Trong gia phả họ Nguyễn ở Việt Nam thường có cước chú: “Trần Lưu Quận”, có mối tương quan gì với nước láng giềng không? Tôi tra cứu tư liệu phía Trung Quốc thì có thông tin như sau: Trần Lưu Quận (陈留郡) hiện nay chính là thị trấn Trần Lưu (陈留镇), thành phố Khai Phong (开封市), tỉnh Hà Nam (河南省), Trung Quốc. Trần Lưu Quận vốn là Tế Xuyên Quận (济川郡). Năm 122 trước Công Nguyên, Hán Vũ Đế đã đổi tên Tế Châu Quận thành Trần Lưu Huyện (陈留县) cho nên mới có cái gọi là Trần Lưu Quận.
Về khởi nguyên của họ Nguyễn, các sử gia cùng quan điểm trong cuốn “Thông Chí – Thị Tộc Chí (通志·氏族志) của Trịnh Tiều (郑樵) thời nhà Tống. Người họ Nguyễn gọi quốc gia (国) của họ là Thị (氏). Họ là hậu thế của nước chư hầu sau khi triều đại nhà Thương diệt vong. Cho nên cụm từ Nguyễn Thị (阮氏) cũng có thể hiểu là nước Nguyễn, vương triều nhà Nguyễn. Điều này được viết trong gia phả họ Nguyễn (Nguyễn Thị Tính Phả 阮氏姓谱). Nơi sống sớm nhất của người họ Nguyễn là ở giữa khu vực núi Kỳ (岐) và sông Vị (tên ngọn núi và con sông ở tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc). Như vậy thời kỳ đầu, người họ Nguyễn sống ở lưu vực sông Kinh Hà, nơi giao nhau giữa tỉnh Thiểm Tây và Cam Túc. Tuy nhiên hiện nay chỉ có một nhánh họ Nguyễn ở trong huyện Kinh Xuyên của tỉnh Cam Túc. Về việc người họ Nguyễn được nhắc đến trong thư tịch cổ của Trung Quốc đa số đều là người An Nam (tức ở miền Bắc của Việt Nam ngày nay)
Năm Gia Tĩnh, triều đại nhà Minh, có người ở Ô Trình (乌程) nay là Ngô Hưng tỉnh Chiết Giang, tên Lăng Địch Trí (凌迪知) khi biên soạn Vạn Tính Thống Phả (万姓统谱) đã có những dòng ghi chép về nhân vật tên Nguyễn Ông Trọng (阮翁仲). Sách Minh Nhất Thống Chí (明一统志) miêu tả Nguyễn Ông Trọng như sau: Đây là người An Nam, sống ở thời đại nhà Tần, thân cao 2 trượng 3 thước, khí chất dũng mãnh khác người. Các sách Thiểm Tây – Lâm Dao Phủ - Danh Hoạn (陕西·临洮府·名宦) cuốn 6 của bộ sách Quảng Dư Ký (广舆记), sách Thần Đê Thần (神袛神) cuốn 149 của bộ sách Sơn Đường Tứ Khảo (山堂肆考), sách Nhân Kỷ (人纪) cuốn 5 của bộ sách Thuyết Lược (说略), sách Trưởng Nhân (长人) cuốn 21 của bộ Thiên Trung Ký (天中记), đều có viết về Nguyễn Ông Trọng. Điều khó hiểu ở đây là nếu một người thần thông quảng đại như Nguyễn Ông Trọng sống thời nhà Tần nổi danh như vậy mà đến tận thời nhà Minh mới có ghi chép? Nguyễn Ông Trọng được xem như vừa là người vừa là thần trong mắt người sống thời nhà Minh. Tịch quán (quê quán) của ông ấy là An Nam, tức là An Nam Phủ (安南府) (thuộc phía Bắc của Việt Nam bây giờ) của những năm hiệu Điệu Lộ (调露) của triều đại nhà Đường. Vì thế rất mâu thuẫn về mặt không gian và thời gian. Các sử gia Trung Quốc nghi ngờ Nguyễn Ông Trọng chỉ là một nhân vật được dựng nên trong truyền thuyết. Tuy nhiên chắc chắn người họ Nguyễn ở An Nam có ảnh hưởng nhất định đến Trung Quốc.
