Ngày xưa voi là nỗi sợ hãi của loài người.
Nhất là người Đông Nam Á. Voi nhiều vô kể, đạp chuối, húc cau của loài người
miết thôi. Khi voi về phá làng, mọi người không ngăn nổi nó, chỉ biết đồng loạt
hét lên để xua đuổi nó. Nhưng con người sợ trong khi hét lên, voi càng cáu giận,
nó quật chết. Vậy nên loài người mới chế tạo qua các vật dụng có tiếng kêu âm
vang để dù ở xa vẫn làm cho voi sợ mà bỏ đi. Sau này người ta phát triển các
vật dụng phát ra âm thanh ấy thành nhạc cụ và rồi vô vàn loại hình diễn xướng
hát hò của loài người từ đó mà ra. Nhạc cụ nguyên thuỷ vốn dùng để đuổi những
con thú to vật vã so với loài người đấy nhé. Nhạc cụ của một vài dân tộc thiểu
số ở dọc dãy Trường Sơn của Việt Nam còn phân giới tính nữa cơ.
Nghĩa là chỉ có đàn ông mới đánh các nhạc cụ ấy vì đàn ông chịu trách nhiệm đi
đuổi thú khỏi phá nương rẫy. Cái vụ ngày xưa đàn ông đánh đàn để đuổi thú thì
các bạn vào Youtube gõ chương trình Giai Điệu Tự Hào, số tháng 1/2015: Cung Đàn
Mùa Xuân, để kiểm chứng nhé. Nghe cho hết và ngẫm cho kỹ kẻo bảo Tây nói láo.
Các bạn có biết thể loại diễn xướng hát Bài
Chòi danh tiếng của Nam Trung Bộ hình thành như thế nào không? Thì cũng vì sợ
những con voi, con hổ và nhiều con vật to uỳnh oàng khác đến phá mùa màng.
Người ta lập nên những cái chòi để canh gác. Trên mỗi chòi có đặt các vật dụng
phát ra âm thanh (sau này phát triển thành nhạc cụ). Mỗi khi người trên một cái
chòi nào đó thấy có thú lớn đến thì đánh nhạc cụ lên để bảo hiệu cho các chòi
các. Và rồi tất cả các chòi cùng phát ra âm thanh vang rộn inh tai nhức óc đuổi
thú trở lại rừng. Cho nên Bài Chòi có tên rất cũ là Bầy Chòi. Nhà nghiên cứu Vũ
Ngọc Liễn lúc sinh thời đã trả lời phỏng vấn với VTV Phú Yên như thế. Tây nghe
lõm bõm trên tivi và biên lại thế. Tây biết đếch đâu. Có thể nói, các loài thú
lớn, nhất là voi đã góp phần không nhỏ trong việc kiến tạo nên nền âm nhạc vĩ
đại của con người.
Nguồn ảnh: Facebook |
Ngày nay, thế trận đã khác. Voi sợ nhất là con
người và cũng lại sợ nhất là người Đông Nam Á. Một thằng lắm tiền, chức to nổi
hứng muốn có cặp ngà dựng ở phòng khách cho tiện bành trướng uy danh, xúi mấy
thằng chuyên nịnh bợ sếp lên rừng bắn voi chết tươi và cưa ngà về cho hắn. Sau vài tiếng pằng pằng của súng, voi rừng
giảm đi trông thấy. Voi ở khu du lịch ở Buôn Đôn còn bị phứt trụi lông đuôi để
làm nhẫn nữa cơ. Các cái nhẫn ấy được đơm đặt ý niệm là đem lại may mắn cho ai
đeo chúng để người ta bán lấy tiền.
Ngày xưa bà Trưng ở miền Bắc cũng có voi để
cưỡi đi đánh giặc, nay con cháu của bà Trưng muốn cưỡi voi thì gần như phải đến Buôn Đôn của
Dak Lak mới được cưỡi. Tự dưng hôm nay cư dân mạng đồng loạt bêu rếu hình ảnh minh
hoạ cho bài viết này. Thực ra nhiều năm làm như thế thế rồi có điều có một bạn nọ
sưu tầm ảnh cũng cái lễ như thế nhưng mấy chục năm trước có voi thật. Mọi người
xôn xao bàn tán so sánh. Tự dưng lại thành chủ đề cho dân mạng chém. Có thể ai
đó thanh minh thanh nga rằng không muốn phải hành hạ các chú voi đi diễu hành
nên mới phải dùng đến cái xe thế voi ấy. Nhưng có một sự thật phũ phàng rằng
Việt Nam
đã đạt ngưỡng hiếm-voi. Thật!
Buôn Ama Thuột, 28/4/2015
Tây Nguyên Xanh
0 comments:
Post a Comment