Mọi trao đổi xin liên hệ: bientaynguyen@gmail.com

Sunday, June 7, 2015

LẨN THẨN CHIỀU NAY

June 07, 2015

Share it Please
   Bàn phím bấm như đấm vào nút J thì may ra nó cho dấu nặng vào chữ. Thử gõ theo kiểu Vni nhưng không quen. Máy chạy chậm rù vì chương trình của virut xơi tái ổ cứng. Mở Facebook tư dưng đọc đươc tin nhắn của bạn mắng như tát nước vào mặt mà không hiểu vì sao mình bị đối xử thế. Hỏi lại, bạn không nói, chỉ mắng mình thôi.


   Vào Facebook của một bạn ở Indonesia thường hay đăng ảnh về chủ đề sân khấu. Loay hoay lục lại kho ảnh về điệu múa dân vũ Wayang Wong của nước họ vì trót đọc bài của Võ Quang Yến trên diendan.org rằng: “Nghệ thuật kịch câm của họ lên cao đến nổi năm 1936, tay nghề hài kịch nổi tiếng thế giới Charlie Chaplin lại xin cùng ở vài tháng để thấm nhuần tâm tính”. Và cũng để hỏi lại bạn ấy để kiểm chứng câu: “Ở Bali, sân khấu múa Wayang wong hoàn toàn có tính dân gian trong khi sân khấu múa Wayang orang ở Java lại là sản phẩm của cung đình.” của Lâm Thị Mộng Hòa khi nói về Sân Khấu Truyền Thống Đông Nam Á Dưới Góc Nhìn Văn Hóa được đăng trên Văn Hóa Học. Lục chưa ra album để sử dụng thứ tiếng Anh giả cầy của mình mà hỏi tác giả ảnh thì bắt gặp một tấm ảnh bầy cá heo ở ngoài khơi Indonesa do anh Aeron Tonimo tag cho bạn ấy. Hình như các bạn đã có chuyến ra khơi chụp sinh vật biển với nhau. Muốn đăng lại ảnh nên lo mọ nhắn tin xin tác quyền. Sợ lắm. Các bạn nước ngoài có kiểu chơi ảnh trên Facebook có chút khắt khe hơn các bạn ảnh ở Việt Nam mình. 


   Các tác giả ảnh nước ngoài đa số cũng dễ dàng trong chuyện xin đăng lại ảnh trên Facebook. Nhưng mà lâu lâu vẫn có tác giả yêu cầu chỉ được bấm nút “share” và khi share thì phải ghi rõ tên tác giả và nguồn ảnh. Nếu không thì họ yêu cầu gỡ ảnh. Họ là tác giả ảnh nên ho có quyền mà. Hai anh em đều dùng tiếng Anh lõm bõm. Cần truyền đat ý gì thì cứ đưa hết các từ vựng ra rồi đôi bên tự hiểu chứ ngữ pháp chưa chắc đã đúng. Chữ viết sai chính tả tùm lum. Ha ha. Tiếng Anh giả cầy là như thế đấy. Anh khoe mẹ anh già rồi nhưng thích đi du lịch nên anh đã từng đến vinh Ha Long của Viêt Nam cùng mẹ. Không biết anh nói thât không hay chỉ nói theo cách xã giao của một người trí thức làm trong ngành xuất bản. Lối nói vô hại khi muốn ninh ai đó bằng cách khoe đã đặt chân lên quê hương đối phương ấy mà. Cầu mong không phải thế. Tư dưng sơ bi lừa.

   Ban đầu nhìn cái ảnh bầy cá  nhảy lên măt nước là ảnh ghép. Nhưng nhìn lai cả chùm ảnh thì thấy lô nhô chỗ này chỗ no vài cái vây trên măt nước. Nghĩ chắc là ảnh thât. Và nói chung là cũng đáng để mình sưu tầm. Rồi ngẫm bao giờ làng ảnh Viêt Nam cũng có những tấm kiểu như thế này. Không phải làng ảnh của chúng ta không có ai khao khát ra khơi chup ảnh mà hình như có môt sư ngăn trở nào đó khiến cho họ chỉ đươc đứng ở bờ biển để chup hoàng hôn và bình minh. Lâu lâu mới ra các hòn đảo gần đất liền. Vậy ngoài khơi của chúng ta không có gì để chup sao? Ngoài ấy đang không bình yên mà. Đi sao đặng! Nói trắng phớ ra, ta có biển nhưng chưa thưc sự làm chủ vùng biển của chính mình. Biển chỉ để đánh bắt, bờ biển chỉ để tắm chứ hình như du lich xa khơi chưa phát triển lắm. Cũng như nông nghiêp, chúng ta thu hoạch nông sản nhưng du lịch trên chính mảnh đất trồng nông sản thì chưa phát triển. Có người bảo đó là do khâu “chỉ dẫn đia lý”.

   À thì là mình hoắng mõm lên tí cho nó thể hiên trí thức với thời cuộc. Kẻo lai bảo dân trí kém. He he. Mình chỉ đươc cái tự ái là cao chứ chả đươc gì.
Buôn Ama Thuột, 7/6/2015
Lời: Tây Nguyên Xanh
Ảnh: Aeron Tomino

0 comments:

Post a Comment