Mọi trao đổi xin liên hệ: bientaynguyen@gmail.com

Sunday, August 28, 2022

Ý NGHĨA TỰ NGUYÊN CỦA TÊN KHÔI, TÙNG, DŨNG, TRÚC VÀ HỌ NGUYỄN

August 28, 2022

Share it Please
Chủ Nhật tuần trước nhận được các yêu cầu tìm ý nghĩa tự nguyên của các chữ Khôi, Tùng, Dũng, Trúc. Như đã hứa, chủ nhật này Tây trả lời. Các bạn cần phiên dịch phim tài liệu Trung Quốc hay biên dịch sách chữ Hán thì gọi 0338 810 218. Sẽ có giọng ngọt ngào nghe máy he he. Tây chuyên cung cấp bài dịch các báo cáo nghiên cứu khoa học của các trường đại học Trung Quốc theo từ khoá yêu cầu và dịch phóng sự phát trên sóng đài truyền hình ở Trung Quốc.

1. Khôi 悝

    Trước tiên xin lỗi bạn tên Khôi 悝 vì Tây không tìm được hình ảnh chữ Giáp Cốt Văn của chữ Khôi. Không có một giải thích nào nguồn gốc hình thành chữ này cả. Tuy nhiên theo như các tra cứu mà Tây có được thì ngũ hành của chữ Khôi là Mộc. Chữ Khôi mà Trung Quốc thường đặt làm tên người này, được thấy sớm nhất là trong các ghi chép thời nhà Tần viết ở thể chữ Tiểu Triện. Trong Lục Thư, chữ này thuộc loại chữ hình thanh. Hàm ý cơ bản của Khôi là chế diễu (trào tiếu), khôi hài (lưu ý là khôi trong khôi hài là 诙 khác hoàn toàn với chữ Khôi dùng đặt tên), do vậy nghĩa của nó mang một chút ưu sầu.


2. Tùng松

Chữ Tùng松 có ngũ hành là Mộc. Tùng là tên gọi của cây thông trong tiếng Hán, là chữ hình thanh. Trong Kim Văn, bên trái chữ Tùng là Công 公, biểu thị âm của chữ. Bên phải là chữ Mộc木, biểu thị nghĩa của chữ. Trong Tiểu Triện Văn thì vị trí của hai chữ Công và Mộc hoán đổi cho nhau nhưng ý nghĩa không đổi. Chữ Tùng này nếu dùng như một tính từ thì nó chỉ tóc trên đầu rất rối. Nó cái nỗi oan gán ghép nghĩa như thế là do cuộc cải cách văn tự của Trung Quốc, họ giảm nét của chữ Tùng鬆 có nghĩa tóc rối này thành chữ Tùng松 vốn là tên cây thông. Cây thông là loại cây mang ý nghĩa trường thọ nên người ta thích đặt tên con cái là Tùng.

3. Dũng 勇

Chữ Dũng 勇 có ngũ hành là Thổ. Chữ Dũng 勇 là chữ hình thanh kiêm hội ý. Ý nghĩa cơ bản là dũng khí. Trong sách Thuyết Văn, nó lấy chữ lực 力 để biểu ý, lấy chữ Dũng甬 đặt lên trên để biểu thị kiểu phát âm. Tả Truyện viết: “Biết chết không bỏ cuộc, ấy là dũng勇”. Trong Kim Văn, phần trên chữ Dũng này lại là chữ Qua 戈 để biểu thị hình tượng con người sử dụng vũ khí, dũng mãnh. , phần dưới là chữ Dụng 用 để biểu thanh.


4. Trúc 竹

Ngũ hành của chữ là Mộc. Chữ này thì dễ rồi. Nguyên gốc của nó là hình ảnh hai cái lá tre.


5. Nguyễn 阮

Họ Nguyễn là họ lớn nhất Việt Nam và cũng là tên loại đàn nổi tiếng của tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Chữ Nguyễn 阮 có ngũ hành là Mộc. Đây là chữ hình thanh. Bộ Phụ (阝) biểu ý. Hình dáng nó giống một đường sườn núi, biểu thị quan ải ở miền núi. Chữ Nguyên 元 biểu thanh. Nguyên bản giải thích ban đầu của chữ này là nói nơi núi cao có nhiều quan ải. Nó là tên cũ của một nơi mà ngày nay thuộc tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc. Ở Trung Quốc, chữ này ngoài dùng làm tên dòng họ ra thì Nguyễn còn là tên một loại nhạc cụ có dây (huyền nhạc nhí 弦乐器,), hình dáng của nhạc cụ này giống cây đàn Nguyệt, chuôi dài và thẳng. Là đàn ba dây (huyền) hoặc bốn dây. Tương truyền rằng ở vương triều Tây Phổ có Nguyễn Hàm, là người thuộc Trần Lưu Uỷ Thị (nay thuộc tỉnh Hà Nam, Trung Quốc) nhưng thuộc họ Nguyễn. Ông gảy nhạc cụ này rất hay mà được gọi tên Nguyễn Hàm hay Đại Nguyễn.

***

Có câu hỏi về Trung Quốc, các bạn cứ đặt ra nhé. Tây sẽ trả lời vào thứ bảy và chủ nhật hàng tuần. Trừ vấn đề quốc phòng Trung Quốc ra thì chủ đề nào cũng được.



0 comments:

Post a Comment