Chim cu Luồng - Tác giả ảnh: Nguyễn Anh Thế |
“Làm mai, lãnh nợ, gác cu, cầm chầu” là bốn cái ngu.
Ngu nhất là mai mối.
Hễ vợ chồng lục đục là người ta đè đầu người mai mối mà chửi. Khi hạnh phúc thì
có ai nhớ đến đâu.
Ngu nhì là lãnh nợ
giùm. Đi vay tiền cho người khác. Đến khi con nợ không có trả thì chủ nợ đến
đòi siết cổ mình.
Ngu thứ ba là gác
cu. À há! Chơi chim là một thú vui của nhiều người. Hồi xưa người ta dùng chim
cu nuôi nhốt trong lồng để làm chim mồi dụ dỗ bắt chim cu trong rừng. Họ treo
cái lồng chim mồi kèm theo bẫy ở cái cây nào đó rồi kiếm chỗ núp trong rừng. Người
gác cu lọt vào tầm ngắm rình mồi của hổ, báo khi nào không hay. Cho nên đó cũng
là một cái ngu.
Chim cu Xanh Sáo - Tác giả ảnh: Nguyễn Anh Thế |
Cầm chầu hát Bội
là cái ngu thứ tư. Người cầm chầu ngoài vốn Nho học uyên bác còn phải
am hiểu về tuồng tích và nghệ thuật biểu diễn để cảm nhận tinh tế và
khen chê đúng mức động tác diễn, chất giọng, cách thể hiện từng câu
Nam, câu Xuân, câu Lối của diễn viên trên sân khấu. Vì vậy, người cầm
chầu ngày xưa thường là các vị quan lại, chức sắc hoặc các vị trưởng
lão tại địa phương tổ chức biểu diễn hát bội.
Tìm hiểu những
nét độc đáo của nghệ thuật cầm chầu, chúng ta có thể thấy đó là
cả một quá trình thống nhất theo những nguyên tắc nghiêm ngặt. Khi
sắp bắt đầu buổi diễn, người cầm chầu “hỏi” đoàn hát đã chuẩn bị
xong chưa bằng hai tiếng trống nhẹ, hơi gằn “rụm rụm”. Dàn nhạc lúc
này với trống chiến có vai trò “nghênh tiếp” trống chầu. Nếu chuẩn bị
xong, tiếng trống phản hồi sẽ đáp lại “rụp rụp”. Để chắc chắn,
trống chầu hỏi lại một lần nữa“rụm rụm”. Nếu có tín hiệu trả
lời“rụp rụp” thì người cầm chầu sẽ lập tức đả tiếp hồi Khai
trường (khai chầu). Nguyên tắc đánh của hồi trống này là buổi diễn
thuộc về mùa nào thì đánh theo quy ước của mùa đó: Xuân tam, Hạ
cửu, Thu thất, Đông ngũ.
Một loài chim ử Úc có họ hàng với chim cu - Tác giả ảnh: Nam Lý |
Hồi Khai trường
vừa dứt là nhạc bắt đầu nổi lên. Khi diễn viên ra sân khấu chuẩn bị
hát câu đầu tiên, người cầm chầu tiếp tục gõ cái “thùng” khai mở cho
câu đầu tiên của đêm diễn. Sau đó là những tiếng trống chấm câu
“thùng”, đánh mỗi khi câu hát kết thúc; tiếng trống vớt hơi, với ý
đỡ giọng cho diễn viên mỗi khi hơi bị đuối; tiếng điểm khuyên “thùng”
để khen, động viên, khích lệ mỗi khi diễn viên có những câu hát hay,
động tác diễn đẹp… Ngược lại, khi diễn chưa đạt, người cầm chầu
thường phạt bằng cách gõ những tiếng “cạch, cạch” vào cạnh trống
(tang trống).
Hễ mình ít “chầu”
thì bọn đào kép cho mình là người khó khăn, phách lối, khinh khi bọn xướng ca
vô loại. Nhưng nếu mình đánh chầu đúng điệu thì bị gièm xiểm, cho rằng mình là
thằng dâm dê, cứ đánh khen mấy cô đào trẻ mà chê bai mấy cô đào già.
Bồ Câu là loài có họ hàng với chim Cu - Tác giả ảnh: Dragana Trajkovic |
Chỉ nhằm giới thiệu
bốn cái ngu ấy mà cụ Sơn Nam viết hẳn một cái truyện ngắn BỐN CÁI NGU trong
truyển tập Hương Rừng Cà Mau. Khéo léo đến thế là cùng. Cái đoạn giới thiệu về
nghệ thuật cầm chầu, nhà cháu sưu tầm ở Báo Bình Định.
Buôn Ama Thuột, 30/8/2015
Tây Nguyên Xanh
0 comments:
Post a Comment