Khi các nước có dịch bùng nổ, tạm thời công dân nước ấy không được bay thẳng đến Việt Nam. Thế là Thái Lan và Malaysia mở các trung tâm cách ly chuyên phục vụ cho những người cần bay transit sang Việt Nam. Các doanh nghiệp phải bỏ tiền túi ra cho chuyên gia ăn ngủ ở khu cách ly trong mười bốn ngày, khám sức khỏe ổn định rồi mới được phía Việt Nam tiếp nhận. Cái khó nó ló cái khôn là có thật…
Khi chúng ta ra chợ vẫn có gạo để mua, có cam để vắt, có thịt để xào, có cá để cho vào nồi lẩu thì chúng ta ra sức hô hào cấm tiệt tất cả công dân đang sống trên đất nước có dịch ra khỏi lãnh thổ là yên tâm nhất. Nhưng hỡi ôi, nếu nông dân trồng lúa vì sợ dịch mà không ra đồng. Người bắt cá không dám ra ao, người nuôi lợn không đem heo ra chợ bán thì có lẽ không chỉ mỗi chiếc khẩu trang tăng giá phi mã. Có thể thấy dưới áp lực về nhân công, về doanh thu và cao hơn là thu nhập đóng góp cho nền kinh tế mà cả một hệ thống chính trị đang gồng mình. Cứ nghĩ họ phải làm sao trấn an dân khỏi nỗi sợ hãi lại làm sao khơi dậy tinh thần chịu đựng của các y bác sĩ và cả đội ngũ nhân viên ở các cửa khẩu. Trâu bò đánh nhau, ruồi muỗi chết là có thật…
Ngày mai nữa là tròn một tháng mình ngồi vào bàn làm việc của sếp để làm tất cả các công việc thay ông ấy. Và cũng là ngày cuối cùng mình phải bước vào phòng họp để nghe chất vấn những vấn đề sản xuất của công ty. Không khác gì tra tấn. Thứ hai ông ấy đi làm rồi, mình lại được trở lại thân phận trợ lý thuần túy. Thà bưng nước, pha trà mời sếp để ăn lương mỗi tháng còn hơn là làm sếp để chịu áp lực tứ về. Oai như cóc là có thật, quá mệt!
Gõ trong lúc chờ khách hàng đến nghiệm nốt mấy cây đèn phục vụ trong các phòng khám y tế. Khoảng một tháng nữa thôi, những cây đèn này sẽ có mặt ở các bệnh viên ở bên Mỹ và Châu Âu. Thôi thì mình có tí đóng góp cho sự phát triển của ngành y.
Bình Dương, 6/3/2020
Tây Nguyên Xanh
0 comments:
Post a Comment