Mọi trao đổi xin liên hệ: bientaynguyen@gmail.com

Saturday, September 26, 2015

BẢO TỒN LỄ BỎ MẢ (PƠ THI) NHƯ THẾ NÀO NẾU TÂY NGUYÊN KHÔNG CÒN HÌNH THỨC ĐỊA TÁNG?

September 26, 2015

Share it Please
Mình có một khát vọng, đó là Việt Nam không còn mồ mả nữa. Người chết được hỏa thiêu và đổ lên rừng bón cho cây hoặc ra sông, ra bể. Những ngôi mộ đã có từ trước thì xin phép được lấy hết xương cốt và cũng dùng điện đốt thành tro. Trả lại mặt bằng cho việc trồng rừng (ở vùng nông thôn) hoặc dựng công viên cây xanh (ở thành thị). Tất cả đều hóa vào hư vô hết. Chỉ có những đóng góp lúc còn sống thì trường tồn. Không còn cảnh thân nhân đi tìm hài cốt nữa. Nhưng chắc chắn những nhà nghiên cứu văn hóa sẽ gào lên rằng việc bảo tồn các nghi lễ liên quan đến mồ mả sẽ ra sao, như Pơ Thi của các đồng bào thiểu số ở Tây Nguyên chẳng hạn. Và mình đã nghĩ giải pháp như thế này
Một cái nhà mồ ở Tây Nguyên
Để lễ được tươm tất thì ắt phải hội tụ đông người về giúp. Tình cảm giữa người với người được gắn kết từ đó. Vì thế, phải bảo tồn lễ bỏ mả của đồng bào thiểu số ở Tây Nguyên. Khi hình thức chôn dưới đất không còn, nghĩa là không có mộ nữa thì lấy đâu ra mà bỏ mả? Có! Chúng ta đừng vội vàng đổ tro cốt ngay sau khi hỏa táng. Những hũ đựng tro được đặt trong một cái nhà mồ bằng gỗ rồi chờ đến lúc gia đình có đủ điều kiện làm lễ bỏ mả mới đi đổ tro ra thiên nhiên. Mỗi một khu dân cư có một nhà mồ tập thể. Nhà mồ được làm bằng gỗ và dưng theo lối cổ truyền. Vấn đề tượng nhà mồ thì sao?

Ngày nay, dạo quanh nghĩa địa của đồng bào thiểu số. Không khó để bắt gặp những nhà mồ được xây bằng xi măng ốp gạch. Tượng dựng quanh nhà mồ làm bằng sứ. Những người đam mê tìm hiểu nghệ thuật tạc tượng nhà mồ bằng gỗ sẽ khóc thét khi hoài cổ là cái chắc. Lễ bỏ mả khi không còn hình thức địa táng vẫn có dựng tượng nhà mồ. Nhưng độc đáo ở chỗ, gỗ để tạc tượng là do người quá cố  (hoặc bố mẹ) trồng cây mà nên. Mỗi một nhà mồ tập thể ấy theo thời gian sẽ trở thành nơi trưng bày tượng. Khi một đứa trẻ cất tiếng khóc chào đời thì bố mẹ chúng phải trồng cho nó một cái cây lấy gỗ. Đứa trẻ ấy lớn lên, già đi và sau khi chết thì người thân chặt cây ấy lấy gỗ để tạc tượng nhà mồ. Từ đây, hình thành một nền văn hóa mới. Văn hóa trồng cây xanh phục vụ cho việc bảo tồn những tinh hoa do người xưa để lại.
Một buổi học tạc tượng nhà mồ do trung tâm bảo tồn văn hóa người Jrai tổ chức
Rồi sẽ phát sinh ra tục “vay cây”. Nếu những người không may chết lúc còn trẻ. Cây của họ chưa cho chất lượng gỗ tốt. Thế nên người nhà phải vay cây của người già đang sống. Vay thì phải lấy lãi. Vay một cây thì đương nhiên trả phần gốc là cây còn non của người quá cố rồi. Ngoài ra, thân nhân phải trồng thêm một cây con nữa.

Những điều mình kể trên, loài người hoàn toàn có thể làm được. Nếu thay đổi được tư duy. Mình thầm thán phục những nhà truyền giáo Tin Lành. Chỉ sau có mấy trăm năm đặt chân lên Tây Nguyên mà họ có thể đồng hóa đức Chúa Trời với các vị thần (Giàng) của người dân tộc thiểu số. Đụng đến văn hóa tín ngưỡng là một vấn đề nhay cảm. Nhưng không gì là không thể. Mình nghĩ thế!
Buôn Ama Thuột, 26/9/2015
Lời: Tây Nguyên Xanh
Ảnh: Nguyễn Quốc

0 comments:

Post a Comment