Trong các văn kiện thời kỳ Lưỡng Hán (两汉), có 5 người họ Nguyễn được nhắc đến đó là Nguyễn Thương (阮仓), Nguyễn Tư Khanh (阮胥卿), Nguyễn Kham (阮谌)、Nguyễn Đôn (阮墩)、Nguyễn Huống (阮况). Riêng Nguyễn Thương không rõ quê quán ở đâu, bốn người còn lại là người Đông Hán. Nguyễn Húc Khanh (阮旭卿) là bát thế tổ (八世祖) của người Tấn Trần Lưu Uỷ Thị. Nguyễn Kham tự là Sỹ Tín (士信) là cha của Nguyễn Vũ (阮武) người Tấn Trần Lưu. Nguyễn Đôn là cha của nhà văn học nổi tiếng Nguyễn Vũ( 阮瑀) ở Trần Lưu. Riêng Nguyễn Trạng thì không có sử liệu. Vậy nên chúng ta chỉ có thể dựa vào những ghi chép về ba người Nguyễn Húc Khanh, Nguyễn Khan và Nguyễn Đôn để nghiên cứu phân bố của người họ Nguyễn thời kỳ xa xưa. Cả ba người này này trực tiếp liên quan đến Trần Lưu Quận 陈留郡 thuộc Duyễn Châu (兖洲), do Hán Vũ Đế thiết lập cơ quan quản lý ở huyện Trần Lưu. Ngày nay nó là thị trấn Trần Lưu ở phía Đông Nam thành phố Khai Phong, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc.
Trích dịch từ bài tham luận Phân Bố Và Thiên Di Của họ Nguyễn Trần Lưu qua các giai đoạn lịch sử (历史时期陈留阮氏的迁移与分布) trong Trung Quốc Lịch Sử Địa Lý Luận Tùng (中国历史地理论丛) kỳ 2 xuất bản năm 2004. Toàn văn được đăng tải trên trang tin Sohu lúc 7 giờ 19 phút (múi giờ GMT+8), ngày 24/09/2017.
Về khởi nguyên của họ Nguyễn, các sử gia cùng quan điểm trong cuốn “Thông Chí – Thị Tộc Chí (通志·氏族志) của Trịnh Tiều (郑樵) thời nhà Tống. Người họ Nguyễn gọi quốc gia (国) của họ là Thị (氏). Họ là hậu thế của nước chư hầu sau khi triều đại nhà Thương diệt vong. Cho nên cụm từ Nguyễn Thị (阮氏) cũng có thể hiểu là nước Nguyễn, vương triều nhà Nguyễn. Điều này được viết trong gia phả họ Nguyễn (Nguyễn Thị Tính Phả 阮氏姓谱). Nơi sống sớm nhất của người họ Nguyễn là ở giữa khu vực núi Kỳ (岐) và sông Vị (tên ngọn núi và con sông ở tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc). Như vậy thời kỳ đầu, người họ Nguyễn sống ở lưu vực sông Kinh Hà, nơi giao nhau giữa tỉnh Thiểm Tây và Cam Túc. Tuy nhiên hiện nay chỉ có một nhánh họ Nguyễn ở trong huyện Kinh Xuyên của tỉnh Cam Túc. Về việc người họ Nguyễn được nhắc đến trong thư tịch cổ của Trung Quốc đa số đều là người An Nam (tức ở miền Bắc của Việt Nam ngày nay)
