Lễ Hằng Thuận -nguồn: internet |
Tuy nhiên, trong thủ tục lễ lạc
cưới xin ở Tây Nguyên rất hiếm gặp lễ Hằng Thuận tổ chức ở chùa. Mặc dù người
theo Phật giáo rất đông nhưng hiếm có lễ ấy. Lễ nãy thường gặp ở miền Tây Nam Bộ,
mà Tây Nguyên rất ít người miền Tây di trú lên cho nên ít có lễ này. Còn lại
các nghi thức khác thì có lẽ ở đâu cũng vậy.
Dù là Vu Quy hay Tân Hôn thì đám
cưới đều được tổ chức trong hai ngày. Ngày đầu tiên người ta gọi là ngày Lập Dịch.
Ngày này người ta bắt đầu dựng rạp, bà con hàng xóm cùng nhau đến nhà gia chủ mổ
heo mổ gà, nấu cỗ để ăn mừng. Người ta rất trân trọng ngày này vì đây là dịp
hàng xóm nhớ đến nhau, mà đặc biệt là người thân gia chủ từ quê mới vào nên họ
xúm lại để hỏi han tình hình làng xóm ở nơi chôn rau cắt rốn. Họ uống rượu và
hàn huyên đến tận giữa khuya mới tàn cuộc. Không giống như những cuộc họp mặt đồng
hương chỉ diễn ra vài tiếng bên cốc bia ở thành phố lớn đâu. Sự hội ngộ của những
người cùng quê chỉ thiếu nước mắt là chưa rơi nữa thôi. Họ ngồi lâu lắm, nói
nhiều lắm, nhắp môi uống rượu và sau tiếng “khà’ là một tràng câu chuyện nói về
quê hương xứ sở.
Ngày tiếp theo thì mới chính là
ngày diễn ra lễ cưới. Tiệc cưới bây giờ khỏe lắm. Có hẳn một một đội ngũ chuyên
kinh doanh theo hình thức nhà hàng lưu động. Chỉ cần liên hệ đặt bao nhiêu mâm
cỗ và đặt cọc tiền trước một ít. Thế là họ về tận nơi để chuẩn bị cỗ cho mình.
Cuối buổi tiệc, chủ nhà hàng ngồi chờ gia chủ bóc phong bì mừng cưới ra, đếm lại
và hoàn trả thế là “a lê hấp” xong mọi việc. Cười ở Tây Nguyên đa số là chỉ lỗ
do việc chụp ảnh và lễ vật các thứ thôi chứ tiệc cưới thì ít khi lỗ. Có nhà đi
hôm nay vay “nóng” để đặt cọc tiệc cưới cho con. Ngày mai bóc phong bì, lại đem
trả.
Về thời gian tổ chức tiệc cưới (Làm
lễ trước bàn thơ tổ tiên thì có giờ riêng) thì tùy vào vùng mà gia chủ sống làm
ngành nghề gì. Nếu họ làm cao su thì thì tiệc cưới thường tổ chức vào khoảng xế
chiều. Vì buổi sáng họ đi cạo mủ cho đến trưa thu hoạch mủ xong mới về nên tổ
chức buổi chiều cho thong thả. Còn nếu họ trông cà phê hoặc trồng các mặt hàng
nông sản khác thì thường tổ chức tiệc cưới vào buổi trưa.
Nói về cưới thì chắc ai cũng nhớ
đến các MC đám cưới. Thú vị lắm. Chẳng biết từ bao giờ các MC đám cưới đã vịn
vào thời tiết mà buông những lời bay bổng. Ví như : ‘trong cái nắng Tây Nguyên nồng
nàn, con ong đi lấy mật cho đời, chú chim líu lo gọi bạn, đàn bướm tung tăng khắp
mọi chốn. Có một đôi bạn trẻ đã thầm thương trộm nhớ đến buổi chin muồi. Và đó
là lý do cho sự có mặt của chúng ta hôm nay. Xin chúc mừng đôi bạn trẻ Lăng
Nhăng Chút Chút và Yêu Anh Vừa Vừa đang tiến về sân khấu….”. Đấy là cưới vào cuối
mùa khô. Còn mùa mưa thì họ lại nói như này: “Những ngày nặng trĩu hạt mưa, đường
sá lầy lội cho đôi trai tài gái sắc thêm nhớ về nhau. Họ nhớ lần gặp đầu tiên dưới
cơn mưa, nhớ những hôm vì mưa mà lỗi hẹn. Khi nỗi nhớ đong đầy thì họ bỗng nhận
ra mình là của nhau. Được sự đồng thuận của hai bên gia đình. Hôm nay chúng
tôi, đại diện cho hai họ tổ chức tiệc mừng cho đôi bạn trẻ Yêu Em và Yêu Anh….”
Trong tiệc cưới ở Tây Nguyên, gần
như ít khi vắng bóng những bài hát như “Ngọn Lửa Cao Nguyên” với những ca từ
như “cháy lên đi lửa thiêng cao nguyên, còn mãi trong ta tình yêu cao nguyên… “
hoặc là Chiếc Vòng Cầu Hôn với lời ca tha thiết “vòng tay cầu hôn tình yêu của
em…” Nghe sống động mà đậm chất cao nguyên các bạn nhỉ?
Đám cưới của người Kinh ở Tây
Nguyên như thế đấy, không kể hết được. Tôi chỉ dám khái lược vài điều thế thôi.
Hôm nay anh hàng xóm của tôi cưới vợ. Thế là có cái cớ để viết bài này. Chúc
cho mọi điều tốt đẹp đến với mọi gia đình nhé.
Buôn Ma Thuột - 29/6/2013 - Tây Nguyên Xanh
Fải tem không ta?
ReplyDeletecó tem nếu hay hehe
DeleteDân mình phải nói giỏi đi thật ...nhiều khi về một vùng xa lơ xa lắc gặp được người cùng quê ,lại rưng rưng như thân thiết lâu rồi !
ReplyDeleteThật, anh nhỉ. nhiều khi nghĩ cũng thấy hay hay hihi
DeleteChà. Dọng văn lôi cuốn và tìm được nhiều nét mới ở Tây Nguyên. Cảm ơn EGTN!
ReplyDeleteCảm ơn bạn đã quá khen
Delete