Có một bạn hồi trong năm nói rằng tò mò tết ở Tây Nguyên quá. Giờ xong ba ngày tết rồi,
Tây xin phép trả lời bạn ấy như này:
Tác giả ảnh: Nguyễn Hà |
Trước hết Tây muốn nói là đồng bào thiểu số bản địa ở Tây
Nguyên không ăn tết Nguyên Đán như ta. Vì vậy trong bài này chỉ đề cập đến “người
Tây Nguyên” ở phạm vi hẹp là người dân tộc Kinh di trú vào thôi nhé. Thế thì muốn
biết người Kinh ở Tây Nguyên ăn tết như nào thì phải biết họ từ đâu đến mảnh đất
này. Họ đến Tây Nguyên sống và mang theo trọn vẹn hồn tết quê vào đây luôn.
Ngoài quê ăn gì thì trong này ăn như thế ấy. Chợ ở Tây Nguyên có đủ các loại
nhu yếu phẩm bám sát sự đa dạng của vùng miền. Tuy nhiên, dù muốn dù không, người
Kinh ở Tây Nguyên vẫn có sự pha trộn một chút trong lối sống. Món bánh tráng cuốn
với rau xà lách cùng với thịt và dưa món là biểu hiện rõ nhất. Hôm nay mồng 5 tết,
kỷ niệm ngày vua Quang Trung dẹp quân Mãn Thanh ra khỏi đất Thăng Long. Chúng
ta lại thêm một lần ghi công cho cái bánh tráng (bánh đa)
Tác giả ảnh: Nguyễn Hà |
Nếu có điều kiện, các bạn đến vùng chiêm trũng của Bình Định.
Ở đâu đó trên vùng đất ấy vẫn có cụ già đặt bánh tráng (đã nướng) lên đỉnh đầu
để bẻ đôi rồi mới ăn. Tương truyền rằng người Bình Định mang ơn cái bánh tráng vì
nó giúp cho vua Quang Trung hành quân thần tốc ra Thăng Long dẹp giặc. Bánh
tráng thì các bạn biết rồi, có thể nướng hoặc nhúng nước cho ỉu là có thể ăn đến
no. Vừa đi có thể vừa nhâm chi. Thứ lương khô ấy lại nhẹ nên tiện cho việc chuyển
quân.
Tác giả ảnh: Nguyễn Hà |
Các bạn có tin lời của Tây không nhỉ? Cô bạn gái của Tây ở
Phú Yên nói rằng một cái tết. Đại gia đình nhà bạn ấy ăn hết một thùng phuy
bánh tráng. Cái thùng phuy chuyên đừng dầu lẻ hoặc đựng nước nấu rượu ở quy mô
lớn ấy. Các bạn hình dung đi, nó cao như thế mà bánh tráng xếp chồng đầy thể
tích thùng ấy mà xong kỳ nghỉ tết là hết. Người Nam Miền Trung cuốn bánh tráng
với cơm để ăn no chứ không phải ăn chơi như chúng ta ở quán nhậu đâu.
Khác với người Nam Miền Trung và Tây Nguyên thích ăn bánh
tráng nhúng nước rồi cuốn với rau. Người miền Tây và Đông Nam Bộ lại chuộng
bánh tráng phơi sương. Bánh tráng ấy được nướng lên rồi đêm về họ đặt liếp bánh
trên bãi rau sạch đã được tưới nước lúc chiều để sương và hơi nước thấm nhẹ đều
lên hai mặt bánh. Trưa hôm sau có ngay bánh tráng phơi sương cuốn với rau rừng
kẹp thịt luộc chấm mắm ớt. Ui chu, ngon hết sảy! Bánh tráng phơi sương phải ăn
nhanh chứ để sau mười ngày nó mốc trong thùng chứa liền.
Có điều kiện, các bạn đi du lịch từ Đà Nẵng cho đến tút lút mũi
Cà Mau kiêm luôn Tây Nguyên. Nếu các bạn ghé nhà nào mà không có bánh tráng
trong nhà. Tây cho đánh vào mông. Nói thế để biết bánh tráng quan trọng như thế
nào cho tết của người phía nam đèo Hải Vân. Tết trong này nằm trong đỉnh điểm của
mùa khô nên nóng lắm. Bánh chưng bánh tét làm ra để cho có không khí tết thế
thôi chứ không khoái bằng sự mát mẻ của món bánh tráng cuốn rau. Khoảng hai
tháng trước tết là nhà nào nhà nấy lo gieo hạt rau xà lách cho kịp tết ăn rồi.
Tuổi thơ ai chả từng ăn bánh tráng mè (bánh đa vừng) nhỉ?
Bánh tráng là quà của con nhà nghèo nhưng luôn là món quà giàu hình ảnh tuổi
thơ nhất các bạn nhỉ? Cái bánh tráng như gói cả linh hồn dân tộc Việt Nam trong
đó vậy.
Buôn Ama Thuột, mồng 5 tết Ất Mùi (23/2/2015)
Tây Nguyên Xanh
Cám ơn vì bài viết bổ ích
ReplyDelete