Năm Gia Tĩnh, triều đại nhà Minh, có người ở Ô Trình (乌程) nay là Ngô Hưng tỉnh Chiết Giang, tên Lăng Địch Trí (凌迪知) khi biên soạn Vạn Tính Thống Phả (万姓统谱) đã có những dòng ghi chép về nhân vật tên Nguyễn Ông Trọng (阮翁仲). Sách Minh Nhất Thống Chí (明一统志) miêu tả Nguyễn Ông Trọng như sau: Đây là người An Nam, sống ở thời đại nhà Tần, thân cao 2 trượng 3 thước, khí chất dũng mãnh khác người. Các sách Thiểm Tây – Lâm Dao Phủ - Danh Hoạn (陕西·临洮府·名宦) cuốn 6 của bộ sách Quảng Dư Ký (广舆记), sách Thần Đê Thần (神袛神) cuốn 149 của bộ sách Sơn Đường Tứ Khảo (山堂肆考), sách Nhân Kỷ (人纪) cuốn 5 của bộ sách Thuyết Lược (说略), sách Trưởng Nhân (长人) cuốn 21 của bộ Thiên Trung Ký (天中记), đều có viết về Nguyễn Ông Trọng. Điều khó hiểu ở đây là nếu một người thần thông quảng đại như Nguyễn Ông Trọng sống thời nhà Tần nổi danh như vậy mà đến tận thời nhà Minh mới có ghi chép? Nguyễn Ông Trọng được xem như vừa là người vừa là thần trong mắt người sống thời nhà Minh. Tịch quán (quê quán) của ông ấy là An Nam, tức là An Nam Phủ (安南府) (thuộc phía Bắc của Việt Nam bây giờ) của những năm hiệu Điệu Lộ (调露) của triều đại nhà Đường. Vì thế rất mâu thuẫn về mặt không gian và thời gian. Các sử gia Trung Quốc nghi ngờ Nguyễn Ông Trọng chỉ là một nhân vật được dựng nên trong truyền thuyết. Tuy nhiên chắc chắn người họ Nguyễn ở An Nam có ảnh hưởng nhất định đến Trung Quốc.
Trong các văn kiện thời kỳ Lưỡng Hán (两汉), có 5 người họ Nguyễn được nhắc đến đó là Nguyễn Thương (阮仓), Nguyễn Tư Khanh (阮胥卿), Nguyễn Kham (阮谌)、Nguyễn Đôn (阮墩)、Nguyễn Huống (阮况). Riêng Nguyễn Thương không rõ quê quán ở đâu, bốn người còn lại là người Đông Hán. Nguyễn Húc Khanh (阮旭卿) là bát thế tổ (八世祖) của người Tấn Trần Lưu Uỷ Thị. Nguyễn Kham tự là Sỹ Tín (士信) là cha của Nguyễn Vũ (阮武) người Tấn Trần Lưu. Nguyễn Đôn là cha của nhà văn học nổi tiếng Nguyễn Vũ( 阮瑀) ở Trần Lưu. Riêng Nguyễn Trạng thì không có sử liệu. Vậy nên chúng ta chỉ có thể dựa vào những ghi chép về ba người Nguyễn Húc Khanh, Nguyễn Khan và Nguyễn Đôn để nghiên cứu phân bố của người họ Nguyễn thời kỳ xa xưa. Cả ba người này này trực tiếp liên quan đến Trần Lưu Quận 陈留郡 thuộc Duyễn Châu (兖洲), do Hán Vũ Đế thiết lập cơ quan quản lý ở huyện Trần Lưu. Ngày nay nó là thị trấn Trần Lưu ở phía Đông Nam thành phố Khai Phong, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc.
***
Trích dịch từ bài tham luận Phân Bố Và Thiên Di Của họ Nguyễn Trần Lưu qua các giai đoạn lịch sử (历史时期陈留阮氏的迁移与分布) trong Trung Quốc Lịch Sử Địa Lý Luận Tùng (中国历史地理论丛) kỳ 2 xuất bản năm 2004. Toàn văn được đăng tải trên trang tin Sohu lúc 7 giờ 19 phút (múi giờ GMT+8), ngày 24/09/2017.
Bình Dương, 03/09/2022
Tây Nguyên Xanh
0 comments:
Post a Comment