Mọi trao đổi xin liên hệ: bientaynguyen@gmail.com

Monday, March 14, 2022

KÈN ỐC BIỂN DU NHẬP VÀO TRUNG QUỐC VÀ CÂU CHUYỆN PHÁP LOA TRONG PHẬT GIÁO

March 14, 2022

Share it Please


     Mình hay tham quan bảo tàng Trung Quốc bằng hình ảnh 3D giống như kiểu khách du lịch đứng trước màn hình cảm ứng khổng lồ trước cửa bảo tàng để xoay các chiều hiện vậy thôi. Đằng nào cũng chẳng được sờ vào hiện vật. Hôm nay thăm trang web của bảo tàng Cố Cung ở Bắc Kinh có một nhạc cụ được làm từ đời vua Càn Long. Nó có chiều dài khá đặc biệt, 35 cm. Trong khi thông thường các nhạc cụ cùng loại với nhau thông thường là dài 30 cm, có hình bầu dục. Đường kính dài là 14 cm -16 cm. đường đính ngắn là 4 cm-11cm. Nó là kèn ốc biển. Tuy nhiên đây là loại nhạc cụ du nhập vào Trung Quốc thông qua sự truyền bá của Phật giáo từ Ấn Độ sang.

    Người ta sử dụng ốc biển làm nhạc cụ từ rất sớm. Tác dụng đầu tiên của nó là làm hiệu lệnh trong quân đội trong các trận chiến của người cổ đại. Sau này được đạo Phật thu nạp thành cái gọi là Pháp Loa. Pháp Loa trong Phật giáo cũng có lịch sử hơn 2500 năm. Theo như ghi chép của kinh Phật thì khi ngài Thích Ca Mâu Ni chuyên tâm tu luyện trước thành Phật, có kẻ tà ma ngoại đạo đến làm loạn, vừa lúc Đế Thích Thiên (Ngọc Hoàng) tới nơi, ngài đã thổi một hơi Pháp Loa. Kẻ ngoại đạo nghe âm thanh đó liền đầu óc quay cuồng, bước đi chuệnh choạng. Sau này, Phật Thích Ca Mâu Ni lần đầu chuyển pháp luân ở Samath, Ngọc Hoàng lại tặng cho Phật Tổ một cái Pháp Loa màu trắng. Hoạt cảnh này đã được tái hiện nhiều trên tranh dán tường ở chùa chiền.


   Kèn ốc biển được chế tạo đầu tiên ở Ấn Độ, sau đó nổi tiếng ở Đông Nam Á rồi mới theo đạo Phật du nhập vào Trung Quốc. Trong tập một của Kinh Liên Hoa Diệu Pháp, có nhắc đến thổi đại pháp loa. Thời kỳ Nam Bắc triều, kèn ốc biển đã được dân gian phương Bắc Trung Quốc truyền bá rộng rãi. Thời kỳ Bắc Ngụy (năm 386- 534) đã có hiện tượng thổi kèn này làm kỹ nhạc. Thời Tùy Đường, kèn ốc biển dùng cho Tây Lương, Quy Từ, Thiên Trúc, Phù Nam, Cao Lệ Chu . Năm Đường Trinh Nguyên thứ 17 (tức 801 sau công nguyên), nước Phiêu ở phía Nam đã cống tặng bộ nhạc cụ có ốc dát ngọc.

  Như đã nói ở trên, kèn ốc biển ngoài có ý nghĩa trong Phật giáo, nó còn có tác dụng trong quân sự, hoạt động giải trí và lao động của người cổ đại. Sử sách Tây Tạng có chép khi tù và Tây Tạng chưa xuất hiện, trong quá trình truyền bá Phật giáo, kèn ốc biển được dùng làm nhạc cụ diễn tấu. Tù Và Tây Tạng đã lật đổ địa vị của Kèn Óc Biển. Ngày nay vẫn sử dụng Kèn Ốc Biển trong diễn tấu tụng kinh.


    Kèn ốc biển hiện đại được dùng từ vỏ ngoài tự nhiên. To nhỏ không đều nhau, thông thường dài 25 đến 33 cm. Lấy màu trắng xanh hoặc có hoa văn để làm đẹp, mài đầu nhọn để gắn đầu thổi có dạng hình trụ hoặc hình nón, đường kính ngoài 2 đến 3 cm. Lỗ thổi chính giữa hơi khít, đường kính chỉ khoảng 1 cm. Có loại ốc được khoan hai lỗ, gắn thêm dây dây, khi không dùng tới có thể treo nghiêng trước bụng hoặc dưới nách.

   Hoa văn đuôi của ốc biểu đạt 3 dòng hoa văn của Phật, cũng là biểu hiện của lời Phật dạy. Hoa văn của ốc có xắn trái và xoắn phải. Theo chiều ngược kim đồng hồ gọi là xoắn phải, ngược lại là xoắn trái. Theo khoa học phân tích, phương hướng của hoa văn xoắn ốc ứng với nối tương quan giữa vận động của thủy triều và hiệu ứng lực Coriolis. Ốc biển xoắn trái cực nhiều, ốc xoắn phải cực ít. Vì vậy Phật giáo cho rằng ốc xoắn phải mang ý nghĩa đặc biệt, là biểu trưng cho sự cát tường.



   Kèn ốc biển (pháp loa) có hai hình thức là có trang trí và không có trang trí. Kèn không trang trí là loại để nguyên trạng thái tự nhiên của ốc, thường dùng trong cúng tế trước Phật. Loại kèn có trang trí thường được gắn thêm vàng, bạc hoặc đồng ở phần đuôi ốc. Ở phần thân ốc lại được bọc bởi các cái lá vàng, bạc hoặc đồng. Hoa văn trên kim loại được chạm khắc theo hình vẽ và có gắn thêm đá quý. Nó là biểu trưng cho loại hình ốc khảm kim loại sớm nhất.

    Các bạn có thể xem hình ảnh thực tế 3D ở link này: Ở đây  

Bình Dương, 14/3/2022
Tây Nguyên Xanh

0 comments:

Post a Comment