Mọi trao đổi xin liên hệ: bientaynguyen@gmail.com

Saturday, July 9, 2016

GỪNG, NGUỒN GỐC TÊN GỌI TRONG VỊ THUỐC ĐÔNG Y VÀ TÊN KHOA HỌC

July 09, 2016

Share it Please
Cây Gừng (Zingiber officinale)

    Cái tên tiếng Anh “Ginger” của gừng xuất phát từ tiếng Latin “zingiber”. Mà chữ “zingiber” lại có liên quan đến chữ “shringavera” trong tiếng Phạn. Chữ “Shringavera” có nghĩa là hình dáng giống sừng của con nai. Vì sao gừng được mô tả như thế thì các cụ nhìn lại hình dáng củ gừng nhé. he he.

    Trong Đông Y, gừng tươi được gọi là Sinh Khương (生姜). Nguồn gốc tên gọi của cây này có liên quan đến Viêm Đế (炎帝), tù trưởng bộ lạc Khương sống ở ven sông Hoàng Hà. Có truyền thuyết cho rằng Viêm Đế chính là Thần Nông, ông tổ của Đông Y. Ngày xưa, người ta ăn thịt thú, quả dại sống qua ngày cho nên sinh bệnh mà chết rất nhiều. Thời điểm đó người ta chưa biết thuốc thang chữa bệnh. Một khi sinh bệnh là chờ tiếng gọi của thần chết. Viêm Đế nhìn thấy nỗi đau của người bệnh, trong lòng đầy thương xót.

   Một ngày nọ, Viêm Đế đi núi về, mệt đến nỗi toàn thân vã mồ hôi, bụng đau chân mỏi. Đón ông ở cửa nhà là một con chó xù toàn thân lông trắng như như ngọc lưu ly do ông tự nuôi. Viêm Đế đột nhiên nghĩ ra rằng con chó này cả ngày lắc đầu vẫy đuôi, trèo đèo lội suối mà không hề mắc bệnh. Chẳng lẽ nó đã ăn cái gì khác những thứ đã ăn giống con người? Nó đã ăn rễ, thân, lá của loại cỏ nào chăng?

   Để khám phá điều này, ông đã bất chấp nguy hiểm, mang theo con chó trèo đèo lội suối, cẩn thận quan sát phản ứng của con chó sau mỗi lần nó ăn. Có một ngày, Viêm Đế vừa ngắm phong cảnh vừa nếm cỏ nhận biết thuốc. Bỗng có một trận mưa to ập đến khiến Viêm Đế ướt sũng. Ông cảm thấy đầu óc choáng váng, tức ngực buồn nôn, đứng không vững. Lúc đó con chó xù đang ngậm một khúc củ loài cây nào đó. Tiện tay, ông cũng nhặt lên một miếng, rửa sạch vào bỏ vào miệng nhai thử. Nó chẳng có vị gì ngoài gây cảm giác cay nồng. Kỳ lạ là sau đó Viêm Đế thấy tinh thần thoải mái, cơ thể khỏe hẳn. Từ đó ông lấy tên bộ tộc “Khương” của mình để đặt tên cho loại thực vật này là Sinh Khương với ý nghĩa loài cây giúp ông có được cái mạng thứ hai.

Sài Gòn, 9/7/2016
Tây Nguyên Xanh sưu tầm và dịch từ tiếng Anh và tiếng Hán

0 comments:

Post a Comment