Đâu khoảng 5h30 sáng, bỗng dưng
nghe tiếng đội trưởng nói trên loa rằng a lô, a lô, kính mời các đồng chí có tên
sau đây, 2h chiều nay, đến hội trường của đơn vị để họp về công tác bảo vệ vụ
thu hoạch 2015 – 2016. Thôi xong, cái nơi mình sống sẽ lao nhao từ đây cho đến
Tết Nguyên Đán. Đội ở đây là đội sản xuất được nông trường quy hoạch lại nơi ở
của công nhân canh tác cà phê sau đổi mới 1986. Mỗi đội ngày nay có khoảng 100
nóc nhà và đã được xã lập thành một thôn. Thế nên đến nơi này, ai đi xa về người
ta sẽ hỏi nhà của ông nọ ở đội kia, còn người lạ mới hỏi theo địa chỉ thôn xóm.
Một số người còn hỏi theo cái địa chỉ trước đổi mới 1986 nữa cơ.
Là thế này, sau Thống Nhất, người
ta thành lập các nông trường cà phê. Thời ấy cả nước sống theo chế độ bao cấp
nên nông trường muốn tồn tại được thì phải chia thành đội Sản Xuất, độ Chăn Nuôi,
đội Chế biến. đội Lò Gạch, đội Công Trình và một khu tập thể. Trong đó, đúng
như tên gọi, đội Sản Xuất có công việc chính là đi chăm sóc cà phê cho nông trường,
đội Chăn Nuôi cung cấp thịt heo và bò cho công nhân theo chế độ tem phiếu, đội
Lò Gạch cung cấp gạch ngói, đội Công Trình gồm những người chuyên đi xây nhà, đội
Chế Biến thì phụ trách phơi và xay cà phê khi công nhân thu hoạch về. Còn cái
khu tập thể thì để dành cho những ai mới di cư vào ở chờ phân công tác hay sao ấy.
Trạm xá và các trường học phục vụ riêng cho con em công nhân cũng được lập từ
đó. Sau 1986, người ta phân lại nơi ở của công nhân nên tên cũ bị xóa và quy hoạch
lại diện tích chuyên canh cà phê cho đến giờ. Khi cả nước tiến hành cổ phần
hóa, nông trường được đổi tên thành công ty trách nhiệm hưu hạn một thành viên
cà phê gì đó.
Trái cà phê chín trên cây vào đầu mùa - Tác giả ảnh: Chế Hồng Trung |
Lại kể tiếp lý do phải họp dân
phòng. Bất kể cái gì có thể mang lại cơm áo cho bạn thì cái ấy chắc chắn bị trộm
cắp dưới mọi hình thức. Dân sợ mất trộm lại muốn giảm tối đa tiền thuê nhân
công nên thường xuyên hái cà phê còn xanh non. Đem cà nhân xô đi xuất khẩu ra
nước ngoài. Người ta chê như tát nước vào mặt. Vì vậy, mỗi một mùa cà phê hằng
năm (kéo dài từ cuối năm này sang đầu năm sau). Các công ty phải tô chức lực lượng
dân phòng thay phiên nhau gác về đêm ở các lô đất do đội quản lý. Ngoài ra còn
có lực lượng dân phòng do công ty thuê ăn dầm ngủ dề ngoài rẫy trong suốt mùa
thu hái để đi tuần cà ngày lẫn đêm chuyên bắt quả tang nạn hái cà phê còn xanh
và bắt trộm. Kỹ như thế mà năm nào cũng có nhà than bị trộm. Thế mới tài!
Sau khi họp tổ dân phòng ở mỗi
đơn vị xong. Lãnh đạo của công ty sẽ cùng với chính quyền ở xã, huyện lên tình ủy
để họp Hội Nghị Liên Tịch Về Việc Bảo Vệ Sản Phẩm Cà Phê Và Tài Sản Xã Hội Chủ
Nghĩa. Họp xong, người ta lấy biên bản của hội nghị này đọc đi đọc lại trên loa
phát thanh của mỗi đội vào các buổi sáng. Nội dung biên bản gồm có quy định tỉ
lệ xanh-chín trên bạt lưới khi hái, cấm chăn bò quanh khu vực lô cà phê và cấm
trộm cắp và các hình thức xử phạt.
Hôm nay là ngày 22/9/2015, gõ vài
dòng để xem mùa cà phê năm nay kéo dài bao lâu.
Buôn Ama Thuột, 22/9/2015
Tây Nguyên Xanh
Kéo dài đến hết mùa chứ sao
ReplyDelete