Cái tựa đề bài viết
là mình nhại một câu hát trong bài Điệu Ví Dặm Là Em mà trưa nay mình được nghe
trong đám cưới của cô bạn cùng lớp đại học. Ông nội của bạn “nhổ neo” và lái
con thuyền đưa cả gia đình vào Tây Nguyên sống. Nay có một chàng trai xứ Nghệ
vào trong này “dụ dỗ” cháu gái của ông về đất Nghệ làm dâu. Hôm nay dự lễ vu
quy của bạn nên có dịp được du hý ở cái huyện được cho là khỉ ho cò gáy một thời
của Dak Lak. Đáng lẽ bài viết này có tên CƯ M’GAR cơ . he he.
Cư M’gar! Viết như
thế nhưng người Dak Lak gọi nó là Chư Mờ Ga hoặc Cư Mờ Nga. Năm trước có ghé thị
trấn Quảng Phú của huyện một lần nhưng đường còn đang làm dở nên bụi quá, không
ngắm đươc gì. Hôm nay mới thực sự được “phượt” Cư M’gar. Từ Buôn Ma Thuột, chạy
thẳng đường Phan Chu Trinh nối sang Hà Huy Tập và cứ thế men theo tỉnh lộ 8.
Chay ngang qua bìa rừng Cư H’Lâm. Ấn tượng vô vàn vì lần đầu tiên mình thấy cây
rừng cổ thụ đấy. Thèm được vào chơi ở đó lắm nhưng phải chạy cho kịp giờ. Sau
khoảng hai chục cây số, ba đứa con gái rẽ đường vào buôn Dong giữa bạt ngàn cây
cao su. Nhờ lạc đường mà đươc trực tiếp thấy cảnh khai thác và nghiền đá làm xi
măng ở xã Ea Kpam. Lâu nay thấy người ta rủ nhau sang Cư M’Gar lấy đá, mình không
tin. Giờ thì tin rồi.
Tác giả ảnh: Trần Bảo Hòa |
Nếu như Krong Pak
mình là “vựa cà phê” thì Cư M’Gar là “vựa cao su” của Dak Lak. Đường về thi trấn
Quảng Phú, đâu đâu cũng thấy cao su xanh ngút ngàn. Ngày xưa, người ta đến Dak
Lak bằng cách men theo quốc lộ 1A tới Ninh Hòa ( Khánh Hòa) thì leo đèo Phượng
Hoàng để lên huyện M’Drak (dân ở đây gọi là Ma Đờ Rắc hoăc Mơ Đơ Rắc) rồi cứ thế
thẳng tiến quốc lộ 26 qua Ea Kar và Krong Pak để lên thành phố Buôn Ma Thuột. Vì
vậy quốc lộ 26 có tên trong lòng dân Dak Lak là “đường đi Nha Trang”. Những
ngày sau giải phóng, Krong Pak được xem là huyện “đáng sống” chỉ xếp sau tỉnh lỵ.
Ai được xếp công việc tại Cư M’gar thì họ sẽ nói là “bị đẩy đi Chư Mờ Ga”.
Hiên nay, Cư M’Gar
có dân số hưởng lương hưu chắc cũng nhất nhì Dak Lak vì công nhân canh tác cho các
nông trường cao su được xét về hưu sớm hơn các loại cây trồng khác. Người ta muốn
được về hưu sớm nên nạn chạy giám định sức khỏe để được cái sổ nhận tiền “hưu
non” rất phổ biến. Dân cà phê cũng có nạn này. Bảo hiểm xã hội hãi ước vọng về
hưu non của dân tình quá nên ra quy định mới rằng những ai sinh từ ngày
1/1/1966 trở về sau không được gọi đi giám định sức khỏe để làm thủ tục về hưu
non nữa. Ai muốn chốt ngừng đóng bảo hiểm thì họ cho ngừng nhưng đến tuổi mới
đươc hưởng lương hưu. Bi kịch nhiều lắm. Hôm nào mình kể sau.
Người gốc Nghệ An ở
Cư M;Gar rất nhiều. Chủ yếu là xã Nam Diên (huyện Nam Đàn) và xã nào đó của huyện
Đô Lương thì phải. Họ được trộn với dân Bình Trị Thiên nữa. Huyện Cư M’Gar có
cái ngã ba Cuôr Đăng (gọi là Chu Đăng) rất nổi tiếng trên quốc lộ 14 (từ Plei
Ku sang Buôn Ma Thuột) vì ngã ba này đi vào hồ Ea Nhái và đi tắt sang Krong Pak
để đón xe xuống Nha Trang. Đường của huyên này nay hoàng tráng lắm. Chẳng giống
mô tả nơi chó ăn đá gà ăn sỏi như trong các câu chuyện kể ngày xưa.
Buôn Ama Thuột, 13/7/2015
Tây Nguyên Xanh
0 comments:
Post a Comment