nhiều ngày trong rừng rú Tây Nguyên, bây giờ mới ...."chộp" được đây, lại "tem vàng" nữa chứ! Sướng ghê, uống một bình rượu Cần trước mắt để mừng "chiến thắng" cái đã, gì đó tính sau!
ReplyDeleteRượu Tây Nguyên ngon ghê , nhưng quê anh có rượu này nè!
"Đất Quảng nam chưa mưa đã thấm
Rượu Hồng Đào chưa nhấm đã say"
Một! Hai ! Ba vào Tây Nguyên Xanh! Heeee
Em cảm ơn anh đã dành nhiều tình cảm cho chủ trang blog Tây Nguyên Xanh ạ. Mời anh ghé lại nhà nhé. em chúc anh vui
DeleteEGTN cũng ....tám ghê ta.
ReplyDeletekhông biết tây nguyên có biết uống rươu kho mà rành rượu quá!!!!
Em không biết uống rượu lắm anh ơi. Lâu lâu nhắp môi cho biết mùi rượu thôi anh Kiên ạ
Delete