Mọi trao đổi xin liên hệ: bientaynguyen@gmail.com

Sunday, February 4, 2018

ĐI QUÉT LÁ RUỐC ĐẾN KHI ÁC Ẻ ĐẦU ĐÓN GÁNH VẪN CHƯA VỀ

February 04, 2018

Share it Please

    Xứ Nghệ quê tôi có hai câu nói đối đáp thể hiện cái sự đi chợ về trễ và đồn đoán của người ở nhà của người phụ nữ ấy là: “Đi chợ mà ác ẻ đầu đón gánh vẫn chưa chộ về” và “Nghi bổ vô hàng mô đó rồi cũng nên” Con ác hình như là con quạ. Câu đầu ấy có nghĩa là đi chợ ngồi lê đôi mách ngoài chợ lâu đến nỗi con quạ đậu lên đầu đòn gánh rồi ỉa khi nào mà cũng không biết. Tức là đi từ khi sáng tờ mờ, chim chưa bay đi ăn mà đến khi nắng lên, chim bay mệt đậu lên đòn gánh nghỉ ngơi mà chưa thấy về. Người nhà xót ruột và đồn đoán lý do là có thể  té ngã (bổ) vào hàng nào đó khiến nó bị vỡ nên bị ăn vạ. Nhà nghèo không có tiền trả và đôi co nên mãi chưa về. Ngày xưa, các cụ nấu bằng nồi đất nên sợ nhất sa chân trượt chân té nhào vào hàng này. Trứng cũng là một mặt hàng dễ vỡ nên người ta cũng ngại chạm vào nó. Vấn đề là chợ tết ở quê đông như thế. Người chật như nêm, tránh sao đặng những va quệt. Đi còn không nhanh nổi nữa chứ nói gì phải cò kè cho hợp với túi tiền ngày xuân.


  
    Ngày bé, bố hay trêu tôi mỗi khi xin mẹ đi chợ cùng rằng xin đi chợ để quét lá ruốc à. Giờ nhớ lại câu nói này, thương quê nhà da diết. Quê nghèo đến nỗi ruốc cũng không có nhiều mà ăn. Xin nói cho rõ là ruốc của xứ Nghệ là thứ các miền gọi là mắm tôm. Ngày xưa ruốc (mắm tôm) được gói vào lá chuối hoặc lá dong đem ra chợ bán nên trẻ con thường lang thang ngồi cố quét quệt vét những mảng bám sót lại lên lá mới có ăn. Là mình mường tượng ra thế chứ bọn mình may mắn quá nhiều rồi, không phải sống một tuổi thèm khát như thế.
Thủ Dầu Một, 4/2/2018
Tây Nguyên Xanh

0 comments:

Post a Comment