Mọi trao đổi xin liên hệ: bientaynguyen@gmail.com

Thursday, November 13, 2014

TỘC ƠI...

November 13, 2014

Share it Please
Tác giả ảnh: Nguyễn Duy Thoan
   Sáng nay vô tình đọc được comment của một bạn bên tường nhà ai không nhớ nữa rằng: “Nếu để ý, quanh mình, nhiều chuyện hay lắm đấy”. Tự dưng muốn nghĩ về cái hay. Hay với mình hay là hay với người? Hay với kẻ viết hay là hay với độc giả? Nhiều khi mình thấy hay nhưng người ta thấy nhạt toẹt. Chẳng biết sao, chắc do không hiểu nhau. Trong khi óc còn đang miên man với chữ “hay” ấy thì ngón trỏ lăn chuột, mắt chợt neo cái nhìn vào hai câu trong status rất ngắn của một bạn nói thế này: “Tình trạng của các FA thời nay là:
Gái già thì thích ngâm thơ
Gái tơ thì lại thờ ơ với đời”
   Chẳng biết ký tự  FA của bạn là hai chữ cái đầu của Facebook hay là của Forever Alone (tạm dịch là Mãi Mãi Cô Đơn). Mình tin là vế thứ hai. Không dám bàn hai câu tạm cho là thơ ấy đúng hay sai nhưng mà tin rằng những ai đọc hai câu ấy đều thấy hay theo một hướng nghĩ nào đó của từng người. Còn mình thì tự thấy bản thân đang có dấu hiệu “thơ ơ với đời”. Chết! Thế chẳng hóa ra là mình cũng FA à? Nguy hại quá. Mình sự cô đơn lắm luôn. Vấn đề là làm sao cho đời không bỏ mặc mình để khỏi cô đơn? Chắc là phải đâm thọt vào đời một tí để đời kiếm mình báo thù. Thế là hết cô đơn. Ờ thì kể lại vài phút trong quảng thời gian sống trên đời của người mình gặp vậy. Cái này gọi là thọc vào đời tư của người khác!?
Rằng thì gần trưa nay, sau cơn mưa vụng về cuối mùa, trời buông nắng vàng tải rộng khắp núi rừng. Có một A Mí người Ê Đê đội cái nón rách, luồn lách khắp ngõ đường để lùa những con bò thèm khát cỏ còn xanh lá ở lề đường. Mùa khô đến rồi, cỏ buồn bã, nuối tiếc những ngày tháng bên mưa nên héo úa, trơ gốc chờ đến mùa mưa sau mới mọc lại. Nhìn A Mí lượn lặt từng cái lon, vỏ chai bỏ gùi mà thương quá. Một ngày như này được mấy nghìn thế Mí ơi?!
   Đã từng hỏi một A Ma rằng vì sao ngày xưa các A Ma, A Mí không xin vào làm công nhân trồng cà phê cho công ty để giờ có lương hưu cho đỡ khổ. A Ma ấy chỉ lắc đầu và nói khẽ là người ta không thích cho “Tộc” làm công nhân. Người ta chỉ thuê “Tộc” đi hái cà phê, đi tưới nước, đi đào hố ép xanh cho cây thôi.
   Mình chẳng rõ và cũng không dám hỏi người Kinh là vì sao lại đối xử như thế với “Tộc” (Khi người Kinh muốn tỏ ý miệt thị người đồng bào thiểu số ở Tây Nguyên thì họ dùng cộc lốc một chữ Tộc này để nói). Mình chỉ biết rằng hễ mất cà phê, tiêu bị hái, xăng bị tháo trộm ở ngoài rẫy thì trước tên người ta nghĩ ngay rằng do “tộc” gây ra. Vì đâu mà giữa “Tộc” và Kinh có những cái chết đẫm máu do những mâu thuẫn vặt vãnh có mối thâm thù đại hận qua từng thế hệ như vậy? Người Kinh mặc định ‘cái bọn Tộc” phải học tiếng Kinh của mình để tồn tại trên đất này, còn người Kinh thì đa số chỉ học được câu chửi có phiên âm là Jai-lo, jai-liên của Tộc mà thôi.
   Lại nghĩ đến cái chữ “hay” kia, chắc do cái quan điểm về “hay” khác nhau nên người ta sống và cư xử khác nhau. Mình lôi thôi quá. Lại vung môi múa mép bàn chuyện tầm phào rồi.
   Xót lắm, cái hình ảnh người già đi chăm bò. Tộc ơi....
   Đấy, để ý đời một chút là thấy xót. Thế thì bảo sao không bơ đi cho nhẹ lòng./.
Buôn Ama Thuột, 13/11/2014
Tây Nguyên Xanh

0 comments:

Post a Comment