Mọi trao đổi xin liên hệ: bientaynguyen@gmail.com

Wednesday, July 22, 2015

CÂU CUỐI CÙNG CỦA TỜ DI CHÚC, CÁC BAN NÊN VIẾT GÌ?

July 22, 2015

Share it Please
    Các bạn đã bao giờ nghe chuyện một gã nọ sống nhờ miếng đất bé bằng cái bàn chưa? Tây kể cho mà nghe. Mỗi lần có người đến xin mua một dằm đất để an táng cho thân nhân mới qua đời, tên cai quản nghĩa địa luôn chỉ cho họ một miếng đất có nước ngầm ứa ra khi đào huyệt. Quan niệm của dân ta xưa nay muốn được chôn cất nơi khô ráo, sợ linh hồn người quá cố lạnh lẽo nên phải hối lộ cho tên quản trang một ít tiền mới được đổi miếng đất khác. Miếng đất ẩm ướt chỉ rộng bằng cái bàn trở thành kế sinh nhai cho môt kẻ đang sống.

     Các bạn đã từng nghe đến chuyện cháy rừng do dân đốt vàng mã ở khu nghĩa địa ngay bìa rừng chưa? Sáng 9/8/2014, có ông kia cùng vợ đến khu vực núi Bà Hỏa (Thành phố Quy Nhơn, Bình Định) viếng mộ người thân. Trong lúc thắp nhang và đốt vàng mã, ông sơ ý làm rơi tàn lửa xuống đám cỏ và thực bì khiến lửa bùng phát. Đám cháy sau đó lan rộng, làm thiệt hại hơn 20 ha rừng (10 đến 15 năm tuổi) của Công ty TNHH Lâm nghiệp Quy Nhơn. Tổng thiệt hại vụ cháy rừng là hơn 1 tỷ đồng. Ông kia bi phat 3 năm tù.
Tác giả ảnh: Đăng Tuấn Trung
     Các ban đã từng nghe đồn thổi rằng thời phong kiến, có một thằng thù dai đào hài cốt của một người quá cố rồi táng thành thuốc súng bắn ra sông để rửa hận chưa? Trong nhân gian vẫn lưu truyền cái câu chửi đôc:“Mày sống cho đàng hoàng chứ không tao đào mồ mả cha me mày lên”. Nghe thất kinh! Có bao giờ các bạn cảm thấy cái tết chưa bao giờ trọn vẹn do đau đáu hướng về quê hương vì xuân về không đi tảo mộ gia tiên chưa?

    Tây hỏi lắm nhỉ? Chỉ là Tây đang muốn nói rằng trái đất đang dần dần trở thành cái nghĩa địa khổng lồ các bạn a. Chẳng ai muốn con cháu của mình sau này bị tên cai quản nghĩa địa làm tổn thương, bị phạt tù chỉ vì hiếu kính với chúng ta hoăc vì gánh nặng hương hỏa cho ông bà mà không vươn cao vươn xa đến đươc những chân trời tư do, đúng không? Vậy thì hãy chấm dứt hình thức địa táng nhanh nhất có thể.

    Miếng đất dành cho cái mộ của mỗi người có thể trồng được môt cái cây tỏa bóng xanh mát cho đời đời nghỉ chân. Với diện tích ấy cũng có thể kê một cái bàn nhỏ cùng hai cái ghế để con cháu chúng ta uống trà và tâm tình với nhau. Với diện tích các nghĩa trang, chúng ta có thể xây dựng nhiều tòa nhà nhằm mục đích sinh lơi cho xã hội

    Khi chúng ta bị chôn dưới đất, những con mối, con kiến sẽ cắn xé da thịt. Những giọt nước từ cơ thể chúng ta sẽ ngấm vào mạch nước ngầm. Cư dân sống xung quanh nghĩa địa chết dần chết mòn vì nguồn nước ô nhiễm. Vậy nên câu cuối cùng của bản di chúc, các bạn nên viết câu ước nguyên được hỏa táng và thả tro cốt ra sông, ra biển hoặc dùng bón cho cây cối trên rừng của quê hương. Chẳng có ai nỡ đốt những người mình yêu quý thành tro đâu. Chỉ khi vâng lời di chúc mới dám làm thôi. Môt dòng viết ngắn hoặc một lời dặn sau cùng của các bạn sẽ góp phần thay đổi tư duy cho nhiều thế hệ. Các bạn đừng sợ con cháu mất gốc gác quê hương khi không còn về thăm mồ mả ông bà tổ tiên. Từ khi sinh ra, mỗi người đã bị ràng buôc bởi tờ giấy khai sinh rồi. Đi đâu, làm gì cũng đòi giấy khai sinh. Chay đâu cho thoát hai tiếng “quê nhà”.

   Thế nên đừng so bì ganh ti cái chính sách dành đất cho phần mộ của vợ hoặc chồng của cán bộ cao cấp các bạn nhé. Không phải ngẫu nhiên mà nhiều vĩ nhân muốn đươc hỏa thiêu đâu các bạn ạ. Vì họ tiến bộ đấy. Chúng ta không là vĩ nhân nhưng chúng ta muốn con cháu mình tiến bộ. Gõ bài này xong, tự dưng nhớ câu của người Nghệ Tĩnh: “Chết trước được mồ đươc mả, chết sau lấy lả mà hui”.
Buôn Ama Thuôt, 22/7/2015
Tây Nguyên Xanh

2 comments: