Mọi trao đổi xin liên hệ: bientaynguyen@gmail.com

Friday, November 13, 2020

MUÔN CHIỀU KHU CÔNG NGHIỆP - Kỳ 5: THUA MỘT VÁN CỜ CHỮ ƠN

November 13, 2020

Share it Please
Tác giả ảnh: Trần Văn Dũng

    Mai công ty có chuyến chở các chuyên gia Trung Quốc sang thành phố Biên Hòa để khám sức khỏe tổng quát. Tự dưng ngồi nghĩ đến câu “đây là một công trình tri ân Việt Nam” khi ông chủ của tập đoàn Shing Mark đến từ Đài Loan, thành lập bệnh viện đại học y dược ở Đồng Nai. Người Hoa ấy mà, dùng duy nhất một chữ Ân 恩 để thắng một bàn cờ chiến lược kinh tế. Khi tìm các video phỏng vấn các chủ doanh nghiệp Trung Quốc, tôi khá ngỡ ngàng vì trước khi khoe năng lực bản thân, họ luôn nói nhờ ơn Chính Phủ (Trung Quốc) mà họ gặt hái được như nọ như kia. Họ nói với tâm thế như chúng ta bảo nhờ trời nên sức khỏe còn tốt vậy. Không phủ nhận thế chế chỉnh trị và không né tránh cái vòng kim cô chính phủ, ấy mới là bản lĩnh. Họ sùng bái Chính Phủ nước họ cũng đúng thôi. Nếu không có sự giúp đỡ của Chính Phủ của họ thì làm gì có chuyện tàu hải quân nước họ chỉ chạy lòng vòng ngoài biển khơi là đủ làm máu của người dân các nước có vùng biển chung nóng máu đến độ đập phá đốt cháy và thậm chí đánh bất cứ ai nói tiếng Trung Quốc. Sau sự kiện ấy, nguồn đầu tư từ một số nước phương Tây vào một số nơi ở Đông Nam Á bị chững lại vì bị cho là nơi bất ổn, đất tự dưng dễ mua hơn. Năm 2014 xảy ra sự kiện kẻ quá khích đốt xưởng. 2015 có những cuộc thương thuyết thuê đất làm khu công nghiệp mới, 2016 tổng thống Mỹ Donal Trump lên nắm quyền. 2017 gấp rút đặt những viên gạch cuối cùng cho nhà xưởng, tuyển công nhân, đào tạo nhanh cho quen máy móc. 2018 sự kiện Huawei nổ ra. và cuối 2019 đầu 2020 có một làn sóng chuyển đơn đặt hàng từ Trung Quốc sang các nước Đông Nam Á cho dễ xuất sang thị trường Mỹ và Châu Âu. 2021 tăng thuế xuất khẩu theo cấp số nhân tại các các cảng của Trung Quốc. Không nhờ chỉnh phủ Trung Quốc sử dụng quân cờ tàu biển thì làm gì có sự nhàn nhà của doanh nghiệp Trung Quốc và tỉnh đảo Đài Loan như hôm nay.

    Đài Loan là cửa ngõ kinh tế của Trung Quốc thời kỳ mở cửa, là cái nơi cất giấu kho báu của quốc gia trong thời kỳ chiến tranh. Đài Loan luôn là sân khấu cho vỡ diễn cuộc chiến Mỹ - Trung. Hôm nào tôi sẽ dịch các video phỏng vấn một đại gia đình có những người con mang tên những tỉnh thành phố của Trung Quốc vì họ được sinh ra trên hành trình bố mẹ họ di chuyển cổ vật của bảo tàng quốc gia từ Bắc Kinh ra Đài Loan bằng đường bộ. Người Đài Loan khá lười nhưng cũng thích ăn sung mặc sướng thế là chơi trò thế này. Mỹ muốn lập căn cứ quân sự để khống chế sự phát triển của Trung Quốc. Đài Loan xung phong làm phần tử bất hảo nhưng với một điều kiện, Mỹ phải rót đô la cho người Đài Loan làm ông chủ công xưởng và tạo thị trường rộng mỡ cho hàng của Đài Loan xuất khẩu. Thời kỳ Trung Quốc mới mở cửa nền kinh tế (sau năm 1978) chính người Đài Loan là những ông chủ của những nhà xưởng đầu tiên ở Trung Quốc đại lục. Trung Quốc mượn cánh tay của người Đài Loan để thu gom ngoại tệ và đầu cơ vàng, đá quý của thế giới. Lâu lâu nổi hứng dạy đời, chủ tịch Xi Jin Ping (Tập Cận Bình 习近平) không cho nhập khẩu quả Pipa 枇杷(tên khoa học Eriobotrya japonica) nữa thì đồng bào Đài Loan (cách gọi của chủ tịch Xi khi nhắc đến người Đài Loan) lại khóc tu tu như nằm nào đòi ly khai các cái. Và thấy được gì sau sự kiện Shing Mark mở bệnh viện ở Việt Nam?

    Bệnh viện nào của Shing Mark ở Đài Loan hay ở Trung Quốc đều to cả. Nhưng cộng đồng người Hoa có bệnh viện riêng cho mình là cách họ đùm bọc che chở nhau trong bối cảnh người bản địa ghét họ như ghét bọ chét. Ở Bình Dương không thiếu bệnh viện Quốc Tế do người Việt mở ra nhưng cứ nghĩ đến cảnh người Việt không có thiện chí với túi tiền của người Trung Quốc nên thôi thì chạy sang Đồng Nai cho nó oan toàn. Tôi rất nể hiệp hội doanh nghiệp của Đài Loan và Trung Quốc ở Việt Nam. Họ đóng hội phí để mua được giá nguyên liệu rẻ hơn, để có tiền trang trải khôi phục nhà xưởng khi có cháy nổ, để hiệp hội giúp họ khử những phần tử bất hảo ra khỏi địa bàn trong êm đẹp. Chỉ riêng việc các cty ở Đài Loan mua bảo hiểm y tế cho hàng nghìn công nhân ở Bệnh Viện Shing Mark thôi là đủ thấy sức mạnh của hiệp hội như thế nào. Giá cả mà hiệp hội giúp đỡ lẫn nhau khiến tôi phải đứng trước mặt sếp mà nói rằng tôi đã không thể hoàn thành sứ mệnh thanh tra giá cả do bộ phận thu mua cung cấp. Tôi không thể tìm một nhà cung ứng nào có giá rẻ hơn giá của các công ty có trong hiệp hội. Tôi đã thua một ván cờ chữ Ơn.

Bến Cát, 13/11/2020
Tây Nguyên Xanh

0 comments:

Post a Comment