Mọi trao đổi xin liên hệ: bientaynguyen@gmail.com

Wednesday, April 22, 2015

ĐẸP MỘT CÁCH ĐỚN ĐAU

April 22, 2015

Share it Please
   Là Tây muốn nói đến cảm nhận của mình về ba tấm ảnh dưới đây. Hôm nay là ngày Trái Đất thì phải. Èo, lắm ngày thế. Cơ mà Tây a dua, ăn hôi một status gọi là hưởng hứng ngày Trái Đất cho nó tỏ vẻ chí khí bảo vệ môi trường. Dù rằng mỗi lúc Tây hẹn hò với trai, hai đứa ngồi cắn hạt dưa phun vỏ quanh ghế đá, vứt bao có chứa vỏ lạc trên bãi cỏ xanh tươi mơn mởm. He he. Cái sự làm và nói của Tây có phần khác nhau. Chú thích ảnh phát nào. Ảnh đẹp dã man, đẹp tàn bạo và xem xong là hết muốn nhân đạo với kẻ xả rác thế cơ mà. Hã hã. À, Tây không có mắng mỏ gì các gã phó nháy đâu nhé. Các gã cấm trộm ảnh là toi. He he.

   Tấm ảnh này là của lão Nguyễn Đắc Thảo. Theo thông tin rò rỉ từ hồi sau tết Nguyên Đán thì đó là “kết quả tốt đẹp” sau ba ngày dân chúng chúc tụng nhau năm mới năm me an lành. Ngoài tết Nguyên Đán, một năm có kính thưa các thể loại ngày được cấc ban ngành yêu mến. Sáng toạ đàm, trưa toạ nhậu, chiều kê cái bàn toạ lên ghế để phân loại rác rồi vứt. Chắc là nên bớt ngày tưởng niệm mấy lị kỷ niệm để bớt rác nhỉ?
   
   Cái ảnh có mấy con Cò Ma đang bới rác này là của lão Tăng A Pẩu. Tây tò mò muốn biết vì sao lũ Cò hăm hở bới đào ở trong bãi rác ấy. Theo ngu ý của Tây thì hình như do nó đánh hơi thấy những thứ có thể ăn được trên bãi rác. Nhưng mấy thứ ấy bị gói trong các túi bóng nilon lên nó cứ phải vừa mổ vừa bới.
   Kết luận: Người ta chưa có thói quen phân loại rác trước khi vứt!
   Những thứ như cơm thừa, cặn nơi rửa bát, lá cây bỏ lại sau khi cắm hoa….nên để riêng ra và sau đó được đổ vào hố đất cho nó tự phân huỷ tạo độ mùn cho đất. Còn những thứ khó tiêu như bao nilon phải bỏ riêng ra để tái chế hoặc xử lý theo quy trình xử lý rác khó tiêu.

   Cái ảnh này là của lão Trần An. Mà không biết An hay Ân. Tây đoán tên dựa vào nick Tran An thôi. Mỗi lần nhìn tấm ảnh kiểu như thế này. Tây lại nghĩ đến các làng nghề đan lát bằng dây Mây và cây Tre. Sẽ như thế nào nếu như chúng ta đan ra một cái giỏ đi chợ có nhiều ngăn. Ngăn đựng thịt, ngăn đựng rau, ngăn đựng trái cây, ngăn đựng trứng… Sau đó, người tiêu dùng chịu khó rửa cái làn đi chợ rồi treo lên. Hàng hoá ở siêu thị toàn bộ được đựng trong giấy hoặc bằng tre. Lúc đó gần như chỉ có ngành y tế mới phải dùng đến đồ nhựa và bao nilon. Đồ nhựa có thể rửa và dùng lại được. Còn bao nilon đa số là để chứa các thai nhi bị nạo hút ở khoa sản của các bệnh viện. Những thứ chỉ dùng được một lần thì đa số liên quan đến bao nilon. 
   Vậy thì sao này có ai cầm bao nilon đi vứt rác, người ta có ý nghĩ xỉa xói ngay. Hạn chế được đáng kể nạn nạo phá thai và chuyện khó tiêu huỷ bao nilon. Đã thế, các làng nghề truyền thống lại sống như ngày xưa. Các cụ làm công tác bảo tồn văn hoá khỏi ca cẩm. Nhọc tai quá. He he. Tây góp ý ngu ngu thế. Chả biết khả thi không!
Buôn Ama Thuột, 22/4/2015
Tây Nguyên Xanh

0 comments:

Post a Comment