Mọi trao đổi xin liên hệ: bientaynguyen@gmail.com

Monday, March 29, 2021

THẤY GÌ TỪ SỰ KIỆN BÔNG VẢI TÂN CƯƠNG BỊ LIỆT VÀO DANH SÁCH ĐEN

March 29, 2021

Share it Please
   Giá cổ phiếu của các hãng giày với cả quần áo trên thế giới tự nhiên tụt nhanh như váy các chân dài đứng trước mặt đại gia. Báo chí chính thống Trung Quốc lại đang rần rần mổ xẻ các vấn đề về cây bông vải của Tân Cương. Tây cũng vào xem các cung ứng bông vải Trung Quốc nói gì trước bùa rìu dư luận. Chuyện là, theo như chương trình Tiêu Điểm phát trên sóng CCTV thì, hàng loạt số lô đặt hàng sợi bông vải ở Tân Cương đã ký kết hợp đồng nhưng bỗng dưng bị hủy. Với lý do là hàng bông vải Tân Cương không có giấy chứng nhận chất lượng của Hiệp hội phát triển cây bông tốt hơn Better Cotton Initiative viết tắt là BCI. Tháng 8/2020 Hiệp hội này của Thụy Sỹ đã hủy vô thời hạn giấy chứng nhận mà trước đó đã cấp cho Trung Quốc vào năm 2012.



    Để có giấy chứng nhận này, phía nhà cung ứng Trung Quốc phải đạt đủ các tiêu chí sau: Độ màu mỡ bền vững của đất (土壤健康Soil health),tính đa dạng sinh học (生物多样性Biodiversity), chất lượng sợi vải棉花纤维品质(fibre quality),quản lý tài nguyên nước(水资源管理Water),quản lý hệ thống hóa nông trường (农场系统化管理Management system),sức khỏe người lao động(体面劳动Deccent work),bảo vệ thực vật (植物保护Crop protection). Mặt hàng bông vải Tân Cương bị đánh rớt vì lý do bóc lột sức lao động. Nhưng theo như cuộc phỏng vấn trong chương trình Tiêu Điểm phát vào ngày 27/3/2021 trên CCTV thì Tổng giám đốc cty TNHH Guo Xin Zhong Tân Cương Lư Xuân Kiến Lu Jun Jian nói rằng lương công nhân của họ trung bình là 5000 RMB (khoảng 17500 000 VND)/tháng ngoài ra được cung cấp nơi ăn, chốn ở. Một ngày làm tám tiếng, buổi trưa có hai tiếng nghỉ ngơi, Năm nay đáng lẽ họ chỉ tuyển 80 người nhưng số người đến ứng tuyển lên đến hơn 170 người. Thử hỏi nếu chế độ phúc lợi không tốt thì có nhiều người đến xin việc như vậy hay không?

    Từ năm 2019, viện nghiên cứu chiến lược Autralia, tờ Nhật Báo Phố Wall (The Wall Street Journal ) của nước Anh cùng với các tổ chức phi chính phủ đã đề cập đến vấn đề bóc lột lao động dân tộc thiểu số ở Tân Cương. Từ năm 2012 Trung Quốc tham gia hiệp hội phát triển cây bông tốt hơn và đặt văn phòng đại diện ở Thượng Hải. Và cũng từ đó các nông trường trồng bông vải trên toàn Trung Quốc đều chú ý đến việc thăm hỏi điều kiện ăn ở của công nhân, cấm kỳ thị tôn giáo và sắc tộc. Còn về các bước điều tra của hiệp hội gồm có: đầu tiên là các đơn vị sản xuất tự đánh giá, sau đó đội điều tra của văn phòng đại diện Thượng Hải đi thẩm định và bước cuối cùng là bên thứ ba đến kiểm chứng báo cáo. Từ năm 2019 chính phủ Mỹ khơi mào căng thẳng kinh tế Mỹ - Trung, Cơ quan phát triển quốc tế Mỹ (U.S. Agency for International Development) đưa ra quyết sách nội bộ tả hữu tác động vào hiệp hội phát triển cây bông vải tốt hơn BCI. Nguyên một năm 2020 tổ chức này đã gây sức ép đối với ngành xuất khẩu bông vải của TQ.

    Nhìn những tiêu chuẩn này, lại nghĩ đến cây bông vải và nhiều loại nông sản khác của Việt Nam. Người tiêu dùng trên thế giới bây giờ khắt khe hơn. Họ không muốn bị mang tiếng dùng những sản phẩm mà góp phần làm hủy hoại thiên nhiên, xương máu con người. Họ sợ cái gọi là “toà án lương tâm” cho nên mới đặt ra hàng loạt những tiêu chuẩn. Sản phẩm nào đạt những tiêu chuẩn ấy thì mới được cấp giấy chứng nhận nhập khẩu hoặc sử dụng. Việt Nam chúng ta cứ loay hoay trong việc làm chỉ dẫn địa lý cho nông sản. Phải chăng vì không dám công nhận rằng mỗi ngày có rất nhiều nông sản thu được nhờ đốt rừng làm nương rẫy. Một khi chúng ta chưa rành mạch được chỉ dẫn địa lý thì chúng ta khó mà được cấp những giấy chứng nhận về tính đa dạng sinh học, sự đảm bảo độ màu mỡ của đất. Không nói rõ được chỉ dẫn địa lý thì các cơ quan làm sao kiểm tra giám sát, chúng ta mất điểm về xác nhận quản lý nông trường một cách có hệ thống. Đó là chưa kể đến các tiêu chí còn lại. Càng sớm thay đổi cái nhìn về bảo vệ môi trường thì chúng ta mới càng dễ xuất khẩu kiếm ngoại tệ về kiến thiết đất nước.

Bến Cát, 29/3/2021
Tây Nguyên Xanh


0 comments:

Post a Comment