“Sáng sớm hôm qua đi bệnh viện Hiệp Hòa Tây (协和西) xét nghiệm, chụp CT xác thực xem mình có bị nhiễm virut (Covid-19) không. Bác sĩ xét nghiệm biết tôi ở bên mẹ 5 ngày (trong khu điều trị), lại còn ở trong thành phố (Vũ Hán) chạy tìm hết bệnh viện này đến bệnh viện khác trong suốt 10 ngày, vậy mà tôi không bị nhiễm. Bác sĩ biểu dương cách phòng chống của tôi. Vì vậy hôm nay tôi chia sẻ kinh nghiệm cho những ai đang phải chăm sóc người nhà bị nhiễm virut:
1. Bên ngoài, mặc áo khoác da bóng. Tôi không biết như thế này có đúng không nhưng cảm thấy áo da bóng thì dễ lau chùi bụi bẩn và nhất là lau cồn khử trùng áo rất tiện. Ấy vậy mà vẫn có bài viết nào đó nói cần mặc áo lông nhung? Thật chẳng hiểu nổi!
2. Bên trong áo khoác da bóng là lớp áo bảo vệ, đội mũ loại bình thường. Mỗi ngày, trước khi ra ngoài thì cuộn tóc lại thành búi gọn trên đầu. Lấy cái chụp đầu (loại phụ nữ dùng khi tắm) để bọc tóc lại, đội thêm một cái mũ bảo vệ nữa rồi dùng dây quấn chặt quanh đầu.
3. Đeo hai cái khẩu trang, bên trong có một lớp N95 (chữ “N” để ký hiệu của cụm từ “Not Resistant to Oil”, tức là không chống được chất dầu. Số 95 biểu thị cho khả năng lọc các loại hạt có trong môi trường lên tới 95%), bên ngoài là loại khẩu trang y tế thông thường. Đảm bảo cứ sau bốn giờ đồng hồ thì thay khẩu trang một lần.
4. Cách tốt nhất để bảo vệ mắt là đeo kính bảo hộ. Tôi không có (loại ấy) thì dùng kính cận như mọi ngày vậy. Khi ra ngoài, dù có ngứa đến cỡ nào cũng không bao giờ dụi mắt.
5. Mùa hè hằng năm người Vũ Hán thích ăn tôm hùm đất (tên khoa học Procambarus clarkii) cho nên trong nhà vẫn còn mấy đôi găng tay nilon (dùng khi ăn tôm hùm từ năm ngoài còn sót lại). Tìm ngay nó ra mà dùng, nhớ là đừng đụng vào mấy chỗ bén nhọn (của găng tay nilon), nếu thấy rách thì thay cái khác ngay.
6. Dù là thay khẩu trang hay bao tay đều phải cẩn thận tránh để mặt lộ bên ngoài (của khẩu trang và bao tay) chạm vào da.
7. Các bệnh viện chỗ nào cũng có sẵn chai nước khử trùng. Lúc đi vào hoạt động trong đó nhớ khử trùng. Đây là thứ tài nguyên rất hữu dụng.
8. Có ngày phải mua 2 lọ cồn 75% dung tích 500 ml. Đổ cồn vào cái chai xịt (loại dùng tưới cho cây cảnh). Luôn luôn mang chai xịt ấy bên mình để khi rời khỏi bệnh viện có nó mà khử trùng.
9. “Tôi mỗi ngày về nhà là dùng chai xịt cồn lên xe, quần áo, mũ nón, chăn gối và dày dép để khử trùng”. Không nên “xịt’. Phương pháp khử trùng này sai rồi, hơi cồn này mà tiếp xúc với tia lửa điện thì coi như cháy banh nhà luôn. Nên “lau” nhẹ nhàng như bác sĩ lau lên da trước khi tiêm ấy.
10. Về tới nhà thì ngay lập tức treo áo khoác nơi thoáng ánh sáng mặt trời, tắm rửa sạch sẽ bằng nước ấm, quần áo đồ lót bên trong thì bỏ máy giặt cho nó sấy khô nửa tiếng đồng hồ. Ngày tiếp theo muốn ra ngoài cũng không cần mặc đồ mới hoàn toàn. Vẫn mặc bộ đồ đó. Bộ ‘chiến bào” này tôi đã mặc 16 ngày rồi đấy. Thực sự tôi giặt nó mỗi ngày.
11. Một điều quan trọng bậc nhất, ấy là không bao giờ được ngồi ăn chung với bệnh nhân nhiễm virut”
----
Những nội dung trong ngoặc là Tây thêm vào để làm rõ nghĩa, không có trong nguyên văn. Dòng chữ ghi trên ảnh có nghĩa là: “Mồng 2 tháng 2 đưa mẹ vào phòng cách ly. Xem chiến bào của tôi đi”. Các bạn có nhu cầu kiểm chứng nguồn tin thì Tây sẽ gửi link bằng ứng dụng wechat nhé.
Bến Cát, 15/2/2020
Người dịch: Tây Nguyên Xanh
0 comments:
Post a Comment