NÔNG THÔN TÂY NGUYÊN - KỲ 35: CHỢ
Nó là cái chợ ở ngay km 19 của quốc lộ 26 (đường Nha Trang) tính từ tượng đài chiến thắng Buôn Ma Thuột nên được gọi chết danh là chợ 19. Có người gọi là chợ Ea Knuec vì thuộc xã Ea Knuec, huyện Krong Pak. Những tấm ảnh này được tôi chụp lúc năm giờ rưỡi sáng. Tôi không thích vào sâu trong chợ vì trong đó đa số là gian hàng của người Kinh. Còn ở ngoài rìa chợ, đa số là rau củ quả trong vườn của các a mí người Ê Đê (người Rhade trong tư liệu quốc tế). Tôi được thấy lại hình ảnh các a mí mặc váy đen dài, lưng đeo gùi đem nắm rau, xấp lá chuối, nải chuối chín ra chợ. Nước da ấy vẫn ngăm đỏ như thế, vẫn nhăn nheo như thế và khi các mí cười, những hàm răng trắng đều đẹp vẫn lộ ra đáng yêu như thế. Đó là hình ảnh đặc trưng của xứ này.
Chợ Tây Nguyên là nơi chứng kiến những đau đớn của sự phân biệt chủng tộc. Những người Kinh như tôi dám nhơn nhơn cái mặt ép giá hàng hoá của người bản địa. Điều này người Kinh không dám làm quá đáng như thế với cộng đồng cùng sắc tộc. Những người bản địa (Ê Đê là một trong số đó) vì kiếm tiền trang trải cuộc sống mà nhẫn nhịn chịu bị đánh hội đồng trên thương trường như thế. Người Kinh vẫn khinh người bản địa đen đúa, ít học… Người Kinh ở Tây Nguyên chỉ sợ người dân tộc thiểu số phía Bắc di cư vào Tây Nguyên vào thế kỷ 20 như Tày, Nùng, H’mông…thôi, còn với người bản địa (đến Tây Nguyên từ thế kỷ thứ 8) thì …thôi. Tôi cũng là người Kinh, nói thêm nữa đâm dở.
Bình Duowng, 18/06/2022
Tây Nguyên Xanh
https://acegif.com/wp-content/gifs/happy-monday-49.gif
ReplyDeleteỞ Cư Êbur chỗ tui thỉnh thoảng cũng có cũng bắt nạt người Ê Đê bản địa, tuy nhiên không phải vơ đũa cả nắm chứ thường những người lớn giọng đó là người ngoài Bắc mới di cư vào Tây Nguyên sau này. Còn những người Kinh đã từ lâu sinh sống trên vùng đất này tôi tin là không.
ReplyDelete