Ở tốc đốc độ 300 km/h, tàu cao tốc Kinh Hỗ dùng kỹ thuật sản xuất và ứng dụng quy mô hoa quỹ đạo CRTSII của Đức. Đường sắt cao tốc Kinh Hỗ thiết kế tổng cộng 4066 km mạng lưới tiếp xúc, lộ lệch cho phép ở mỗi mét là 0.05 mm, độ lệnh của phần đáy là 0.1 mm.
Toàn bộ đầu tàu CRH380A do nữ kỹ sư Lương Kiến Anh cùng các cộng sự thiết kế, đều được lắp ráp bởi linh kiện thân thiện với môi trường và tiết kiệm điện. Ở tốc độ 300 km/h, cứ mỗi 100 km thì hao 3.64KWH, bằng 1/12 năng lượng dùng cho máy bay chở khách.
Để nhìn lại những dấu mốc lịch sử của dự án tàu cao tốc Kinh Hỗ này, phải kể đến những tính toán của nhà cầm quyền từ những năm 1978 nhưng mãi đến tháng 12/1990, bộ Đường Sắt mới hoàn thành “báo cáo ý tưởng đề án đường sắt cao tốc Kinh Hỗ.
Năm 1994, ủy ban khoa học quốc gia, ủy ban kiến thiết quốc gia, ủy ban kinh tế mậu dịch quốc gia, ủy ban cải tổ quốc gia và tổ đề án của bộ đường sắt đã hoàn thành nghiên cứu chuyên sâu báo cáo nghiên cứu tiền kỳ vấn đề kinh tế kỹ thuật lượng lớn đường sắt cao tốc Kinh Hỗ.
Tháng 12/1994, Viện Quốc Vụ phê chuẩn triển khai nghiên cứu tính khả thi của đường sắt cao tốc Kinh Hỗ. Cùng tháng đó, bộ Đường Sắt hoàn thành văn phòng nghiên cứu tính khả thi của đường sắt cao tốc.
Tháng 4/1997, hoàn thành báo cáo nghiên cứu bổ sung cho báo cáo nghiên cứu tính khả thi của dự án đường sắt cao tốc Kinh Hỗ. Đồng thời trình thư kiến nghị phê chuẩn.
Tháng 10/1998 đến tháng 4/2000, ủy ban Kiến Thiết Quốc Gia ủy thác cho công ty Trung Tư tiến hành đánh giá báo cáo nghiên cứu tính khả thi dự án đường sắt cao tốc Kinh Hỗ. Bộ Đường Sắt dựa vào ý kiến đánh giá này mà hoàn thành bản thảo bổ sung đánh giá báo cáo nghiên cứu tính khả thi của dự án đường cao tốc Kinh Hỗ.
Tháng 1/2000, theo viện Quốc Vụ yêu cầu, bộ Đường Sắt phối hợp công ty Trung Tư hoàn thành và báo cáo lên ủy ban Quốc Gia về luận chứng so sánh giữa đường sắt cao tốc từ tính và đường sắt cao tốc bánh ray.
Năm 2001, Ủy ban Kiến Thiết Quốc Gia và bộ Tài Nguyên Đất Quốc Gia phối hợp công bố thông báo sử dụng đất xây dựng đường sắt cao tốc Kinh Hỗ, yêu cầu giải phóng mặt bằng men theo tuyến đường sắt.
Tháng 7 đến tháng 10 năm 2003, Hoàn thành dự kiến tạm thời xin ý kiến tư vấn quốc tế
Tháng 9/2003, Công ty Trung Tư mở cuộc họp thảo luận xây dựng đường sắt cao tốc Kinh Hỗ, đánh giá tính tất yếu của tuyến đường này và đánh giá nên chọn đường sắt điện từ hay đường sắt bánh ray.
Tháng 12/2003 đến tháng 7/2005, hoàn thành tư vấn quốc tế
Ngày 22/2/2006, Hội nghị thường vụ lần thứ 126 của viện Quốc Vụ phê chuẩn thành lập dự án đường sắt cao tốc Kinh Hỗ.
Tháng 5/2006 đến tháng 11/2006, công ty Trung Tư tiếp nhận ủy thác của ủy ban Cải Tổ Quốc Gia đã hoàn thành công tác đánh giá nghiên cứu tính khả thi
Ngày 29/8/2007, Hội nghị thường ủy viện Quốc Vụ cơ bản phê chuẩn báo cáo tính khả thi của dự ánh cao tốc Kinh Hỗ. Ngày 12/9 chính thức phê chuẩn.
Ngày 22/10/2007, Viện Quốc Vụ quyết định thành lập nhóm lãnh đạo xây dựng đường sắt cao tốc Kinh Hỗ.
Ngày 16/11/2007 đến ngày 1/12/2007, chuyên gia tổ chức của ủy ban cải tổ quốc gia hoàn thành công tác thẩm định tối ưu hóa thiết kế sợ bộ tuyến đường sắt cao tốc Kinh Hỗ.
Ngày 5/12/2007, bộ Đường Sắt phúc đáp thiết kế sơ bộ.
Ngày 10/12/2007, Nhóm lãnh đạo xây dựng đường sắt cao tốc Kinh Hỗ tổ chức hội nghị đầu tiên.
Ngày 26/12/2007, Bộ Tài Nguyên Quốc Gia trả lời dùng đất tiền kỳ.
Ngày 27/12/2007, thành lập công ty TNHH đường sắt cao tốc Kinh Hỗ.
Ngày 16/1/2008, hội nghị thường vụ viện Quốc Vụ đồng ý khởi công xây dựng.
Ngày 18/4/2008, dự án đường sắt Kinh Hỗ chính thức khởi công xây dựng. Công trình đã cần đến mười mấy vạn thợ xây dựng từ Bắc chí Nam, Số lượng nhân viên ở công trường lúc nào cũng vượt quá 13 vạn người. Máy móc đã dúng đấy 3 vạn bộ. Mỗi ngày dùng 1 vạn tấn sắt, 3.5 tấn xi măng, 11vạn mét khối bê tông. Ngày 15/11/2010 thông tuyến đường sắt cao tốc Kinh Hỗ, đồng thời bắt đầu điều chỉnh và thử nghiệm vận hành.
Bình Dương, 15/3/2022
Phiên dịch viên: Tây Nguyên Xanh
0 comments:
Post a Comment